Đặc điểm dân cư, dân tộc và tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh luang pranang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 53 - 55)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Đặc điểm dân cư, dân tộc và tôn giáo

Luang Prabang một thời là kinh đô của vương quốc Lanxang. Thành cổ 1.200 năm tuổi này đã từng trải qua thời kỳ thống trị của 63 đời vua từ Khoun Lo đến Sisavangvong. Từ những tài liệu cổ và sự nhận biết qua kết quả nghiên cứu về kiến trúc nhà sàn và di tích chùa tháp cổ có thể khẳng định Luang Prabang là nơi sinh sống của những người Lào từ rất sớm. Những tộc người này đã cùng sinh sống hòa hợp với nhau trong suốt nhiều thế kỷ qua. Đó là những tộc người Ai Lao, người Nam Á, H’Mông, Dao... Hiện nay tại Lào có 49 dân tộc. Nhưng trước đây, theo cách phân chia tộc người của các nhà dân tộc học, có thể thống kê các nhóm như sau:

Các tộc người được chia làm ba nhóm lớn: Lào Lum, Lào Theumg và Lào Soung. Trong đó Lào Lum là bộ tộc có vai trò chủ thể như người Kinh ở Việt Nam, thống lĩnh trong chính trị, kinh tế và có nền văn hóa phong phú, đa dạng và phát triển. Đặc điểm cửa ba nhóm người trên đất nước Lào là:

Lào Lum (người Lào Lum ở đồng bằng, chủ yếu là người Lào Thay, Phuôn) chiếm 68% trong số hơn 6 triệu dân trên đất nước Lào. Phần lớn họ làm nông nghiệp và ngư nghiệp (trồng lúa nước, chăn nuôi, săn bất thú rừng, đánh cá sông..) Số dân tộc Lào Lum sinh sống tại Luang Prabang vào khoảng 147.696% người.

Lào Theung (Người Lào Theung sống ở vùng trung du, chủ yếu là người thuộc nhóm Mon - Khame chiếm 22%. Họ chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy và rất giỏi trong nghề truyền thống làm mây, tre đan. Tộc người này chiếm phần đông ở Luang Prabang với khoảng 182.910 người.

Lào Soung (Người Lào Soung sinh sống ở miền núi cao, chủ yếu là người thuộc nhóm Hán-Tạng, H'Mông-Dao) chiếm 10%. Họ có chữ viết, ngôn ngữ và văn hóa riêng. Hiện có khoảng 69.658 người, Lào Soung sinh sống bằng việc làm nương rẫy, chăn nuôi, săn bắt thú rừng tại Luang Prabang. [24, tr 11].

Dân cư Luang Prabang sống trong 12 huyện dược chia thành 752 làng với số dân cư khoảng 426.484 người. Tỉnh Luang Prabang gồm có: TP. Luang Prabang và 11 huyện như: Chomphet, Pak-Ou, Nambak, Ngoi, Nan, Phoukhoun, Phonxai, Xieng Ngeun. Pakxeng, Viengkham và Phonthong. Trong đó TP. Luang Prabang có số dân đông nhất và phần lớn là dân tộc Lào Lum. Như vậy, với dân số bình quân 25 người/

km2, Luang Prabang là vùng đất rộng, cư dân khá thưa thớt lại gồm nhiều tộc người.

Sự phân bố dân cư với đặc điểm của từng vùng đã giúp cho người dân Luang Prabang sinh sống bằng những nghề nghiệp phù hợp. [21, tr 12].

Nghề nghiệp chính của người dân Luang Prabang là làm nghề nông. Đánh bắt cá cũng là một nghề gắn liền với những người sinh sống ở ven sông từ xa xưa. Người dân ở đây đánh bắt cá để làm thức ăn, buôn bán hoặc để trao đổi hàng hóa. Nghề dệt vải thổ cẩm ở Luang Prabang cũng rất nổi tiếng, nhất là người dân tộc ở làng văn hóa Pha Nôm. Họ sáng tạo hoa văn trên vải rất đẹp, hấp dẫn và mang tính độc đáo riêng

Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số tỉnh Luang Prabang năm 2015 TT Huyện, TP Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ (người/km2) 1 TP. Luang Prabang 818 86.556 106 2 Huyện Xieng-Ngeun 1.210 32.613 27 3 Huyện Nan 1.021 27.977 27 4 Huyện Pak-Ou 720 26.512 37 5 Huyện Nambak 1.524 68.535 45 6 Huyện Ngoi 2082 28.961 14 7 Huyện Pakxeng 1.314 22.226 17 8 Huyện Phonxai 2.001 32.917 17 9 Huyện Chomphet 1.241 30.425 25 10 Huyện Viengkham 2031 28.409 14 11 Huyện Phoukhoun 979 22.609 23 12 Huyện Phonthong 1934 18.744 10 Tổng số 16.875 426.484 25

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Luang Prabang 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh luang pranang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)