Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 94 - 140)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 –

– 2020 và định hướng đến năm 2030

Quy hoạch tổng thể phát triển DL Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu phát triển DL của tỉnh là: Đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm DL văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển DL trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP DL, dịch vụ; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển, đảm

bảo nguồn lực quan trọng phát triển đô thị Bắc Ninh trong tương lai [24].

Trên cơ sở mục tiêu đó, ngành DL Bắc Ninh đã đưa ra một số định hướng phát triển DL như sau:

3.1.2.1. Định hướng phát triển du lịch theo ngành

a. Định hướng một số chỉ tiêu về DL

Việc nghiên cứu dự báo một mặt có tính đến bối cảnh phát triển chung của cả nước như Việt Nam vừa trở thành thành viên ASEAN, Mỹ vừa bãi bỏ lệnh cấm vận và thiết lập ngoại giao với Việt Nam, lượng KDL quốc tế đến Việt Nam đang gia tăng rất nhanh...; mặt khác cũng tính đến những yếu tố đặc thù của Bắc Ninh nói riêng. Có thể dự báo số KDL đến Bắc Ninh trong giai đoạn 2020 – 2030 sẽ đạt 7,6 triệu lượt khách năm 2030.

Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2030

Loại khách Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2030

Khách quốc tế

Tổng số lượt khách (ngàn)* 80,00 390,00 Ngày lưu trú trung bình 1,70 2,00 Tổng số ngày khách (ngàn) 137,30 778,00

Khách nội địa

Tổng số lượt khách (ngàn)* 1.650,00 7.290,00 Ngày lưu trú trung bình 1,80 2,20 Tổng số ngày khách (ngàn) 2.965 16.022

Ghi chú: * Bao gồm cả khách vãng lai 40 – 15% thời kì 2011 - 2030

(Nguồn: [24])

Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của KDL đã được dự báo trong Chiến lược phát triển DL Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển DL Vùng Bắc Bộ đến năm 2020, trên cơ sở tham khảo dự báo mức chi tiêu trung bình/ ngày của một số địa phương lân cận (Bắc Giang, Hải Dương) cũng như mức độ phát triển các dịch vụ DL chất lượng ngày càng cao tại Bắc Ninh, dự kiến mức độ chi tiêu của KDL đến Bắc Ninh trong những năm tới như bảng 3.2

Bảng 3.2. Dự báo chi tiêu của khách du lịch đến bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2030

(Đơn vị: USD/ ngày, 1 USD = 22.200 VNĐ theo giá hiện hành)

Giai đoạn/ Loại khách 2016 - 2020 2021 – 2030

Khách quốc tế 120 150

Khách nội địa 50 60

(Nguồn: [24])

Căn cứ vào căn cứ vào tổng số lượt khách đến Bắc Ninh (cả quốc tế và nội địa), căn cứ vào số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu như trên, tổng

thu nhập DL của Bắc Ninh đến năm 2030 dự báo sẽ đạt 164.700 nghìn USD năm 2020 và lên 1.078.010 nghìn tỷ USD năm 2030.

Bảng 3.3. Dự báo doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 – 2030

(Đơn vị: Nghìn USD1 USD = 22.200 VNĐ theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2030

Thu nhập từ du lịch quốc tế 16.480 116.670 Thu nhập từ du lịch nội địa 148.220 961.340

Tổng cộng 164.700 1.078.010

(Nguồn: [24])

b. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Dựa vào nét đặc thù về nguồn TNDL của tỉnh, những loại hình DL chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới gồm: DL văn hóa, DL làng nghề, DL vui chơi giải trí – thể thao, DL công vụ, DL mua sắm. Từ đó xác định các sản phẩm DL đặc thù cần tập trung xây dựng, phát triển trong giai đoạn 2011 – 2030 nhằm góp phần tạo bước phát triển đột phá về DL bao gồm (xếp theo thứ tự ưu tiên) đó là:

