6. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Giải pháp đầu tư mạng lưới đường giao thông và hạ tầng du lịch
Luang Prabang có quốc lộ 13 chính từ Bắc đến Nam của Lào đi qua, là con đường giao thông nối liền Luang Prabang với các tỉnh và nước láng giềng, có sân bay quốc tế được đầu tư nâng cấp đáp ứng được cho máy bay Jet BOEING 737 có thể cất cánh và hạ cánh, và trong tương lai gần sân bay cũng sẽ được nâng cấp lên theo tiêu chuẩn tốt hơn để đáp ứng được nhu cầu cất cánh, hạ cánh và vận chuyển hành khách được nhiều hơn.
Sông Mê Kông và các con sông khác là mạng lưới giao thông đường thủy quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi để du khách đến với Luang Prabang, đồng thời hướng các dịch vụ du lịch dọc theo dòng sông.
Xây dựng các con đường dẫn tới 12 huyện trong tỉnh, có thể tạo thuận lợi, đảm bảo cho việc đi lại trong cả hai mùa với sự tăng cường thêm các loại phương tiện vận chuyển.
Luang Prabang có kế hoạch hoàn thiện kết cấu hạ tầng như:
Thứ nhất, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho du lịch Luang Prabang. Những năm qua du lịch Luang Prabang phát triển khá mạnh nên bước đầu tạo được sự chú ý và thu hút của khách du lịch cũng như các nhà đầu tư. Với mục tiêu phát triển du lịch rộng khắp trên mọi địa bàn của tỉnh, trong đó tập trung phát huy những lợi thế ở nơi có điều kiện để phát triển trước với tốc độ nhanh nhằm tạo động lực thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển của những vùng khác phù hợp với tiềm lực và điều kiện của mỗi địa phương. Do đó tỉnh Luang Prabang cần có kế hoạch và phân kỳ đầu tư xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các loại hình du lịch đã được
quy hoạch phát triển, cố chính sách kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông cung cấp điện, nước sạch, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, đảm bảo thông tin liên lạc, đối với những khu vực, những loại hình du lịch cần phát triển trước, ưu tiên làm trước. Nghiên cứu bến xe, bến thuyền, để phục vụ đưa đón du khách, quy hoạch xây dựng thuyền, xe trở khách du lịch, tạo điều kiện phát triển ngành du lịch hiệu quả.
Từng bước nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, tăng cường bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra bước phát triển vững chắc, tạo thế cạnh tranh cho du lịch Luang Prabang, góp phần đưa Luang Prabang trở thành một địa phương có du lịch phát triển trong vùng và cả nước. Các doanh nghiệp Nhà Nước trên địa bàn như: điện lực, bưu chính viễn thông, nước sạch và các chủ đầu tư; các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác như: giao thông, cấp thoát nước... sớm hoàn thiện tất các thủ tục và sớm tiến hành đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng ở các khu quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho các dự án đầu tư đường, điện, thông tin liên lạc, nước sạch sinh hoạt cho các khu quy hoạch du lịch theo kế hoạch chung.
Thứ hai, nâng cấp các điểm du lịch, tôn tạo tài nguyên du lịch. Đây là vấn đề cốt lõi trong phát triển du lịch. Do vậy, cần đầu tư mạnh, nhanh để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch theo quy hoạch. Thời gian qua tỉnh Luang Prabang đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị nhất là nâng cấp đường giao thông, phát triển mạng lưới điện và thông tin liên lạc đến các khu du lịch như: nâng cấp đường đi các khu du lịch Thác Se, Tạt Kuang Si, Kẹng Nun, sửa chữa đường phố nội thành Luang Prabang, cải tạo điện lưới trung và hạ thế, mở rộng mạng lưới các bưu cục để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt và kịp thời... Đây là điều kiện tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng và là yếu tố quan trọng góp phần thu hút khách du lịch.
Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện, nước sạch đảm bảo thông tin liên lạc trong khu vực vui chơi giải trí, khu du lịch Thác Se, hang đọng Ting, huyện Ngoi cũ và các dịch vụ công cộng khác như: Bãi đậu xe, quầy hàng lưu niệm, chợ đêm... trong các khu du lịch đã được quy hoạch. Sắp xếp quy hoạch các bến bãi, thuyền đò ổn định lâu dài, các khu vực chế biến thủy sản của nhân dân không làm ảnh hưởng đến du lịch.
Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho các khu du lịch theo quy hoạch, hoàn thiện hệ thống điện lưới trung thế phục vụ nhu cầu phát triển các khu du lịch. Phấn đấu hoàn thành việc đầu tư hệ thống chiếu sáng cho các khu du lịch Thác Kuang Si và khu vực vui chơi giải trí nội thành.
Thứ ba, nâng cấp các khu du lịch, điểm du lịch hiện có để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với du lịch Luang Prabang, từ nay đến năm 2020 các sở ngành cần tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để quy hoạch chi tiết và khẩn trương lập, triển khai các dự án về hạ tầng kỹ thuật xã hội như giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, trồng cây xanh, phát triển rừng... đồng thời tranh thủ các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế, gọi vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng. Chỉnh trang, đầu tư tồn tạo nâng cấp các cơ sở du lịch, cơ sở lưu trú hiện có, gắn với chỉnh trang thành phố Luang Prabang và các vùng phụ cận, các du lịch, tạo cảnh quan, môi trường sinh thái hấp dẫn thu hút du khách. Trước mắt cần tập trung nâng cấp về mặt văn hoá và bảo đảm trật tự, vệ sinh, an ninh an toàn cho du khách.
Đầu tư nâng cấp các di tích văn hoá lịch sử, phong tục tập quán đã được nhà nước xếp hạng để trở thành các điểm tham quan du lịch. Trong đó trước mắt tập trung vào việc đầu tư hệ thống giao thông nội bộ, nâng cấp về mặt văn hoá và bảo vệ trật tự, vê sinh, an ninh, an toàn cho du khách vào các điểm du lịch tham quan này.
Sắp xếp lại các bãi đậu xe, bến thuyền, đò, khu bán hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung (kể cả vệ sinh công cộng) xây dựng một số chỉ dẫn tại các khu du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. [12, tr 88].