Dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước​ (Trang 30)

1.3. Dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua

1.3.2. Dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc

nước qua Kho bạc Nhà nước

1.3.2.1. Khái niệm

Dịch vụ công trực tuyến trong KSC NSNN qua KBNN đƣợc hiểu là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác đáp ứng những thủ tục hành chính trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nƣớc, do KBNN hoặc các đơn vị (đƣợc KBNN ủy quyền) cấp cho tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời dân trên môi trƣờng mạng.

Hiện tại, Kho bạc Nhà nƣớc đã thí điểm triển khai dịch vụ công trực tuyến, bƣớc đầu cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 bao gồm:

- Mở tài khoản: Đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN. Khai báo hồ sơ thay đổi thông tin đơn vị, tài khoản, thành viên của ĐVSD DVC.

- Giao nhận hồ sơ: Khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi qua mạng và giao dịch một cửa với KBNN.

- Yêu cầu thanh toán: Giao diện thông tin yêu cầu thanh toán qua mạng và chƣơng trình kê khai yêu cầu thanh toán.

- Đăng ký rút tiền mặt: Đơn vị sử dụng NSNN điền Thông báo nhu cầu rút tiền mặt gửi KBNN nơi đơn vị giao dịch để đƣợc tiếp nhận và xử lý.

- Thông báo, tra soát biến động số dƣ tài khoản ĐVSDNS tại KBNN.

1.3.2.2. Điều kiện tham gia dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước

Để tham gia DVC trực tuyến, các đơn vị giao dịch với KBNN cần đáp ứng các điều kiện về con ngƣời và cơ sở hạ tầng cơ bản nhƣ:

- Một là, ĐVSDNS có máy tính và kết nối với mạng Internet, máy scan, địa chỉ thƣ điện tử liên lạc với KBNN để nhận thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng dịch vụ công và một số thông báo khác của KBNN trong quá trình sử dụng DVC trực tuyến.

- Hai là, ĐVSDNS có chứng thƣ số đang còn hiệu lực do một trong số các tổ chức sau cung cấp: Chứng thƣ số đƣợc cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị hoặc chứng thƣ số đƣợc cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Cụ thể:

+ Đơn vị có thể đăng ký chứng thƣ số chuyên dùng với Ban Cơ yếu Chính phủ theo quy định tại Thông tƣ số 08/2016/TT-BQP ngày 01/02/2016 của Bộ Quốc phòng hoặc liên hệ với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nhƣ FPT, VNPT, VIETTEL...”;

+ Các chức danh của đơn vị sử dụng ngân sách cần thực hiện ký số trên DVC trực tuyến của KBNN gồm: Chủ tài khoản và ngƣời đƣợc ủy quyền; Kế toán trƣởng và ngƣời đƣợc ủy quyền. (Lƣu ý: Đối với danh sách

chủ tài khoản, ngƣời đƣợc ủy quyền chủ tài khoản, kế toán trƣởng, ngƣời đƣợc ủy quyền kế toán trƣởng khi đăng ký cần phù hợp với danh sách đã đƣợc đăng ký các chức danh tƣơng ứng (đang có hiệu lực) khi đăng ký mở tài khoản tại KBNN).

- Ba là, ĐVSDNS đã đƣợc KBNN cấp tài khoản đăng nhập và sử dụng các DVC của KBNN. Để đƣợc cấp tài khoản đăng nhập và sử dụng DVCTT với KBNN, đơn vị cần khai hồ sơ trực tuyến (online) đăng ký sử dụng DVC gửi KBNN giao dịch và đƣợc KBNN tiếp nhận, phê duyệt.

Đối với các KBNN tham gia thí điểm DVCTT cần rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trụ sở cũng nhƣ trang bị cho các cán bộ tham gia trong qui trình tiếp nhận giao dịch DVCTT, cụ thể:

- Các Kho bạc đã đƣợc rà soát và trang bị bổ sung máy tính, máy in, scan, chứng thƣ số (nếu cán bộ có vai trò duyệt trên DVC chƣa từng đƣợc cấp chứng thƣ số trƣớc đó hoặc chứng thƣ số hỏng/hết hạn).

- Cán bộ công chức KBNN đƣợc đào tạo, kiểm thử hệ thống DVC trƣớc, ƣu tiên hỗ trợ cao nhất từ Trung Ƣơng để vận hành DVCTT.

- KBNN đảm bảo hệ thống hạ tầng server, máy chủ, kết nối truy cập, đồng bộ thông tin DVC ĐVSDNS với DVC KBNN và đảm bảo bảo mật, tƣờng lửa khi thực hiện thí điểm DVCTT.

