Phát triển du lịch theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh luang pranang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 75 - 85)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ

2.3.2.2. Điểm du lịch

Như đã đề cập ở trên, Luang Prabang là địa phương có mật độ cao di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là hệ thống Hoàng cung cũ vào loại nhất cả nước bên cạnh nhiều

giá trị cảnh quan, làng nghề. Cùng với vị trí địa lí, CSVCKT-CSHT, thời gian hoạt động,... độ hấp dẫn của hệ thống di tích, làng nghề, lễ hội này là những cơ sở quan trọng hình thành nên các điểm du lịch. Hiện nay Luang Prabang đã hình thành nhiều điểm tài nguyên có khả năng thu hút khách, cả tỉnh có 228 điểm tài nguyên du lịch được nhà nước xếp hạng như: có 108 điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, 86 điểm du lịch nhân văn và 34 điểm du lịch di tích, trong đó nhiều điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

a. Tổng hợp kết quả đánh giá điểm du lịch

Theo thang điểm đánh giá được xây dựng ở chương 1, kết quả 10 điểm du lịch Luang Prabang được đưa ra xem xét, đánh giá có 5 điểm du lịch rất thuận lợi, có ý nghĩa quốc gia, chiếm 50%, trong đó có 3 điểm du lịch đánh giá thuận lợi, chiếm 40%, có nghĩa vùng, quốc gia; có 1 điểm du lịch không thuận lợi, chỉ có ý nghĩa địa phương, chiếm 10%. Điểm du lịch có điểm số cao nhất là điểm du lịch rất thuận lợi với 37 điểm, tỷ lệ điểm so với điểm tối đa là 92,5%. Như vậy, Luang Prabang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, có nhiều điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế. Nếu đầu tư tốt, nhất là CSVCKT và CSHT thì du lịch Luang Prabang sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Bảng 2.8. Đánh giá điểm du lịch của tỉnh Luang Prabang (các điểm du lịch điển hình và khu vực phụ cận)

TT Điểm du lịch và sản phẩm du lịch Địa điểm hấp Độ

dẫn Sự đồng bộ giữa TNDL và CSHT- CSVCKT du lịch CSHT& CSVCKT du lịch Sức chứa Vị trí của điểm du lịch Điểm tổng hợp Xếp loại, ý nghĩa 1.

Núi Phou Si. Vị trí: nằm ở trung tâm TP. Luang Prabang. Là Thạp Núi Phou Si nổi tiếng bậc nhất cả nước. Đã được đầu tư tôn tạo, CSVC-CSHT tốt. Thời gian hoạt động quanh năm.

TP. Luang Prabang 9 12 8 4 4 37 Rất thuận lợi (Quốc gia, quốc tế) 2.

Hoàng cung cổ. Vị trí: nằm tại trung tâm TP. Luang Prabang. Là điểm có cảnh quan đẹp, điểm hành hương tâm linh nổi tiếng trong cả nước. Đã được đầu tư tôn tạo, CSVC-CSHT tốt. Thời gian hoạt động quanh năm.

TP. Luang Prabang 9 9 6 3 4 31 Rất thuận lợi (Quốc gia, quốc tế) 3.

Chùa Xiengthong. Vị trí: nằm tại trung tâm TP. Luang Prabang. Là ngôi chùa cổ nhất Lào, chùa có cảnh quan, kiến trúc đẹp. Đã được đầu tư tôn tạo, CSVC-CSHT tốt. Thời gian hoạt động quanh năm.

TP. Luang Prabang 9 9 6 2 4 30 Rất thuận lợi (Quốc gia, quốc tế) 4.

Chùa Vi Soun. Vị trí: nằm tại trung tâm TP. Luang Prabang. Chùa có cảnh quan, kiến trúc đẹp. Đã được đầu tư tôn tạo, CSVC-CSHT tốt. Thời gian hoạt động quanh năm.

TP. Luang

Prabang 9 9 6 2 4 30

Rất thuận lợi (Vùng, tỉnh) 5.

