Định hướng phát triển du lịch LuangPrabang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh luang pranang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 92 - 96)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch LuangPrabang

3.1.2.1. Định hướng sản phẩm du lịch

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch: sản phẩm của du lịch là tổng hợp những gì đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và các tiện nghi cung cấp cho khách du lịch. Sản phẩm du lịch có thể là các hàng hoá được trao đổi bình thường trên thị trường chung của xã hội như thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, tặng phẩm... nhưng cũng có thể là hàng hoá đặc biệt ở dạng trừu tượng, nên hàng hoá có thể rất cao cấp, nhưng cũng có thể rất bình dân. Do nhu cầu sở thích của cá nhân hay tập thể sản phẩm du lịch là một hàng hoá đa dạng. Sản phẩm du lịch đặc trưng có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đa dạng hoá sản phẩm du lịch tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho từng khu du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cần tập trung vào các nội dung sau đây:

Khắc phục những hạn chế về tài nguyên du lịch để mở rộng quy mô và nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch chủ yếu hiện có của tỉnh. Cụ thể là phát

Phát triển các khu vui chơi giải trí tập trung tại khu vực Bản Huội Phai, sân golf, rừng thông ven bờ sông Mê Kông, núi Thao - Nang, phát triển khu du lịch văn hoá của dân tộc Lào Lum, Lào Theung, Lào Soung du lịch leo núi và du lịch mạo hiểm.

Khuyến khích sản xuất và bán hàng lưu niệm phục vụ du khách, nghiên cứu khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tạo ra các loại sản phẩm đặc thù riêng của Luang Prabang.

Phát triển các ngành nghề, kể cả ngành nghề truyền thống và các ngành nghề dịch vụ khác ở các huyện có khu du lịch, và các khu du lịch phụ cận. Tập trung phát triển các vùng chuyên canh rau sạch, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi, sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ du lịch. Tổ chức tốt mối quan hệ giữa người sản xuất với các cơ sở kinh doanh du lịch để tiêu thụ các sản phẩm này. Ở đây cần có sự quản lý thống nhất giá cả, tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến phiền hà đối với khách du lịch. Đây là biện pháp quan trọng để thu hút và kéo dài ngày lưu trứ của du khách. Hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong khu vực như khu du lịch Vangvieng tỉnh Vientiane, khu du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiengkhouang ... để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch hết sức phong phú ở những địa bàn nhằm kết hợp đa dạng hóa các loại hình du lịch chủ yếu của tỉnh. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh phục vụ khách trong và ngoài nước. [12, tr 82-84].

3.1.2.2. Định hướng thị trường du lịch

Ngành du lịch Luang Prabang sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng phương thức và cơ chế quảng bá đa dạng và nhiều màu sắc: sản xuất phim quảng cáo giới thiệu hình ảnh tiêu biểu của cố đô, in ấn các tờ rơi, áp phích, cẩm nang, in lịch, băng rôn, CD, VCD và DVD; xây dựng chương trình quảng bá du lịch trên đài phát thanh và truyền hình; làm lịch du lịch gắn liền với các lễ hội quan trọng của Luang Prabang và cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư của tỉnh. [23, tr 25].

- Củng cố trung tâm thông tin hiện có thành hệ thống hiện đại, sử dụng mạng lưới internet để kết nối cổng thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch Quốc gia, tăng thêm các ấn phẩm quảng cáo và trang bị thông tin đầy đủ để có thể đáp ứng thông tin

về du lịch cho các tỉnh phía Bắc Lào và các tỉnh trong cả nước một cách đầy đủ, phong phú.

- Phối hợp với khối doanh nghiệp tổ chức tour Caravan, mời giới truyền thống và các tạp chí du lịch danh tiếng trong khu vực và thế giới, đội điều hành tour của nước ngoài đến khảo sát các điểm du lịch của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Thông tin - Văn hóa và du lịch tuyển chọn và khuyến khích tổ chức các lễ hội truyền thống để quảng bá hình ảnh và du lịch văn hóa của dân tộc, phối hợp với Sở Nông nghiệp tổ chức các lễ hội hoa quả để quảng bá du lịch nông nghiệp. Phối hợp với khách sạn nhà hàng tổ chức lễ hội ẩm thực đặc sản của các huyện kết hợp với các lễ hội truyền thống đặc sắc của địa phương.

Tham gia các hội trợ triển lãm du lịch ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, nhất là trong khu vực ASEAN, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào các hội trợ triển lãm để phát triển thị trường du lịch mới có chất lượng cao, tận dụng cơ hội và ra sức quảng bá để có thể chiếm thị phần trong thị trường khu vực và quốc tế. [19, tr 111].