1.3.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện DVCTT trong hệ thống KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách, việc nghiên cứu, xây dựng một bộ công cụ nhằm theo dõi, đánh giá hoạt động, hiệu quả của việc ứng dụng DVCTT trong giao dịch, KSC NSNN qua KBNN đã đƣợc đặt ra. Theo đó, mục tiêu nhằm đánh giá một cách toàn diện, thực chất và khách quan chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của DVCTT, xác định rõ mặt mạnh, mặt yếu khi

ứng dụng giao dịch trực tuyến nhằm giúp cho KBNN nói chung, các đơn vị tham gia triển khai DVCTT nói riêng không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng cơ chế cung ứng dịch vụ hành chính công trong toàn bộ hệ thống KBNN, đáp ứng 100% các ĐVSDNS giao dịch với KBNN đều tham gia và thực hiện giao dịch trực tuyến trên DVC.

Một số tiêu chí có thể đƣợc xét đến khi thực hiện đánh giá chất lƣợng DVCTT trong KSC NSNN qua KBNN bao gồm:

(1) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin dành cho triển khai, ứng dụng DVCTT: số lƣợng ngƣời dùng đồng thời đáp ứng trên DVCTT, thời gian chờ hoàn thành thao tác lƣu, tải tệp đính kèm, ký số của ĐVSDNS và KBNN. Cổng dịch vụ công cần đáp ứng ít nhất 5 phƣơng diện: Dễ nhận biết (tìm thấy trang web dễ dàng); truy cập thuận tiện; kỹ thuật (vận hành trơn tru, ổn định, không bị treo); nội dung (dễ hiểu, dễ tra cứu và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên); dịch vụ tốt (ví dụ ngƣời dân gửi email thì đƣợc trả lời lại nhanh chóng).

(2) Lực lƣợng cán bộ, công chức của KBNN tham gia DVCTT: tiêu chí này xét đến số lƣợng và năng lực, trình độ cán bộ, công chức của KBNN tham gia DVCTT. Ngoài ra, công chức hƣớng dẫn giải quyết công việc phải có thái độ giao tiếp lịch sự, chú ý lắng nghe ý kiến ngƣời dân, tổ chức và có trách nhiệm trả lời, giải thích đầy đủ (khi kiểm soát từ chối thanh toán hồ sơ/chứng từ đơn vị), hƣớng dẫn kê khai tận tình, chu đáo…

(3) Số lƣợng thủ tục hành chính đƣợc cung cấp trên DVCTT, số DVCTT mức độ 3, 4 đƣợc cung cấp. Thủ tục hành chính đƣợc đăng tải đầy đủ, công khai, chính xác, kịp thời theo đúng quy định; Các biểu mẫu thủ tục hành chính đúng theo qui định pháp lý về chi NSNN, dễ kê khai.

(4) Số lƣợng, tỷ lệ ĐVSDNS có giao dịch với KBNN đăng ký và thực hiện giao dịch DVCTT thay thế cho giao dịch trực tiếp tại kho bạc. Tiêu chí

này thể hiện rõ kết quả, hiệu quả khi ứng dụng DVCTT trong KSC NSNN qua KBNN. Việc đánh giá phải kết hợp cả 2 thông tin, số lƣợng đơn vị đăng ký giao dịch DVCTT và số lƣợng đơn vị thực sự gửi hồ sơ kiểm soát chi NSNN tới KBNN qua DVC KBNN nhận đƣợc phản hồi về hồ sơ, chứng từ (có thể là phản hồi chấp nhận hoặc từ chối kiểm soát chi, thanh toán).

(5) Kết quả giải quyết hồ sơ/công việc trên DVCTT: tỷ lệ hồ sơ đƣợc tiếp nhận và giải quyết đúng hạn, quá hạn và hồ sơ xử lý có sai sót. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá đƣợc hiệu quả tiếp nhận, kiểm soát, thanh toán hồ sơ chi NSNN trên DVCTT KBNN, tiêu chí đánh giá cần dựa trên việc đáp ứng đúng các qui định pháp lý về thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc.

(6) Thời gian giải quyết hồ sơ/công việc khi giao dịch qua DVCTT: tổng thời gian kể từ khi hồ sơ đƣợc ĐVSDNS chuyển KBNN xử lý cho đến khi KBNN hoàn thành xử lý, kết thúc qui trình giao dịch DVCTT. Thời hạn giải quyết từ ngày tiếp nhận hồ sơ đến ngày trả kết quả phải đúng theo quy định cho từng nghiệp vụ chi NSNN.

(7) Hiệu quả giải quyết hồ sơ/công việc khi ứng dụng DVCTT trong KSC NSNN qua KBNN: đơn vị có phải kết hợp giao dịch trực tiếp với KBNN hoặc trả bất kỳ khoản chi phí nào ngoài qui định để đƣợc tiếp nhận xử lý giao dịch trên DVCTT với KBNN?

