6. Cấu trúc của luận văn
1.1.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá điểm du lịch vận dụng cho tỉnh LuangPrabang
1.1.3.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá điểm du lịch
Do du lịch chủ yếu phát triển trong nội vùng tỉnh Luang Prabang, nên chúng tôi tiếp cận đánh giá vị trí điểm du lịch, cụm du lịch bắt đầu từ cụm tuyến trung tâm du lịch (thường là các thị trấn huyện lị). Trên cơ sở kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu đã có và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu, đề tài lựa chọn và xác định các tiêu chí sau cho các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Prabang: (i) tính hấp dẫn khách du lịch, (ii) cơ sỏ hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSHT&CSVCKT) phục vụ du lịch, (iii) khả năng kết hợp tài nguyên du lịch (TNDL) với CSHT&CSVCKT, (iv) sức chứa điểm du lịch, (v) vị trí điểm du lịch.
a. Tính hấp dẫn khách du lịch
Tính hấp dẫn khách du lịch là tiêu chí hàng đầu để tạo nên điểm du lịch. Tiêu chí này được xác định là tổng hợp tài nguyên du lịch, đó là vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khỏe, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng tự nhiên và di tích lịch sử - văn hóa, quy mô không gian của điểm du lịch. Tiêu chí này được chia thành 4 cấp: rất hấp dẫn, khá hấp dẫn, hấp dẫn trung bình và kém hấp dẫn.
- Rất hấp dẫn: Có ít nhất 5 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng độc đáo, di tích lịch sử - văn hóa (LS-VH) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (được công nhận là di sản văn hóa thế giới hoặc được công nhận cấp di tích quốc gia đặc biệt), có thể đáp ứng trên 5 loại hình du lịch.
- Khá hấp dẫn: Có từ 3 - 5 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng độc đáo; có di tích LS-VH có ý nghĩa quốc gia (được công nhận di tích cấp quốc gia), có thể đáp ứng 3 - 5 loại hình du lịch.
- Trung bình: Có từ 1 - 2 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng độc đáo; có di tích LS-VH có ý nghĩa cấp tỉnh (được công nhận di tích cấp tỉnh), đáp ứng trên 1 - 2 loại hình du lịch.
- Kém: Có từ 1 - 2 cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoặc hiện tượng, di tích LS-VH có ý nghĩa địa phương (được công nhận di tích cấp huyện), đáp ứng trên 1 loại hình du lịch.
b. Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Tiêu chí này có ý nghĩa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác điểm du lịch. Thiếu yếu tố này thì dù TNDL có hấp dẫn đến đâu thì cũng chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng. Không có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSHT&CSVCKT) thì không có hoạt động du lịch diễn ra tại điểm du lịch. Trong kết cấu hạ tầng phát triển du lịch, yếu tố quan trọng hàng đầu là mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải, cung cấp điện, nước sạch,... Tiếp đến là hệ thống khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, nơi vui chơi, giải trí… phải đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Các tiêu chí này được phân thành 4 cấp độ: tốt, khá tốt, trung bình và kém.
- Tốt: CSHT&CSVCKT đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế. Có thể đáp ứng > 500 người/ngày. Có thể đi lại tất cả các tháng trong năm (khách sạn từ 2 sao trở lên, phương tiện thông tin liên lạc quốc tế).
- Khá tốt: CSHT&CSVCKT đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc gia. Có thể đáp ứng 300 đến dưới 500 người/ngày. Có thể đi lại 8 tháng trong năm (khách sạn từ 1 sao trở nên, phương tiện thông tin liên lạc quốc tế).
- Trung bình: Có một số CSHT&CSVCKT nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ tiện nghi. Có thể đáp ứng 100 đến dưới 300 người/ngày. Có thể đi lại 6 tháng trong năm, có khách sạn đạt yêu cầu.