- Khu DL Làng quê miền Quan họ tại xã Hòa Long (thành phố Bắc Ninh) với loại hình DL nghỉ dưỡng, sinh thái làng quê; là sự trải nghiệm và khám phá các giá trị văn hóa làng quê vùng Kinh Bắc. Đặc biệt là thưởng thức nghệ thuật chơi Quan họ và cuộc sống thường ngày của các bọn Quan họ. Việc phát triển sản phẩm DL đặc thù này còn góp phần tích cực đối với công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

- Khu vui chơi giải trí – thể thao Đền Đầm (Từ Sơn): Đạt tầm cỡ khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần của thị trường du lịch Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

- Khu DL Làng quê Việt Vạn Ninh (Gia Bình): Với loại hình DL cộng đồng nghỉ tại nhà dân (Homestay), gắn với các chương trình tour du khảo đồng quê và tuyến DL đường sông (sông Đuống). Trong tương lai còn gắn kết với Khu DL - đô thị Rồng Việt (Gia Bình) nhằm biến khu vực này thành cụm DL quan trọng nhất trong không gian DL phía Đông tỉnh Bắc Ninh.

- Khu DL sinh thái tâm linh Phật Tích (Tiên Du): Với loại hình DL sinh thái và tâm linh, phát triển trên cơ sở mở rộng không gian chùa Phật Tích gắn kết với khu sinh thái rừng phụ cận (Núi Lạn Kha - Tiên Du) có tính đến kết nối với khu Lăng Kinh Dương Vương - Chùa Bút Tháp - Chùa Dâu.

- Khu DL văn hóa - lễ hội đền Bà Chúa Kho (TP. Bắc Ninh): Đạt tầm vóc là lễ hội tín ngưỡng cấp quốc gia.

- Không gian lễ hội Lim (Tiên Du): Với loại hình DL trải nghiệm và hiểu được những giá trị văn hóa phong phú của di sản Dân ca quan họ Bắc Ninh. Tuy nhiên cần nghiên cứu phát triển không gian này trong mối tương quan với Khu DL làng quê miền quan họ (làng Diềm) trên địa bàn trọng điểm TP. Bắc Ninh và phụ cận nhằm tránh những hoạt động trùng lặp.

- Xây dựng khu DL - vui chơi giải trí - thể thao hiện đại quy mô vùng tại núi Dạm (TP. Bắc Ninh) với loại hình DL vui chơi giải trí - thể thao hiện đại quy mô cấp vùng; DL sinh thái rừng cảnh quan; DL tín ngưỡng.

- Các chương trình tour du khảo đồng quê và tuyến DL dọc sông Đuống từ đền Cao Lỗ Vương đến lăng Kinh Dương Vương.

- Khu DL - đô thị Rồng Việt (Gia Bình): Là khu DL vui chơi giải trí và mua sắm không chỉ của Bắc Ninh mà còn của toàn vùng.

- Khu DL lịch sử chiến tuyến Như Nguyệt: Với loại hình DL trải nghiệm chiến trường lịch sử chống quân Tống.

- Khu DL đền và Lăng Kinh Dương Vương (Thuận Thành): Là điểm nhấn của toàn bộ khu vực không gian huyện Thuận Thành, là điểm hành hương về với Tổ tiên nước Việt.

b. Định hướng phát triển thị trường du lịch

Dựa vào nét đặc thù về nguồn TNDL, tâm lý và sở thích của các thị trường KDL, ngành DL của tỉnh đã xây dựng một số sản phẩm DL tương ứng với các thị trường cơ bản sau:

- Thị trường nước ngoài gồm: Thị trường Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông); Thị trường Nhật Bản; Thị trường Hàn Quốc; Thị trường các nước khu vực ASEAN; Thị trường khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Mỹ và Thị trường các nước trong khối EU, đặc biệt là Pháp.

- Thị trường trong nước gồm: Thị trường Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội; Thị trường các đô thị khu vực miền Trung; Thị trường KDL từ TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phía Nam.