Chùa Mano. Vị trí: nằm tại trung tâm TP. Luang Prabang. Chùa có cảnh quan, kiến trúc đẹp. Đã được đầu tư tôn tạo, CSVC-CSHT khá tốt. Thời gian hoạt động quanh năm

TP. Luang

Prabang 6 6 4 2 4 22

Thuận lợi (Địa phương) 6.

Thác nước Se. Vị trí: Cách TP. Luang Prabang 15 km. Là điểm có cảnh quan đẹp. Đã được đầu tư tôn tạo, CSVC-CSHTđang được đầu tư. Thời gian hoạt động 6 tháng.

TP. Luang

Prabang 6 6 4 2 3 21

Thuận lợi (vùng, tỉnh) 7.

Thác Kuang Si. Vị trí: Cách TP. Luang Prabang 25 km. Là điểm nổi tiếng nhất cả nước, có cảnh quan đẹp, có vườn thú. Đã được đầu tư tôn tạo, CSVC-CSHT tương đối tốt. Thời gian hoạt động quanh năm.

TP. Luang Prabang 9 12 8 4 2 35 Rất thuận lợi (Quốc gia, quốc tế) 8.

Chùa Pak Ou. Vị trí: Cách TP. Luang Prabang 30 km. Là điểm có cảnh quan, kiến trúc đẹp. Đã được đầu tư tôn tạo, CSVC-CSHT tương đối tốt. Thời gian hoạt động quanh năm.

Huyện

Pak Ou 6 9 6 1 2 24

Thuận lợi (vùng, tỉnh) 9.

Hang động Pak Ou. Vị trí: Cách TP. Luang Prabang 30 km. Là điểm có cảnh quan, kiến trúc đẹp. Đã được đầu tư tôn tạo, CSVC- CSHT tương đối tốt. Thời gian hoạt động 9 tháng..

Huyện

Pak Ou 9 6 6 2 2 25

Thuận lợi (Vùng, tỉnh) 10.

Hang động Phatok. Vị trí: Cách TP. Luang Prabang 143 km. Là điểm có cảnh quan đẹp. CSVC-CSHT đang được đầu tư. Thời gian hoạt động 6 tháng.

Huyện

Ngoi 6 6 4 1 1 18

Không thuận lợi (Địa phương)

b. Một số điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế

Đây là những điểm du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lượng khách du lịch đến Luang Prabang trong thời gian qua. Hầu hết các điểm du lịch này đều có độ hấp dẫn cao, có vị trí thuận lợi (gần các trục giao thông chính) và đã được đầu tư nhất định về CSVCKT-CSHT. Đây cũng là các điểm du lịch mà theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020 đã được xác định là chủ đạo trong khai thác phát triển du lịch. Hiện tại, có điểm du lịch núi Phou Si, Hoàng cung cũ, Chùa Xiengthong, Chùa Vi Soun, Hang động Pak Ou, Thác Kuang Si, thác nước Se, núi Thao - núi Nang,...

* Điểm du lịch Phou Si(núi Chỏm Si/ Núi Phu Si)

Phou Si ngày xưa là trung tâm văn hoá nằm ở trung tâm TP. Luang Prabang. Khách du lịch đi thăm Luang Prabang đều muốn thấy tháp Phou Si, thậm chí trở thành câu nòi quen thuộc: “Ai đi Luang Prabang, nếu không đến Chỏm Phou Si coi như không thấy Luang Prabang ” .

Tháp Phou Si được xây dựng năm 1804, thời nhà vua Anoulout (năm 1792 - 1817), có chiều rộng 1055 m, cao 21 m. Có đường lên nhiều lối khác nhau, nlưmg con đường dùng thường xuyên là ở phía Đông, bắt đầu lên từ bờ sông Khan đi qua chùa Thặm Phou Si và có đường lên ở phía Tây bên đối diện hoàng cung vua cũ, có bậc thang lên tới 318 bậc.