- Kém: Còn thiếu nhiều về CSHT&CSVCKT. Nếu đã có thì chất lượng kém hoặc mang tính chất tạm thời thiếu hẳn phương tiện thông tin liên lạc. Chỉ có nhà nghỉ đạt yêu cầu, chưa có khách sạn, đáp ứng số lượng khách dưới 100 người/ngày.
c. Khả năng kết hợp giữa tài nguyên du lịch với cơ sở vật chật kĩ thuật du lịch
Hoạt động du lịch tại điểm chỉ được tiến hành khi có sự kết hợp của các yếu tố sau: TNDL hấp dẫn, cơ sở đảm bảo nhu cầu của khách du lịch đầy đủ và hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) thuận lợi. TNDL và hệ thống CSHT&CSVCKT có mối quan hệ
khăng khít với nhau, hỗ trợ nhau thúc đẩy phát triển. Tiêu chí này được phân thành 4 cấp độ: kết hợp tốt, kết hợp khá tốt, kết hợp trung bình, kết hợp kém.
- Kết hợp tốt: điểm du lịch có TNDL hấp dẫn, có mạng lưới GTVT thuận lợi, cung cấp điện, nước đầy đủ, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng cho trên 500 người/ngày.
- Kết hợp khá tốt: điểm du lịch có TNDL khá hấp dẫn, có mạng lưới GTVT thuận lợi, cung cấp điện, nước đầy đủ, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng từ 300 đến 500 người/ngày.
- Kết hợp trung bình: điểm du lịch có TNDL tương đối hấp dẫn, có mạng lưới GTVT khá thuận lợi, cung cấp điện, nước đầy đủ, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng từ 100 đến 300 người/ngày.
- Kết hợp kém: điểm du lịch có TNDL, thiếu CSHT, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng dưới 100 người/ngày hoặc giao thông không thuận lợi, chỉ hoạt động được 4 tháng/năm.
d. Sức chứa khách du lịch
Sức chứa khách du lịch được tính bằng tổng sức chứa lượng khách tại một điểm du lịch trong một ngày. Đây là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh du lịch đồng thời phản ánh quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch. Chỉ tiêu này được xác định bằng các tiêu chí qua khảo sát thực tế. Địa bàn nghiên cứu là một tỉnh miền núi, phạm vi lãnh thổ có địa hình phức tạp, hoạt động du lịch chưa nhiều nên chỉ tiêu về sức chứa được xác định như sau:
- Lớn: Điểm du lịch có số lượng khách > 500 người/ngày.
- Khá lớn: Điểm du lịch có số lượng khách 300 - 500 người/ngày. - Trung bình: Điểm du lịch có số lượng khách 100 - 300 người/ngày. - Kém: Điểm du lịch có số lượng khách < 100 người/ngày.
e. Vị trí của điểm du lịch
Khoảng cách từ điểm du lịch đến các trung tâm du lịch ảnh hưởng đến khả năng hoạt động du lịch. Theo cách tiếp cận của chúng tôi, trung tâm ở đây được hiểu là các thị trấn huyện lị, từ đó hướng tỏa đi các điểm du lịch trên địa bàn. Việc ở gần hay xa các trung tâm du lịch tác động đến việc lựa chọn điểm du lịch của du khách.
- Rất thuận lợi: Khoảng cách từ điểm du lịch đến trung tâm du lịch <10 km, khoảng cách từ điểm du lịch đến đường quốc lộ (hoặc tỉnh lộ) <5km.
- Khá thuận lợi: Khoảng cách từ điểm du lịch đến trung tâm du lịch từ 11 - 20 km, khoảng cách từ điểm du lịch đến đường quốc lộ (tỉnh lộ) từ 5 - 10 km.
- Thuận lợi: Khoảng cách từ điểm du lịch đến trung tâm du lịch từ 21 - 30 km, khoảng cách từ điểm du lịch đến đường quốc lộ (tỉnh lộ) từ 10 - 15 km.
- Không thuận lợi: Khoảng cách từ điểm du lịch đến trung tâm du lịch > 30 km, khoảng cách từ điểm du lịch đến đường quốc lộ > 15 km.
