Tình hình phát triển du lịch của vùng ĐBSH & DHĐB trong thời kì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Tình hình phát triển du lịch của vùng ĐBSH & DHĐB trong thời kì

hội nhập

Nhờ có TNDL phong phú, đa dạng và nổi trội nên ngành DL của các địa phương trong vùng phát triển với tốc độ nhanh và ngày càng khẳng định là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của địa phương. Các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc tỷ trọng ngành DL trong khối dịch vụ và trong cơ cấu kinh tế chung đạt cao.

Về lượng khách: Khách quốc tế đến vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2000

- 2011 đạt tăng trưởng trung bình 13,2%/năm. Năm 2000 đạt 1,44 triệu lượt, năm 2011 đạt hơn 5,6 triệu lượt. Thị phần khách quốc tế của vùng ĐBSH&DHĐB chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng khách quốc tế đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc (năm 2011 chiếm 32,9% tổng lượng khách quốc tế cả nước). Khách quốc tế đến vùng chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Quảng Ninh, riêng 2 địa phương trên chiếm 70,6% tổng lượng khách quốc tế đến toàn vùng,

đồng thời cũng chiếm 36,7% lượng khách quốc tế đi lại giữa các vùng trong cả nước. Thị trường khách quốc tế đến vùng khá đa dạng, dẫn đầu là thị trường khách Đông Bắc Á (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc) chiếm 45.52% và tăng khá ổn định qua các năm.

Vùng ĐBSH&DHĐB cũng là vùng đón nhiều KDL nội địa với lượng khách trung bình chiếm 34% tổng lượng khách nội địa đi du lịch hàng năm trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng của số lượng khách nội địa đến với vùng là 14,3%/năm. Các địa điểm thu hút khách du lịch lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Về doanh thu từ KDL: Theo số liệu thống kê của các tỉnh trong vùng,

tổng thu từ KDL tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Năm 2005, doanh thu DL đạt 12.657 tỷ đồng thì đến năm 2011 tăng lên 38.232 tỷ đồng và chiếm 31,6% tổng thu DL của cả nước, cao thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ.

Về lao động DL: Năm 2000 toàn vùng có khoảng 40.672 lao động DL,

chiếm khoảng 27% lao động DL cả nước thì năm 2011 tăng lên 175.000 lao động và chiếm 29,6% tổng lao động DL toàn quốc. Nhịp độ tăng trưởng trung bình đạt 14,2%/năm. Lao động trong khách sạn, nhà hàng chiếm gần 55% tổng số lao động. Điều này phù hợp với thực tế ngành nghề kinh doanh đòi hỏi nhiều lao động trực tiếp..

Về cơ sở lưu trú: Cùng với sự gia tăng lượng khách, hệ thống các cơ sở

lưu trú ở vùng phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2000 toàn vùng có 870 cơ sở lưu trú với 19.125 buồng, đến năm 2011 tăng lên 4.383 cơ sở với 66.301 buồng, chiếm 29,9% số cơ sở và 24,3% số buồng của cả nước. Trong số 4.383 cơ sở lưu trú có 15 cơ sở với 4.751 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 5 sao (Hà Nội 13 cơ sở và Quảng Ninh 2 cơ sở).

Về cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí: Vùng ĐBSH&DHĐB có Thủ

đô Hà Nội, Hải Phòng là các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của quốc gia. Vì vậy hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao khá phát triển trong đó nổi bật như: Casino Đồ Sơn, các sân Golf Đồng Mô, Sóc Sơn, Tam Đảo, Hải Dương, Trà

Cổ, quần thể khu vui chơi giải trí ở khu du lịch Đảo Tuần Châu và nhiều cơ sở vui chơi cao cấp khác. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, các khu du lịch đều có cơ sở ăn uống phục vụ nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó là hệ thống các quán ăn tư nhân tập trung ở hầu hết các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn phục vụ các món ăn đa dạng, hấp dẫn [31], [36].

Tiểu kết chương 1

DL là một hiện tượng KT - XH phổ biến, có quy mô toàn cầu nên chịu sự ảnh hưởng sâu sắc và rõ nét của quá trình HNQT. Hoạt động DL có nhiều chức năng khác nhau và tác động lớn đến sự phát triển KT - XH của các quốc gia.

Việc nghiên cứu các vấn đề lí luận và qua thực tiễn phát triển DL của Việt Nam cũng như vùng ĐBSH & DHĐB trong thời kì hội nhập đã chỉ ra rằng quá trình HNQT có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển sản phẩm DL và nâng cao sức cạnh tranh cho điểm đến. Vận dụng vào địa bàn tỉnh Bắc Ninh, có thể nhận thấy cơ sở lí luận và thực tiễn trên là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương trong đó có DL nhằm tận dụng những lợi thế và khắc phục một số khó khăn trong quá trình phát triển của Bắc Ninh.