Nếu nhìn từ chùa Tham, núi Phou Si là rất lớn, nhìn từ chùa Phou Si chỉ đơn giản. Từ đây, ta có thể được nhìn gần như 360º của Luang Prabang. Về phía bắc, ta có thể nhìn thấy sông Mekong. Với cái nhìn toàn cảnh có thể thấy Suvana Phoumaham và Ho Kham, Bảo tàng Cung điện Hoàng gia. [13, tr 80].

* Ho Pha La Xa Vang Kao (Hoàng cung cũ)

Hiện nay, người ta gọi hoàng cung cũ là viện bảo tàng Palace. Viện bảo tàng này được xây vào những năm 1904 - 1909. Trong thời vua Sisavangvong. Hoàng cung cũ này nằm ở ven bờ sông Mê Kông. Đường vào là nơi để các di sản văn hoá văn nghệ và di sản về tôn giáo Đạo Phật, Ở bên phải có tượng Phật Prabang là nơi cúng báy của ông vua, tiếp nữa là phòng khách của nhà vua Sisavangvong. Trên tường có vẽ bằng sơn màu rất đẹp tuợng trưng cho cuộc sống hàng ngày của nhân dân

Lào theo phong tục tập quán. Phía bên trái đường vào phòng lớn là phòng tranh tượng trưng cho sinh hoạt của ông vua và đồ đạc - tài liệu của đại sứ quán các nước mang tặng. Đằng sau là phòng để đặt bộ kiếm bằng bạc và những tượng Phật khác. Ngoài ra còn có yên đặc biệt để ngồi trên lưng voi của vua từ bao nhiêu thế hệ. Một phòng nữa

nổi bật nhất hiện nay là kho tàng chứa đựng nhạc cụ Lào và mặt nạ của Phạ Lắc - Phạ

Lam và các đựng cụ khác để diễn kịch, cải lương, sân khấu, Ramagia ana và phôm Nàng Kẹo (tóc cô Ngọc Bích). [19, tr 57 - 58].

* Vat Xieng Thong (Chùa Xiêng Thoong)

Theo truyền thuyết chùa Xieng Thong được xây dựng từ buổi đầu Phật giáo đến vùng đất này. Ngôi chùa cổ xưa kia đã bị đổ nát từ lâu. Khoảng giữa thế kỉ XVI nó đã được xây dựng lại vào thời vua Saysethathilath. Thời kỳ này thủ đô đã dời về Vientiane nên hầu hết mỗi khi sửa chữa chùa đều do các tốp thợ từ Vientiane đến xây dựng nên kiến trúc chùa chiền được trùng tu đều giống các ngôi chùa ở Vientiane như chùa Sisaket, chùa In Peng...Nhưng riêng chùa Xieng Thong được xây với cấu trúc khác hẳn, theo kiểu kiến trúc của người Lự (dân tộc sinh sống ở khu vực Sipsongpana - Trung Quốc).

Chùa Xieng Thong là ngôi chùa duy nhất trong hệ thống chùa tháp ở Luang Prabang được Bộ Thông tin - Văn hoá Lào đưa vào hồ sơ trình UNESCO xét công nhận Luang Prabang là di sản văn hoá thế giới. Chùa đã đáp ứng những điều kiện xét duyệt của UNESCO về vị trí địa lý chùa, nằm ở khu vực thiên nhiên sinh thái hài hòa, có sông núi; kiến trúc của chùa đã thể hiện được tài năng của những nghệ nhân từ xa xưa mặc dù thời đó kĩ thuật chưa phát triển; cách trang trí hoa văn và những vật liệu làm nên nó cũng được công nhận bởi những giá trị to lớn. Chính những điều đó đã giúp cho Xiêng Thoong được ghi nhận vào danh sách hệ thống chùa tháp của di sản văn hoá thế giới và được coi như một trong những biểu tượng của cố đô Luang Prabang. [19, tr 41-43].

