Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước​ (Trang 53)

Một trong những yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đề tài nghiên cứu chính là phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả đó áp dụng. Ý thực đƣợc tầm quan trọng này, tác giả đã tìm hiểu sâu hơn về các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu kinh tế, tài chính để có thể chọn lọc đƣợc những phƣơng pháp phù hợp với đề tài và phù hợp với điều kiện thực hiện nghiên cứu của tác giả. Trên thực tế, trong lĩnh vực kinh tế, không có phƣơng pháp nào đƣợc coi là hiệu quả tuyệt đối hay tiêu chuẩn chung cho mọi đề tài nghiên cứu. Với đề tài “Nghiên cứu triển khai DVCTT trong KSC NSNN qua KBNN”, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu là một trong các phƣơng pháp chính đƣợc phân loại theo cách thức thu thập thông tin. Thông tin vừa là “nguyên liệu” vừa là “sản phẩm” của một quá trình nghiên cứu. Thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học, giúp cho nhà nghiên cứu biết đƣợc vấn đề nào đã nghiên cứu, tham khảo lại kết quả, thành tựu của những nghiên

cứu trƣớc đó, nghiên cứu tiếp những khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu, tránh việc mất thời gian, công sức, tiền bạc để nghiên cứu lại. Phƣơng pháp nghiên cứ tài liệu là phƣơng pháp đầu tiên đƣợc tác giả sử dụng khi bắt đầu tiếp cận, triển khai đề tài nghiên cứu. Tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố, chủ trƣơng, chính sách và các số liệu thống kê liên quan đến đề tài. Các bƣớc nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng trong đề tài gồm có: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và tóm tắt những tài liệu trích dẫn liên quan. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài và tập trung dày đặc trong nội dung Chƣơng 1 “Cơ sở lý luận về dịch vụ công trực tuyến trong KSC NSNN qua KBNN”.

2.2.2. Phương pháp qui nạp

Đề tài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp qui nạp trong nghiên cứu mối quan hệ chặt chẽ giữa nguyên nhân và kết quả. Sau khi thống kê thông tin, số liệu và thực hiện phân tích, tác giả sử dụng phƣơng pháp suy luận lo-gic qui nạp để đi đến kết luận, rút ra những bài học kinh nghiệm, kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để từ đó có thể đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục, giải quyết vấn đề. Trên thực tế, theo suy luận lo-gic, ngƣời nghiên cứu khoa học thƣờng dùng phƣơng pháp qui nạp – diễn dịch song song với nhau, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp qui nạp để đƣa ra nhận định tổng quát kinh nghiệm triển khai DVCTT của những nƣớc, đơn vị đi trƣớc, trong việc nhận định thực trạng thí điểm triển khai DVCTT trong KSC NSNN qua KBNN để đƣa đến kiến nghị giải pháp tại chƣơng 4: “Định hƣớng và đề xuất giải pháp triển khai dịch vụ công trực tuyến trong KSC NSNN qua KBNN”.

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc tác giả sử dụng trong việc thu thập các thông tin, dữ liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sau khi dữ liệu đƣợc thống kê, tác giả thực hiện sắp xếp, mô phỏng dữ liệu dƣới dạng bảng biểu, sơ đồ đi kèm với thuyết minh để làm rõ vấn đề nghiên cứu, đƣa ra dự đoán, dự báo cho việc thực hiện triển khai DVCTT trong KSC NSNN qua KBNN. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rõ nét nhất ở chƣơng 3: “Thực trạng triển khai dịch vụ công trực tuyến trong KSC NSNN qua KBNN”.

2.2.4. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong phân tích thực trạng, kết quả triển khai thí điểm DVCTT trong KSC NSNN qua KBNN. Tác giả thực hiện kết hợp giữa so sánh tuyệt đối (biến động số lƣợng dịch vụ, số món, số tiền…) và so sánh tƣơng đối (tỷ lệ biến động, cơ cấu sử dụng dịch vụ công…) trong việc làm rõ kết quả thí điểm DVCTT, vấn đề tồn tại, hạn chế khi thực hiện triển khai giai đoạn đầu, trên cơ sở đó tìm nguyên nhân và đƣa ra giải pháp xử lý vấn đề.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC

3.1. Tổng quan về bộ máy tổ chức Kho bạc Nhà nƣớc

3.1.1. Lịch sử hình thành và bộ máy tổ chức Kho bạc Nhà nước

Hệ thống KBNN với tiền thân là Nha Ngân khố Quốc gia chuẩn bị kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển: 1990-2020. Trong suốt những năm qua, KBNN đã không ngừng lớn mạnh và góp phần cùng ngành Tài chính hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc đặt ra cho từng thời kỳ trong việc xây dựng, phát triển đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình hình thành, phát triển KBNN có thể tóm tắt nhƣ sau:

- Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75/SL về tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố Quốc gia (tiền thân của hệ thống KBNN ngày nay) trực thuộc Bộ Tài chính trong công cuộc xây dựng nền Tài chính quốc gia non trẻ phục vụ nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc (giai đoạn 1946-1951).