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẮC NINH

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Bắc Ninh là địa phương thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) với hệ tọa độ địa lí kéo dài từ 20058’B – 21016’B; 105054’Đ – 106018’Đ. Tỉnh Bắc Ninh bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài với tổng diện tích 822,7 km2.

Bắc Ninh giáp tỉnh Bắc Giang ở phía Bắc, phía Nam một phần giáp tỉnh Hưng Yên và một phần giáp Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương và phía Tây giáp Hà Nội. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trong đó có ngành DL.

Các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua lãnh thổ của tỉnh như: Quốc lộ 1A nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn, Quốc lộ 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ dọc sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá và vận chuyển KDL giữa Bắc Ninh với các địa phương trong vùng và cả nước.

Tuy nhiên, tiếp giáp Thủ đô Hà Nội ở vị trí quá gần cũng gây ra những bất lợi cho Bắc Ninh trong quá trình phát triển DL khi cơ sở vật chất kỹ thuật và các sản phẩm DL Bắc Ninh chưa đủ sức hấp dẫn để giữ chân KDL ở lại với Bắc Ninh trong thời gian dài.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh nh 2 .1. B ản đ ồ hà nh chí nh tỉ nh B ắc N inh (Nguồn: T ác giả bi ên v ẽ)

Việc khắc phục bất lợi này không dễ, trước mắt chỉ có thể giảm nhẹ tác động của yếu tố bất lợi này bằng cách đầu tư các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh để kéo khách nội địa từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến Bắc Ninh.

2.1.2. Tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

a. Địa hình

Địa hình của tỉnh Bắc Ninh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Độ dốc địa hình không lớn, vùng đồng bằng cao từ 3 - 7m, địa hình đồi trung du cao khoảng 300 – 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tạo điều kiện thuận lợi cho việc định cư và phát triển sản xuất, hình thành nên những làng quê trù phú, thanh bình, đặc trưng của vùng ĐBBB với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Đây cũng là nơi tập trung với mật độ dày đặc các di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề truyền thống và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, có giá trị hấp dẫn KDL.

b. Khí hậu

Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1), biên độ nhiệt là 13,1oC.

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

Khí hậu 4 mùa tạo nên cảnh sắc làng quê thay đổi theo thời gian cuốn hút KDL với khung cảnh mờ ảo trong mưa phùn nhưng náo nức không khí lễ hội vào mùa xuân; rộn ràng thu hoạch mùa màng trong mùa hạ; êm ả, thanh bình trong sắc màu không gian rõ nét của mùa thu và tĩnh lặng, trầm mặc trong mùa đông lạnh giá.

c. Sông ngòi

Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 1,0 – 1,2 km/ km2. Trên địa bàn tỉnh có 3 sông chính chảy qua gồm: Sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn có một số con sông nhỏ chảy qua như: Sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cẩm Giàng, sông Dâu, sông Đông Côi, ... và nhiều ngòi, lạch.

Các sông này, đặc biệt là sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống là những con sông chảy qua những làng mạc trù phú, có lịch sử phát triển lâu đời. Các di tích lịch sử - văn hóa có giá trị của Bắc Ninh hình thành cùng làng mạc dọc sông; các truyền thuyết dân gian, những làn điệu dân ca trữ tình đều hình thành ở đây. Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động về làng quê Việt và là nguồn TNDL có giá trị để hình thành các sản phẩm DL độc đáo.

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

a. Di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân Bắc Ninh – Kinh Bắc. Dân ca Quan họ là sản phẩm tổng hòa của các loại hình văn hóa truyền thống của làng xã Bắc Ninh trên cơ sở kế thừa, sáng tạo và hòa nhập các loại hình văn hóa khác.

Trong dân gian có nhiều giả thuyết, giai thoại khác nhau về thời gian khởi thủy của Quan họ. Các tác giả Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh và Lê Thị Chung trong cuốn “Không gian văn hóa Quan họ” cho rằng Quan họ ra đời sớm nhất ở thế kỉ XVII khi kinh tế hàng hóa tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển là điều kiện giao lưu quan trọng làm xuất hiện tục kết chạ giữa các làng Quan họ, từ đó dẫn đến sự ra đời của Quan họ. Các làng Quan họ phân bố chủ yếu ở xung quanh sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê. Ở Bắc Ninh có 44 làng quan họ gốc mà làng Diềm chính là quê hương Thủy Tổ Quan họ [12], [Phụ lục 01].