* Vat Vi Soun(Chùa Vi Xun)

Chùa Vi Soun được xây dựng năm 1513 là ngôi chùa có tuổi đời cổ nhất ở Luang Prabang. Chùa từng được trùng tu và xây dựng lại trong khoảng những năm 1896-1898 và nằm trên con đường mang chính tên ngôi chùa. Chùa có một khuôn

viên rộng lớn, xanh cỏ, hai mặt giáp phố chính và nằm hơi cao hơn so với mặt đường. Chùa chính được xây bằng gạch và những ô cửa sổ bằng gỗ gần như giữ được những nét kiến trúc nguyên bản. Kiến trúc ngôi chùa đơn giản và không quá cầu kỳ (ngoại trừ mái có nhiều chi tiết trang trí) đã tạo một vẻ đẹp giản dị và bình thản. Điều đặc

biệt trong kiến trúc của chùa Vi Soun là ngôi sim không có tường bao và lực đổ vào

các chân cột được phân bố đều cả bốn phía của ngôi nhà. Ngôi sim này cũng có ba lớp mái nhưng mái của chùa Vi Soun không dốc như các ngôi chùa khác. Ngay cửa

vào sim có một khoảng rộng được lớp ngói gắn liền với si nạ. Đây là lối kiến trúc

không có nhiều ở chùa Lào. [19, tr 45].

* Vat Mano hoặc Manolom (Chùa Ma Nô)

Mano là một ngôi chùa lâu đời ở Luang Prabang, được xây dựng vào giữa thế kỷ XIV, thời vua Fa Ngum. Đến thời vua Samsenthay (con trai vua Fa Ngum), lần đầu tiên chùa được xây dựng lại, đồng thời nhà vua đã ra lệnh đúc một pho tượng đồng rất lớn để đặt trong chùa. Chùa Mano là ngôi chùa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong cách nghệ thuật Xieng Sen (một vùng phía bắc của vương quốc Thái Lan, có quan hệ mật thiết với vương quốc Lanxang từ thời vua Fa Ngum). [19, tr 43].

* Vat Pak Ou (Chùa Pac U)

Chùa Pak Ou nằm bên bờ sông Mê Kông, cửa chùa được đặt về hướng bắc, ngược dòng chảy của sông Mê Kông nhưng lại nhìn về sông Ou, nơi giao giữa hai dòng sông. Trước khi Phật giáo du nhập thì tại vị trí của chùa Pak Ou ngày nay là một ngôi miếu thờ phi (ma). Theo những nhà sư trụ trì chùa thì ngôi chùa này được xây dựng cùng thời với chùa Xieng Thong vào thời kỳ hưng thịnh của vương quốc Lào Lanxang. Tuy có tuổi đời lâu như vậy nhưng hiện nay ngôi chùa khá đẹp và mới sau hai lần được trùng tu (lần trùng tu gần nhất vào năm 1991).

Tuy không phải là một ngôi chùa lớn nhưng kiến trúc chùa Pak Ou là điển hình của kiến trúc truyền thống Luang Prabang, đồng thời chính vẻ khiêm tốn, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng của vùng cửa sông, nơi sông Ou đổ vào sông Mê Kông đã tạo cho ngôi chùa một sắc thái riêng biệt. [19, tr 44].

* Tham Tinh (Hang động Tinh /Hang động Pac U)

Hang động Tinh có vai trò và vị trí quan trọng trong tâm linh của người Lào. Cách Luang Prabang 30 km phía thượng lưu sông Mê Kông, tức phía Tây Bắc của

thành phố Luang Prabang, động này nằm ngay sát bờ sông Mê Kông và cửa hang cao

hơn mặt nước khoảng 10 m, có tổng diện tích khoảng 1.000 m2 và hơn 200 pho tượng

Phật lớn nhỏ, động Pak Ou là nơi hàng năm mọi người khắp đất nước Lào tụ tập về đây hành hương. Ngày nay nó đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Hai động lớn đồng thời là linh địa của tín hữu Phật giáo Lào tại Luang Prabang là Thăm Prakalay (tên một đồ đệ của đức Phật hay còn gọi là động Phun) và hang động Lư Si (động Ẩn sĩ hay động Tinh). [29, tr 15].

* Tat Kuang Si (Thác Quang Xi)

Khu thác Kuang Si là quần thể nhiều thác lớn nhỏ tập trung tại núi Kuang Si, cách trung tâm TP. Luang Prabang 25 km về phía nam.