- Ngày 20/7/1951, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Nghị định số 107/TTg lập ra KBNN (gọi tắt là Kho bạc) đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. KBNN lúc này đóng vai trò là Cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc (giai đoạn 1951-1989).

- Ngày 04/01/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng chính là giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN. KBNN đã hoàn thành tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến

địa phƣơng và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nƣớc từ ngày 01/4/1990.

Đến nay, KBNN thực hiện quản lý quỹ NSNN của ngân sách Trung ƣơng; ngân sách 63 tỉnh, thành phố; 661 quận, huyện và 10.500 xã, phƣờng, thị trấn. Hệ thống KBNN đang quản lý trên 800.000 tài khoản của hơn 540.000 đơn vị với doanh số hoạt động của KBNN hàng năm lên tới trên 9 triệu tỷ đồng. Hiện nay, toàn hệ thống KBNN có 14.300 công chức. Trong đó, công chức có trình độ đại học là 10.218 ngƣời, chiếm hơn 70%; trên đại học là 565 ngƣời, chiếm 4%.

Tổ chức bộ máy của KBNN theo hệ thống ngành dọc gồm các vụ/cục, Sở giao dịch; 2 đơn vị sự nghiệp; 63 KBNN tỉnh/thành và các KBNN quận/huyện, tƣơng tự nhƣ tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính nhƣ Thuế, Hải quan…

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nƣớc

Thực hiện chủ trƣơng cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, KBNN đã thực hiện sáp nhập 43 Phòng Giao dịch (năm 2018), 15 KBNN thành phố (năm 2019) về KBNN tỉnh/thành; thực hiện cơ cấu tổ chức lại các phòng trực thuộc KBNN tỉnh/thành: phòng Tin học sáp nhập về phòng Tài vụ, phòng Tổ chức về Văn phòng, các KBNN Quận/huyện xóa bỏ tổ chức phòng, thực hiện phân công công việc theo vị trí-việc làm.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước

Để phù hợp với các nhiệm vụ của KBNN trong từng giai đoạn, nhằm thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển KBNN với mục tiêu đến năm 2020 hình thành Kho bạc điện tử, KBNN đã báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 26/2015/ QĐ-TTg ngày 08/7/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài chính thay thế Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày

26/8/2009. Theo đó chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN đƣợc bổ sung, hoàn thiện với các nội dung chủ yếu sau:

a. Về chức năng

KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ nhà nƣớc; tổng kế toán nhà nƣớc; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

b. Về nhiệm vụ

Căn cứ vào tính chất của các nhiệm vụ có thể chia các nhiệm vụ của KBNN thành 2 nhóm:

- Nhóm nhiệm vụ có tính chất quản lý Nhà nƣớc: quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nƣớc đƣợc giao bao gồm tập trung các nguồn thu vào NSNN, quản lý kiểm soát các khoản chi của NSNN; quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nƣớc; quản lý các quỹ tài chính của Nhà nƣớc, tài sản tạm thu tạm giữ, tài sản quý hiếm...; tổ chức hạch toán kế toán NSNN, kế toán các quỹ và tài sản của Nhà nƣớc, kế toán các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng theo quy định của pháp luật; tổ chức lập báo cáo tài chính nhà nƣớc trên phạm vi toàn quốc và từng địa phƣơng; tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành.

- Nhóm nhiệm vụ có tính chất cung cấp dịch vụ công và có tính chất nhƣ một ngân hàng của Chính phủ gồm: Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi, tổ chức thanh toán chuyển tiền, thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹ, tổ chức huy động vốn thông qua phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ phục vụ cho cân đối ngân sách và cho đầu tƣ phát triển.

3.2. Thực trạng triển khai thí điểm dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc

3.2.1. Phân tích thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

KBNN thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý kiểm soát các khoản chi NSNN theo qui định tại Luật NSNN 2015, gồm có:

- Tiếp nhận hồ sơ chi NSNN sau khi thủ trƣởng ĐVSDS đã ký chuẩn chi.

- KBNN thực hiện kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định. KBNN từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định. KBNN thực hiện thông báo thanh toán hoặc từ chối thanh toán cho ĐVSDNS làm căn cứ đối chiếu, quyết toán số liệu cuối năm.