1.1.3.2. Lựa chọn hệ số và đánh giá điểm tổng hợp cho các tiêu chí
Trên thực tế, các tiêu chí lựa chọn có mức độ quan trọng khác nhau đối với việc đánh giá tổng hợp điểm. Vì thế, để đảm bảo cho kết quả đánh giá được chính xác và khách quan cần xác định thêm hệ số cho các yếu tố quan trọng hơn. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, mỗi một chỉ tiêu nêu trên được đánh giá theo 4 bậc điểm: 4, 3, 2 và 1, tương ứng với mức độ đánh giá từ cao đến thấp (tốt, khá, trung bình và kém).
Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát thực tế và kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước, hai tiêu chí xác định hệ số 3 là độ hấp dẫn của TNDL, sự đồng bộ về TNDL&CSVCKT.
Hệ số 2 xác định cho tiêu chí CSHT&CSVCKT (bao gồm hệ thống đường, điện, cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí). Nếu những điều kiện trên đây thuận lợi thì hiệu quả kinh doanh du lịch cao hơn.
Hệ số 1 xác định cho hai tiêu chí: Sức chứa khách du lịch, vị trí của điểm du lịch. Lí do: Sức chứa khách du lịch phản ánh được khả năng khai thác của điểm du lịch đó. Nhưng nếu có TNDL hấp dẫn, có sự đồng bộ về CSVCKT thì số lượng khách du lịch sẽ đông, vì vậy tiêu chí này chỉ được xác định hệ số 1.
Vị trí của điểm du lịch cũng là một cơ sở để đánh giá mức độ thuận lợi. Nếu điểm du lịch gần đường giao thông, gần khu đô thị thì sẽ tiện lợi, thu hút khách đông. Tuy nhiên, nếu điểm du lịch ở xa đường giao thông, xa đô thị, nhưng có TNDL hấp dẫn, có các điều kiện về CSHT tốt thì vẫn hấp dẫn khách du lịch, vì vậy tiêu chí này chỉ được xác định hệ số 1.
Kết quả thang điểm đánh giá được thể hiện ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch Các chỉ số Hệ số Bậc 4 3 2 1 Sự kết hợp giữa TNDL&CSVCKT 3 12 9 6 3 Độ hấp dẫn của TNDL 3 12 9 6 3 Kết cấu hạ tầng và CSVCKT 2 8 6 4 2 Sức chứa khách du lịch 1 4 3 2 1 Vị trí của điểm du lịch 1 4 3 2 1 Tổng số 40 30 20 10
Nguồn: Tác giả tham khảo và đề xuất.
Dựa trên bảng tổng hợp này, có 4 thang bậc điểm, căn cứ theo thang bậc điểm này có thể chia thành 3 thang bậc là từ 30 - 40 điểm, từ 20 - 29 điểm và từ 10 - 19 điểm. Mỗi bậc điểm có ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa của các điểm du lịch được xác định trong bảng 1.2
Bảng 1.2. Bảng điểm đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch
STT Mức độ đánh giá Điểm số
1 Rất thuận lợi (tương ứng điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế) 30 - 40
2 Thuận lợi (tương ứng điểm du lịch có ý nghĩa vùng) 20 - 29
3 Không thuận lợi ( tương ứng điểm du lịch có ý nghĩa địa phương) 10 - 19
Nguồn: Tác giả tham khảo và đề xuất. 1.1.3.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cụm du lịch
Trong tổ chức lãnh thổ du lịch địa phương cấp tỉnh thì cụm du lịch là một tổ chức trong không gian, có vai trò quan trọng trong việc định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch. Trong một số nghiên cứu của các tác giả đã lựa chọn một số tiêu chí như: hiệu quả khai thác, tính hấp dẫn, CSHT&CSVCKT. Tuy nhiên, đối với tỉnh Luang Prabang thì các điểm du lịch tập trung ở Tp. Luang Prabang và các huyện lân cận với bán kính 30 km, do vậy, tỉnh Luang Prabang hiện chỉ có duy nhất một cụm du lịch, các cụm du lịch khác ở dạng tiềm năng.