Hình 2.2. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Ninh nh 2 .2 . B ản đ i ng uyên du l ịch tỉ nh Bắc N inh (Nguồn: T ác giả bi ên v ẽ)

Tục kết chạ ở các làng Quan họ khác biệt với tục kết chạ ở các địa phương khác trong vùng ĐBBB. Đó là sự kết chạ bằng một hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian. Từ tục kết chạ, trong các bọn Quan họ xuất hiện một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn Quan họ. Mỗi bọn Quan họ của một làng đều kết bạn với một bọn Quan họ ở làng khác theo nguyên tắc bọn Quan họ nam kết bạn với bọn Quan họ nữ và ngược lại. Với các làng đã kết chạ, các liền anh, liền chị trong các bọn quan họ đã kết bạn không được cưới nhau. Mỗi bọn Quan họ chỉ được có 5 liền anh hoặc 5 liền chị và được phân định thành tên phiếm chỉ theo thứ tự số lượng từ anh (chị) Hai đến anh (chị) Sáu dựa vào quan niệm về âm dương ngũ hành phương Đông.

Sinh hoạt dân ca Quan họ Bắc Ninh đòi hỏi tính chất quy củ, khuôn phép chặt chẽ, tuân theo lề lối nhất định thông qua nhiều hình thức diễn xướng như: Hát canh, hát hội, hát chúc, hát mừng, hát thờ, ... Trong đó, hát canh và hát đối đáp là hai hình thức đặc trưng tiêu biểu và độc đáo của dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Trong sáu tỉnh người đà chưa tỏ/ Ngoài năm thành chỉ có Bắc Ninh/ Yêu nhau

trở lại xuân đình/ Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường”[12].

Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá nét độc đáo của dân ca Quan họ Bắc Ninh là truyền thống ứng tác nơi trình diễn. Trên các lời ca cũ, các liền anh, liền chị Quan họ có thể ứng tác đặt lời để đối giọng, đối nghĩa. Dân ca Quan họ Bắc Ninh có tổng số giọng (điệu) nhiều nhất trong các loại hình dân ca Việt Nam với 213 giọng (điệu) khác nhau và hơn 300 bài Quan họ đã được kí âm.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là sự sáng tạo nghệ thuật trong việc xử lí quan hệ giữa âm nhạc và ca từ. Quan họ Bắc Ninh là loại dân ca nhiều làn điệu, mỗi giọng điệu có lời ca riêng, giữa nhạc và lời gắn bó hữu cơ với nhau. Với việc sử dụng 4 kĩ thuật hát: Vang, rền, nền, nảy, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã đạt đến độ nhuần nhuyễn theo những chuẩn mực nhất định.

Khác biệt của dân ca Quan họ Bắc Ninh so với các loại hình dân ca ở Việt Nam trong việc truyền dạy là tục "ngủ bọn". Sau một ngày lao động, đêm

đến bọn Quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 16, 17 tuổi thường rủ nhau "ngủ bọn" nhà ông/ bà Trùm để học câu, luyện giọng: Phải học đủ lối, đủ câu, luyện giọng sao cho "vang, rền, nền, nảy", tập nói năng, ứng xử, giao tiếp và phải biết đặt câu, bẻ giọng, ứng đối kịp thời. Yêu cầu với tục "ngủ bọn" là liền anh/ liền chị phải ghép và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi hát [2], [5].

Với những nét độc đáo cùng sự phong phú về lời ca, hình thức, không gian diễn xướng, … Ngày 30/ 9/ 2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng nhất để thiết kế các tour du lịch đón du khách đến với Bắc Ninh để họ được đắm mình vào không gian văn hóa Quan họ.

b. Di tích lịch sử -văn hóa

Với bề dày lịch sử lâu đời đã tạo cho Bắc Ninh có rất nhiều các di tích lịch sử - văn hoá phản ánh lối sống, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất của người dân. Đây là nguồn TNDL quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch.

Tỉnh Bắc Ninh có khoảng 1.259 điểm di tích. Tính đến tháng 12/2014, có 428 điểm di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng (gồm 191 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và 237 di tích được công nhận di tích cấp địa phương); đứng thứ 11 trên cả nước về số lượng di tích. Nếu so với các địa phương trong vùng DL ĐBSH & DHĐB thì Bắc Ninh đứng thứ 6 sau Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định và Vĩnh Phúc. Tuy nhiên nếu so sánh về mật độ di tích thì Bắc Ninh chỉ đứng sau Thủ đô Hà Nội (153,03 di tích/ 100 km2

so với 155,45 di tích/ 100 km2 ) trong vùng ĐBSH & DHĐB, các địa phương còn lại mật độ di tích đều dưới 100 di tích/ km2 [16], [24].

Các di tích này phân bố ở khắp các địa phương trong tỉnh nhưng mức độ tập trung lại khác nhau rõ rệt.

Bảng 2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa được công nhận cấp quốc gia và địa phương phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh năm 2014

T T Huyện, thị xã, thành phố Diện tích (km2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 37)