3.1.2.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ

Căn cứ vào việc phân tích các yếu tố có liên quan đến mức độ thuận lợi đối với phát triển DL, ngành DL tỉnh Bắc Ninh đã xác định có 2 không gian DL chính:

a. Không gian du lịch TP. Bắc Ninh - Từ Sơn - thị trấn Hồ (Thuận Thành)

Đây là không gian DL quan trọng nhất của Bắc Ninh, chi phối các hoạt động đầu tư phát triển, quản lí nhà nước cũng như điều phối luồng KDL của tỉnh. Không gian này bao gồm TP. Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và một phần không gian các huyện phụ cận: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du và Thuận Thành. Trong đó TP. Bắc Ninh đóng vai trò trung tâm của không gian DL này đồng thời là trung tâm của DL tỉnh Bắc Ninh.

Các sản phẩm DL chủ yếu gồm: Tham quan tìm hiểu di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh; tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử; du lịch lễ hội; tham quan tìm hiểu về các danh nhân (danh nhân dân tộc, địa phương), tham quan làng nghề; DL nghỉ dưỡng vùng làng quê Quan họ; DL hội nghị - hội thảo (MICE); DL cuối tuần, du lịch - vui chơi giải trí gắn với đô thị; DL quá cảnh trên Quốc lộ 18 và Tỉnh lộ 283, tham quan cảnh quan sông nước (sông Cầu đoạn Bắc Ninh - làng Quan họ Diềm) và DL sinh thái (núi Bàn cờ gắn với chùa Dạm; núi chè gắn với chùa Phật Tích).

b. Không gian du lịch phía Đông theo dải sông Đuống

Các loại hình DL chủ yếu ở không gian DL này là: DL sinh thái làng quê, DL đường sông (sông Đuống), DL cuối tuần và vui chơi giải trí núi Thiên Thai, DL làng nghề, DL nghiên cứu tìm hiểu các giá trị văn hóa - lịch sử, DL quá cảnh trên Quốc lộ 18.

Trong tương lai, khi giao thông đường sông phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để KDL từ Hà Nội và khu vực phụ cận tiếp cận trực tiếp khu vực này và nối tour với các tuyến điểm DL khác của trung tâm DL Hà Nội và phụ cận.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP

3.2.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gắn với đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Để tăng mức độ hấp dẫn của điểm đến Bắc Ninh và nâng cao tính cạnh tranh, DL Bắc Ninh cần chú trọng xây dựng sản phẩm DL đặc thù của địa phương. Đây được xem là giải pháp quan trọng tạo sự bứt phá của DL Bắc Ninh trong giai đoạn phát triển đến năm 2020. Tỉnh Bắc Ninh đã xác định được các sản phẩm DL đặc thù gắn với Di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh và một số điểm di tích, lễ hội nổi tiếng nhằm góp phần tạo bước phát triển đột phá về DL.

Ngoài sản phẩm DL đặc thù, tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm DL bổ trợ. Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm đặc thù còn có tác dụng thu hút thêm các thị trường khách mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cường khả năng chống đỡ với các diễn biến phức tạp của thị trường DL (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, ...).

3.2.2. Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá trong DL là rất quan trọng nên Sở văn hóa, thể thao và DL Bắc Ninh cũng như các tổ chức, các doanh nghiệp lữ hành

đặc biệt coi trọng. Việc quảng bá sản phẩm DL của địa phương được thực hiện khá đồng bộ trên cả 4 kênh thông tin, bao gồm:

- Kênh 1: Các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo địa phương, TW hoặc đài báo tỉnh bạn) thông qua ký kết, hợp tác phát triển DL.

- Kênh 2: Qua các tập gấp, tờ rơi, sách và các ấn phẩm khác và các biển quảng cáo cỡ lớn được đặt tại các trọng điểm giao thông.

- Kênh 3: Thông qua các văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài, thông qua mở rộng lễ hội lớn hoặc tổ chức các sự kiện DL.