Thực hiện đúng chức năng kiểm soát chi NSNN, bám sát Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ và Bộ Tài chính về điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách, với tinh thần cải cách thủ tục hành chính, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng và đơn vị sử dụng ngân sách, hệ thống KBNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tƣ, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng quy định của pháp luật.

3.2.1.1. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Công tác KSC thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua hệ thống KBNN thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, khi nguồn thu có xu hƣớng tăng chậm, công tác chi NSNN cần tiếp tục đƣợc đặc biệt lƣu tâm.

Trong công tác KSC, KBNN luôn chủ động nghiên cứu vận dụng cơ chế, chính sách; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, ngân hàng để tổ chức thực hiện tốt việc thanh toán, chi trả; Các khoản chi đƣợc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định trƣớc khi xuất Quỹ NSNN thanh toán theo đề nghị của các đơn vị sử dụng NSNN; Đôn đốc thu hồi các khoản chi tạm ứng cho các đơn vị sử dụng NSNN, giảm thiểu số dƣ tạm ứng chi thƣờng xuyên góp phần làm lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN. Thông qua KSC thƣờng xuyên, KBNN đã thanh toán các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức

Bảng 3.1 Kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên qua Kho bạc Nhà nƣớc

Năm Tổng số kiểm soát

chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tỷ lệ so với dự toán năm Số món thanh toán chƣa đủ thủ tục Số tiền từ chối thanh toán (Tỷ đồng) (%) (món) (Tỷ đồng) 2016 785.386 93,8 29.762 43 2017 824.517 91.3 18.025 45,6 2018 773.003 79,2 12.775 36,5 2019 846.353 81,2 21.985 79

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hệ thống KBNN năm 2016 - 2019

Qua kết quả kiểm soát thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN cho thấy những năm gần đây KBNN có vai trò hết sức quan trọng

trong việc kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN. Mỗi năm hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán hàng chục ngàn khoản chi của hàng ngàn đơn vị do chƣa đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.

3.2.1.2. Kiểm soát chi đầu tư ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Công tác kiểm soát chi đầu tƣ tại KBNN luôn đƣợc giám sát chặt chẽ, KBNN luôn quan tâm đến việc cải cách hành chính, hiện đại hóa KSC. Đến nay, thủ tục kiểm soát thanh toán tại KBNN đã đƣợc cải cách, giảm bớt về số lƣợng hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án gửi đến KBNN. Thời gian kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ đã đƣợc rút ngắn hơn trƣớc từ 7 ngày xuống chỉ còn 3 ngày làm việc. KBNN cũng đã thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trƣớc, kiểm soát sau”cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trƣớc, thanh toán sau”đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tƣ trong việc giải ngân vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ, hệ thống KBNN từ chối thanh toán số tiền vài chục tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tƣ đề nghị thanh toán khối lƣợng phát sinh chƣa đƣợc phê duyệt, một số khoản chi chƣa đủ hồ sơ theo quy định...

Bảng 3.2 Kết quả kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản

Năm Tổng số kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản qua KBNN

Tỷ lệ so với kế hoạch năm

Số tiền từ chối thanh toán ( Tỷ đồng) % ( Tỷ đồng) 2016 311.571,7 91,9 119,2 2017 304.295,2 89,5 93,3 2018 241.844 62 59,5 2019 257.455,8 61,8 78,7

KBNN tiếp tục thực hiện việc đôn đốc các chủ đầu tƣ, các ban Quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nghiệm thu khi đã có khối lƣợng hoàn thành và hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục gửi đến Kho bạc để kiểm soát thanh toán, thu hồi vốn đã tạm ứng, tránh dồn vào những tháng cuối năm gây khó khăn trong công tác kiểm soát chi và giải ngân.

Bảng 3.3 Kết quả về tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tƣ

Năm Tổng số dƣ tạm ứng vốn đầu tƣ

Ghi chú

( Tỷ đồng)

2016 60.357,2 Trong đó, số dƣ tạm ứng thuộc kế hoạch vốn năm 2016 là 40.542,7 tỷ đồng; số dƣ tạm ứng từ năm 2004 đến 31/01/2016 là 19.600,3 tỷ đồng; số dƣ tạm ứng còn tồn đọng từ năm 2003 trở về trƣớc là 214,188 tỷ đồng.

2017 68.993 Trong đó, số dƣ tạm ứng thuộc kế hoạch vốn năm 2017 là 43.271 tỷ đồng; số dƣ tạm ứng từ năm 2004 đến 31/01/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển khai dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước​ (Trang 53)