(8) Thái độ phục vụ của cán bộ, công chức KBNN khi triển khai DVCTT trong KSC NSNN qua KBNN: đơn vị có đƣợc giải đáp, hỗ trợ vƣớng mắc kịp thời trong giao dịch; ĐVSDNS có hài lòng với tính chính xác, chuyên nghiệp trong công việc của cán bộ, công chức KBNN.

1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước

Triển khai dịch vụ công trực tuyến đối với KBNN nói riêng chịu sự ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

1.3.3.1. Nhân tố khách quan

Một số nhân tố bên ngoài có tác động đến công tác triển khai và hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến tại KBNN bao gồm:

- Thứ nhất, sự sẵn sàng về các văn bản hƣớng dẫn và khung pháp lý đối với việc công nhận và thực hiện các giao dịch điện tử trong chi NSNN qua KBNN. Hiện tại, các qui trình, nghiệp vụ chi NSNN qua KBNN thực hiện trên cổng DVC trực tuyến của Kho bạc đƣợc căn cứ theo Thông tƣ số 133/2017/TT-BTC ngày 15/12/2017 của Bộ Tài chính về về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc và Quyết định số 6099/QĐ- KBNN về việc ban hành Quy trình xử lý giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nƣớc trong hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc. Tuy nhiên, nội dung về lƣu trữ điện tử chƣa đƣợc qui định và hƣớng dẫn cụ thể, khi tiếp nhận hồ sơ chi NSNN điện tử, KBNN giao dịch phải thực hiện in, lƣu chứng từ phục hồi (bản giấy), các ĐVSDNS tải, in báo nợ của KBNN, in phục hồi chứng từ (sau khi hồ sơ đƣợc thanh toán).

- Thứ hai, cơ sở hạ tầng, nền tảng CNTT, hệ thống đƣờng truyền mạng cần vận hành thông suốt khi các đơn vị đều “online” (trực tuyến). Việc đảm bảo các giải pháp kỹ thuật, hiệu năng hệ thống khi DVCTT đƣợc triển khai diện rộng có vai trò quan trọng, quyết định thành công của triển khai DVCTT trong KSC NSNN qua KBNN. Thông tin hồ sơ chi NSNN sau khi đƣợc chủ tài khoản đơn vị ký chuyển KBNN cần phải đƣợc đồng bộ tức thời về phía KBNN giao dịch để kịp thời tiếp nhận, trả lời đơn vị. Hồ sơ, chứng từ sau khi

đƣợc KBNN kiểm soát, hoàn thiện cần đƣợc giao diện chuyển tiếp ngay (gần nhƣ không có độ trễ) tới hệ thống quản lý thông tin Ngân sách Tabmis để kiểm soát, giao diện tới các hệ thống thanh toán điện tử, giao diện ra bên ngoài tới các ngân hàng thƣơng mại, tổng hợp số liệu cho cơ quan thu…

- Thứ ba, thói quen giao dịch trực tiếp của ĐVSDNS. ĐVSDNS sẽ chỉ tham gia DVC trực tuyến khi nhận thức đƣợc sự tiện lợi, lợi ích từ sử dụng dịch vụ. Đối với không ít đơn vị, việc thay đổi nhận thức và thói quen giao dịch trực tiếp tại trụ sở cơ quan KBNN trong nhiều năm sang giao dịch điện tử qua DVC là công việc rất khó khăn. Các ĐVSDNS (đặc biệt là đơn vị ở vùng sâu vùng xa, các tỉnh miền núi, các đơn vị không thƣờng xuyên giao dịch với KBNN) có tâm lý ngại thay đổi, chƣa sẵn sàng tiếp cận sang qui trình giao dịch điện tử trong khi qui trình giao dịch trực tiếp/truyền thống vẫn đáp ứng tốt yêu cầu chi NSNN tại đơn vị.

1.3.3.2. Nhân tố chủ quan

Bên cạnh những tác động từ bên ngoài, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nƣớc còn chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ từ chính những nhân tố nội tại của KBNN, bao gồm:

- Một là, sự quan tâm, giám sát chặt chẽ công tác triển khai và hỗ trợ sau triển khai từ các cơ quan quản lý và từ lãnh đạo cấp trên. Để triển khai giao dịch điện tử chi NSNN qua cổng DVCTT của KBNN theo định hƣớng cải cách hành chính của Chính phủ và hình thành Kho bạc điện tử, cần có sự chỉ đạo và giám sát liên tục từ phía Bộ Tài chính, lãnh đạo KBNN TW, tỉnh/thành, quận/huyện nhằm đôn đốc, vận động và tạo điều kiện thuận lợi các ĐVSDNS tìm hiểu, tham gia giao dịch trực tuyến. KBNN địa phƣơng thực hiện triển khai DVCTT cần đƣợc ƣu tiên hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm tháo gỡ mọi vƣớng mắc ngay tại thời điểm giao dịch, giảm thiểu việc ảnh hƣởng đến thời gian xử lý KSC NSNN của đơn vị khi thực hiện giao dịch trực tuyến.