Thác nằm sâu trong khung rừng nguyên sinh và được bao bọc bởi núi rừng rậm rạp, trong khu rừng rộng lớn này có rất nhiều thác nước lớn nhỏ ở xung quanh khu vực Kuang Si dọc theo dòng suối tại các khu núi từ cao xuống thấp. Với vẻ đẹp của thác và cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, thác Kuang Si được xếp là một trong những điểm tham quan du lịch thiên nhiên hấp dẫn du khách nhất ở Luang Prabang. Khi đưa vào khai thác du lịch, thác Kuang Si được xây dựng thành khu công viên rất rộng lớn. Người ta đã xây dựng những con đường nhựa xuyên suốt các ngọn thác này để cho du khách có thể lên trên đỉnh núi ngắm nhìn toàn cảnh khu rừng này. Cảnh nơi đây rất đẹp, người ta ví cảnh thác Kuang Si giống như Cửu Trại Câu của Trung Quốc. Phía dưới khu vực thác có nhiều bãi tắm dành cho du khách và công viên cây xanh, công viên thú để mọi người có thể tìm hiểu về đa dạng sinh học của khu rừng thiên nhiên trên đất triệu voi. [25, tr 9].

* Tat Se (thác Sẹ)

Thác Se nằm ở phía Đông của trung tâm tỉnh Luang Prabang, cách trung tâm 15 km. Từ trung tâm đến Thác chúng ta sẽ thấy hình ảnh cuộc sống cần cù lao động của nhân dân Lào chủ yếu là dân Lào Lum, Kha Mou... Trước khi đến Thác Se, có thể đi bằng thuyền để ngắm tự nhiên theo dòng sông Khan khoảng 10 phút mới đến nơi. Thác Se là một điểm du lịch tuyệt đẹp, có dòng nước trong xanh chảy xuống vực đá thanh ba bậc rộng lớn rất thơ mộng.

Ngoài các điểm du lịch đã kể trên còn có nhiều nơi rất thú vị và có người quan tâm tới. Có thể coi trung tâm du lịch Luang Prabang là một trong các trung tâm du

lịch nổi bật nhất của nước CHDCND Lào hiện nay và có thể có nhiều loại hình du lịch khác nhau. Nếu Khách du lịch muốn sang tỉnh khác ở khu vực lân cận không có gì trở ngại, cơ quan du lịch tỉnh Luang Prabang sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi. Vì Luang Prabang là trung tâm tạo vùng du lịch, có thể đi bằng con đường khác nhau,

tuỳ theo yêu cầu của quý khách. [13, tr 83-84].

2.3.2.3. Cụm du lịch

Tỉnh Luang Prabang là tỉnh giàu sắc nhân văn, có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị tiêu biểu. Luang Prabang còn là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hoá giữa thủ đô Vientiane với 8 tỉnh Bắc Lào. Về phương diện du lịch, Luang Prabang chịu sự tác động và có ảnh hưởng tới hoạt động du lịch của nhiều tỉnh trong vùng du lịch miền Bắc. Trong đó Luang Prabang vừa là điểm du lịch thu hút khách du lịch của các vùng trên, đồng thời là thị trường đưa khách du lịch đến các khu di tích các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và vị trí của điểm du lịch cũng như kết cấu hạ tầng ở từng khu du lịch của tỉnh Luang Prabang được xác định thành 1 cụm du lịch nhưng còn phân chia các khu du lịch nhỏ như sau:

- Cụm du lịch TP. Luang Prabang: khu này đã được quy hoạch chi tiết bao gồm các khu vực: Lâu đài của vua, núi Phou Si, khu vực thác Kuang Si, chùa Xieng Thong, chùa Vi Soun, chùa Mano, chùa Mai, thác Se, các làng nghề,...

- Cụm du lịch huyện Chomphet: núi Thảo núi Nang dài dọc theo ven bờ sông Mê Kông (núi Thao - núi Nang), gồm có 6 khu vực lịch sử và văn hóa và 1 khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh luang pranang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)