- Kênh 4: Quảng bá qua công nghệ tin học như mở Website của đại phương. Nổi bật nhất là việc tổ chức các sự kiện văn hóa trong đợt hưởng ứng Năm DL quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013, ngành Văn hóa tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức 18 hoạt động: Hội chợ Thương mại - Du lịch Bắc Ninh 2013, chương trình nghệ thuật Về miền Quan họ; triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc và tham gia cuộc thi nhiếp ảnh toàn quốc chủ đề “Khám phá văn minh sông Hồng”; biểu diễn và quảng bá dân ca Quan họ Bắc Ninh, hội chợ DL Đồng bằng sông Hồng; tham dự liên hoan nghệ thuật quần chúng đồng bằng sông Hồng; tham gia hội thảo “Liên kết phát triển vùng DL đồng bằng sông Hồng”, ... Điều này đã góp phần đưa hình ảnh DL Bắc Ninh thân thiện đến với KDL, tạo cho họ hứng thú muốn đến Bắc Ninh trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống.

3.2.3. Giải pháp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Vấn đề xây dựng và tổ chức hoạt động ở các cơ sở đào tạo về trình độ quản lý và nghiệp vụ DL tại Bắc Ninh rất cần thiết, bao gồm cả việc xây dựng trường cao đẳng DL Bắc Ninh. Vì thế, tỉnh cần quan tâm đưa dự án thành lập trường cao đẳng DL Bắc Ninh vào dự án quy hoạch xây dựng các cơ sở đào tạo tại địa phương và dành quỹ đất cho trường. Sở nội vụ bố trí biên chế để tuyển cán bộ viên chức giảng dạy DL của trường.

Bên cạnh việc đào tạo cán bộ ngành tại các trường nghiệp vụ ở Hà Nội, Bắc Ninh cần khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực DL, tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ nhằm nhanh chóng cung cấp nguồn nhân lực DL đáp ứng nhu cầu trước mắt.

Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ, các chương trình về nhận thức DL cũng cần được lồng ghép trong chương trình giáo dục phổ thông tại địa phương nhằm tạo sự chuẩn bị bước đầu cho sự tham gia trong tương lai của các thế hệ mai sau trong hoạt động DL.

3.2.4. Giải pháp xây dựng hình ảnh du lịch mang thương hiệu Bắc Ninh

Để có thể phát huy tối đa tiềm năng và mang lại nguồn thu tương xứng, DL Bắc Ninh cần có chiến lược xây dựng thương hiệu điểm đến rõ ràng, dài hạn nhằm tạo sức bật cho ngành công nghiệp không khói quan trọng này.

Theo các chuyên gia về hoạt động DL, để xây dựng và quảng bá thành công thương hiệu du lịch Bắc Ninh trên thị trường DL, ngành DL cần có chiến lược xây dựng hình ảnh DL dựa trên nền tảng văn hoá và các tiềm năng lịch sử, tự nhiên, KT - XH để khẳng định thương hiệu.

Trong đó, ngành DL cần mạnh dạn thúc đẩy quảng bá thương hiệu DL Bắc Ninh tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo DL có tính chuyên nghiệp cả trong và ngoài nước. Đồng thời, ngành cần huy động mọi cấp, mọi ngành và mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động tiếp thị, quảng bá một hình ảnh Bắc Ninh giàu truyền thống nhưng năng động và đầy sức bật để khẳng định vị thế của thương hiệu DL Bắc Ninh. Những nỗ lực định vị điểm đến của DL Bắc Ninh được thể hiện thông qua các chương trình xúc tiến DL, các hoạt động quảng bá nổi bật nhất là chương trình “Về miền Quan họ” tổ chức định kỳ hàng năm.

3.2.5. Giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

DL Bắc Ninh chỉ có thể nâng cao vị thế của mình khi đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực DL, xây dựng các chiến lược về thị trường - sản phẩm DL, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm DL đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch, tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành DL. Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích và đầu tư thích đáng từ ngân sách Nhà nước (đặc biệt là nguồn Ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học thông qua Sở Khoa học - Công nghệ

Bắc Ninh) cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành DL nhằm thu hút khả năng và trí tuệ của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học trong và ngoài ngành DL để phục vụ cho sự nghiệp phát triển DL Bắc Ninh.

Khuyến khích ứng dụng khoa học - công nghệ, kết hợp với việc nâng cao ý thức của KDL nhằm các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, nước sạch, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 94 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)