3.1.2.3. Định hướng về khai thác tài nguyên du lịch

Mở rộng và khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh: Luang Prabang là một tỉnh giàu tài nguyên du lịch. Đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hoá truyền thống, phong tục tập quán của các dân tộc, có đường giao thông thuận lợi, gắn liền với các vùng trọng điểm phát triển kinh tế du lịch phía Nam, đặc biệt là khu du lịch huyện Vangvieng tỉnh Vientiane. Luang Prabang có nhiều cơ hội phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Nếu quy hoạch đầu tư và khai thác hợp lý chắc chắn những tiềm năng về du lịch của Luang Prabang sẽ trở thành hiện thực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xứng đáng vào nền kinh tế của tỉnh và của đất nước.

Dựa vào lợi thế tam giác tăng trưởng của vùng du lịch miền Bắc của CHDCND Lào và là cửa ngõ trọng điểm du lịch của 8 tỉnh Bắc Lào. Do vậy, ngành du lịch tỉnh Luang Prabang cần xác định, đây là cơ hội lớn để mở rộng và phát triển các hoạt động du lịch tỉnh hiện nay và trong những năm tới, tổ chức không gian du lịch hợp lý, khoa học trong chiến lược phát triển chung vùng du lịch Luang Prabang cũng như khai thác lợi thế vốn có của tỉnh.

Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng và lợi thế của tỉnh Luang Prabang, vấn đề đặt ra là khả năng thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Luang Prabang là một thực tế và là cơ hội phát triển, sẽ góp phần tích cực vào phát triển du lịch trong khu vực và tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua hoạt động mở rộng địa bàn du lịch, lấy hiệu quả làm trọng tâm, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài làm trọng điểm và phát huy nguồn nội lực là yếu tố quyết đinh. Xác định đúng đắn vị trí tầm quan trọng của du lịch Luang Prabang và không gian du lịch bên ngoài để định

hướng và có giải pháp đúng đắn cho du lịch Luang Prabang.[12, tr 82].

3.1.2.4. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch

Tổ chức các hoạt động du lịch trên cơ sở định hướng về tổ chức hoạt động du lịch cần phải cố kế hoạch xúc tiến ngay các dự án chi tiết ở các cụm, điểm du lịch trọng điểm và trên cơ sở xem xét các dự án ưu tiên cần đưa ra theo thứ tự ưu tiên; với định hướng phát triển du lịch theo hướng lãnh thổ thực chất là vấn đề tổ chức không gian du lịch dựa theo những giá trị và sự phân bố nguồn tài nguyên du lịch cũng như điểm du lịch và nhu cầu khách du lịch. Trên cơ sở định hướng không gian phát triển du lịch sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc thù từng khu vực, đồng thời chỉ ra các dự án phát triển du lịch với những mức độ và quy mô đầu tư khác nhau nhằm khai thác đồng bộ, cố hiệu quả tiềm năng du lịch của lãnh thổ và tránh được sự đơn điệu, trùng lặp. [12, tr 78].

Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch cũng như các điểm du lịch đã kể, tỉnh Luang Prabang còn có quy hoạch các điểm du lịch. Trong tổng số 14 điểm du lịch có 4 điểm là khu du lịch di tích lịch sử văn hoá, 10 điểm là tài nguyên du lịch thiên nhiên. Và khả năng khai thác để thu hút khách du lịch, có 9 điểm là loại A (loại A: khu du lịch được đầu tư cơ bản về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ cho du lịch) có khả năng thu hút khách quốc tế và nội địa, chiếm 64,29%; có 5 điểm loại B (loại B: khu du lịch đang trong giai đoạn đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội), chỉ có khả năng thu hút khách địa phương trong phạm vi tỉnh, huyện, thành phố chiếm 35,71%. Một số điểm du lịch đã hình thành Ban quản lý điểm di tích văn hoá lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó đáng quan tâm là vấn đề trật tự an toàn xã hội như bán hàng rong, ăn xin,... đây thực sự là một hạn chế cho quá trình phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tới. [12, tr 79].

Sở Du lịch Luang Prabang sẽ phối hợp và trao đổi thông tin và các hoạt động để kết nối xây dựng các tuyến du lịch như:

- Dự án tuyến du lịch tam giác di sản: Luang Prabang (Lào ) - làng Xieng (Thái Lan) - Vịnh Hạ Long (Việt Nam).

- Dự án tuyến du lịch tam giác di sản: Luang Prabang (Lào) - Oudonthany (Thái Lan) - Quảng Ning (Việt Nam).

- Dự án tuyến du lịch 5 “Xieng”: Xieng Thong - Xieng Mai - Xieng Tung - Xieng Hung - Xieng Lai.

- Dự án kết nối thành phố di sản: Luang Prabang - Huế - Hội An - Xiêm Riệp - Li Jiang - Pa Kan - Măn Đa Lê. [9, tr 34].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh luang pranang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)