- Hai là, chất lƣợng nguồn nhân lực: chất lƣợng cán bộ trong hệ thống KBNN và chất lƣợng nguồn nhân lực của ĐVSDNS/ngƣời sử dụng cần đáp ứng đƣợc tốc độ điện tử hóa, công nghệ hóa trong triển khai DVC trực tuyến. Con ngƣời luôn đƣợc xem là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, ổn định và phát triển của mọi tổ chức. Đội ngũ cán bộ KSC KBNN ngoài việc phải đảm bảo đáp ứng chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững qui trình, qui định về kiểm soát chi NSNN còn cần phải đƣợc đào tạo bổ sung kỹ năng trong tiếp nhận và trả kết quả thực hiện DVC trực tuyến nhằm đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu, điều kiện thực hiện giao dịch điện tử chi NSNN. Với ĐVSDNS, trình độ năng lực của kế toán các đơn vị không đồng đều, đặc biệt là ngân sách xã, đơn vị ở những địa bàn khó khăn, chƣa phát triển đƣợc coi là một khó khăn, thách thức trong việc sử dụng DVCTT giao dịch điện tử với KBNN.

- Ba là, số lƣợng DVC trực tuyến và mức độ DVCTT đƣợc cung cấp, áp lực về khối lƣợng công việc cho ĐVSDNS/ ngƣời sử dụng cũng nhƣ cán bộ KSC KBNN sẽ gia tăng khi phải duy trì cả 2 phƣơng thức giao dịch: trực tiếp và trực tuyến. KBNN bƣớc đầu cung cấp DVCTT tới các ĐVSDNS có giao dịch chi NSNN qua KBNN ở một số nghiệp vụ nhƣ mở tài khoản; lập, giao nhận hồ sơ chi NSNN; đăng ký rút tiền mặt; truy vấn số dƣ, trong khi đó, một số nghiệp vụ thƣờng xuyên phát sinh khác vẫn thực hiện theo hình thức truyền thống (trực tiếp) nhƣ: ghi thu ghi chi, ghi nhận hợp đồng/cam kết chi (kế hoạch vốn theo năm ngân sách), đối chiếu số dƣ dự toán, lệnh chi tiền…Khi DVCTT chƣa đáp ứng với mọi nghiệp vụ chi NSNN, kiểm soát chi NSNN, bắt buộc KBNN và ĐVSDNS giao dịch phải duy trì cả hai hình thức giao dịch: trực tuyến và trực tiếp, điều này có thể làm giảm động lực khuyến khích các đơn vị giao dịch trực tuyến hoặc tăng áp lực cho KBNN phải tiếp nhận, kiểm soát hồ sơ chi NSNN cả bản cứng và bản điện tử.

1.4 Kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trực tuyến và bài học

1.4.1. Kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trực tuyến

1.4.1.1. Dịch vụ công trực tuyến ở Hàn Quốc

Hàn Quốc là một thành công điển hình trong xây dựng Chính phủ điện tử theo mô hình “từ trên xuống”. Ở Hàn Quốc, cuộc khủng hoảng năm 1997 đã buộc nƣớc này đối diện với một nhận thức thực tế là các phƣơng thức cũ trong điều hành bộ máy Nhà nƣớc đã trở nên lạc hậu trong giai đoạn mới. Do đó, Hàn Quốc đã khẩn trƣơng nghiên cứu những bài học kinh nghiệm quốc tế để xây dựng Chƣơng trình cải cách khu vực công, tập trung trên 4 lĩnh vực chính: Hợp tác, tài chính, lao động và khu vực công, trong đó xem việc tăng cƣờng thúc đẩy cơ chế thị trƣờng là nhiệm vụ trọng tâm.

Hàn Quốc đã thành lập Ủy ban đặc trách trực thuộc Tổng thống, chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngân sách, cải cách Chính phủ và đƣa vào thử nghiệm nhiều ý tƣởng cải cách mới. Cải cách đƣợc tiến hành tại tất cả các đơn vị thuộc khu vực công, với trọng tâm là tái cơ cấu nhằm làm gọn nhẹ bộ máy, áp dụng nguyên tắc cạnh tranh và nguyên tắc chất lƣợng thực thi công việc. Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, theo định kỳ, phải nộp báo cáo cải cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước​ (Trang 30)