Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 87 - 92)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát

Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động DL Bắc Ninh rất cần thiết bởi đây là những đánh giá và tầm nhìn có tính chiến lược trên cơ sở phân tích về lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc đề ra các định hướng và giải pháp phát triển DL Bắc Ninh đạt hiệu quả cao.

2.2.4.1. Điểm mạnh

Bắc Ninh là địa phương có TNDL phong phú. Thế mạnh DL Bắc Ninh có thể được gói gọn trong hai chữ “bảy Tổ” của Việt Nam là: Chùa Tổ - Nam

Bang Thuỷ Tổ - Nam giao học Tổ - Thuỷ Tổ Quan Họ - Tổ Trúc lâm thiền sư – Lý Thái Tổ - Tổ quân khí. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển những sản phẩm DL độc đáo cho DL Bắc Ninh.

Bắc Ninh có vị trí địa lí và hạ tầng DL tương đối phát triển. Với vị trí liền kề với Hà Nội, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh) và nằm trên tuyến DL quốc gia Hà Nội - Quảng Ninh, trên trục hành lang kinh tế - du lịch Vân Nam – Lào Cai - Hà Nội – Quảng Ninh; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên Bắc Ninh có lợi thế quan trọng đặc biệt trong phát triển DL. Với vị trí thuận lợi nằm trên các tuyến đường giao thông quan trọng: QL 18, QL 1A, ... cùng với sự phát triển của các tuyến đường sông và sự nâng cấp sân bay Nội Bài tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Ninh thiết kế các tour DL.

2.2.4.2. Điểm yếu

Đội ngũ lao động ngành DL Bắc Ninh còn hạn chế cả về số lượng và trình độ quản lý, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yếu cầu phát triển DL trong cơ chế thị trường. Điều này thể hiện rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, nhiều khu/ điểm tham quan DL ở thành phố Bắc Ninh, làng tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, chùa Dâu, ... còn hạn chế.

DL Bắc Ninh còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật DL, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng, các dịch vụ về ngân hàng, vui chơi giải trí ít gây khó khăn cho vấn đề thu hút KDL trên địa bàn tỉnh.

Sản phẩm DL vẫn còn sự chồng chéo giữa các khu, điểm DL và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá DL so với yêu cầu phát triển còn yếu, đến nay vẫn chưa có được một chiến lược cụ thể và chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp của địa phương cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình Hành động Quốc gia về DL.

Bắc Ninh còn chưa khai thác được hiệu quả lợi thế DL đường sông. Mặc dù có sông Đuống, sông Cầu kết nối TP. Bắc Ninh với nhiều điểm DL, tuy nhiên các tuyến DL đường sông vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm

năng nên chưa phát huy được lợi thế và nét đặc sắc của tuyến giao thông tự nhiên, gắn kết các di tích lịch sử - văn hóa vốn vô cùng phong phú dọc các sông, gắn với nền văn minh lúa nước của Việt Nam.

DL Bắc Ninh vẫn mang tính mùa vụ. Lượng KDL tập trung chủ yếu trong 3 tháng đầu xuân và một phần vào mùa hè, chiếm khoảng trên 60% tổng lượng khách trong năm, công suất sử dụng phòng trung bình của Bắc Ninh đạt khoảng 52% thì trong mùa thấp điểm những chỉ tiêu này chỉ đạt trên 30 % và 41%. Tính liên kết DL của Bắc Ninh với các địa phương khác trong vùng DL ĐBSH & DHĐB còn yếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế các dòng khách đến và ở lại Bắc Ninh, đặc biệt từ Hà Nội cũng như các tour DL trong không gian DL tiểu vùng du lịch Trung tâm chưa được hình thành một cách rõ nét.

2.2.4.3. Cơ hội

DL Bắc Ninh hiện đang đứng trước cơ hội to lớn khi nhu cầu DL trên thế giới đang ngày một tăng. Thực tế cho thấy không chỉ trong mùa DL mà ngay trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ tết, lượng khách DL nội địa từ Hà Nội về các tỉnh phụ cận, trong đó có Bắc Ninh là rất lớn, đặc biệt là khách DL quá cảnh từ Hà Nội đi Hải Phòng - Quảng Ninh. Nếu Bắc Ninh tổ chức tốt và có được những sản phẩm DL phù hợp cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông, đặc biệt là đường bộ, thì đó sẽ là cơ hội lớn để Bắc Ninh trở thành điểm đến DL lý tưởng của KDL.

Bắc Ninh đang có được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ trong việc phát triển đô thị, nâng cấp hạ tầng DL và tôn tạo các điểm di tích danh thắng. Quy hoạch tổng thể phát triển DL vùng ĐBSH & DHĐB đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định Bắc Ninh là một điểm đến DL quan trọng của Tiểu vùng DL Trung tâm trên tuyến DL quốc gia Hà Nội - Quảng Ninh. Điều này góp phần thu hút KDL nhiều hơn cho Bắc Ninh trong tương lai.

2.2.4.4. Thách thức

Thách thức lớn nhất trong phát triển DLBắc Ninh là việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. TNDL chính ở Bắc Ninh là các di tích văn hóa – lịch sử,

lễ hội, làng nghề truyền thống, ... Đó chính là yếu tố thúc đẩy KDL đến Bắc Ninh để tham quan trải nghiệm hay nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống này. Hội nhập, giao lưu và việc khai thác bản sắc văn hóa truyền thống nếu không được phát triển đúng cách sẽ khiến cho các giá trị văn hóa bị mai một, mất dần bản sắc truyền thống.

DL Bắc Ninh đang phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn. Trước hết là với một số địa phương như: Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang trong điều kiện DL Bắc Ninh còn phát triển ở mức thấp, hình ảnh DL Bắc Ninh nói chung còn mờ nhạt, sản phẩm DL còn đơn điệu và chưa phát huy được hết những tiềm năng đặc thù của địa phương.

Ngoài ra, DL Bắc Ninh cũng đang đứng trước thách thức lớn về sự xuống cấp của tài nguyên, môi trường DL mà trong đó tình trạng chồng chéo trong quản lý là một bất cập lớn. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở sự xuống cấp của nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá, sự suy giảm cảnh quan, đa dạng sinh học ở các khu tự nhiên do hoạt động khai thác không được quản lý và tình trạng chồng chéo giữa quy hoạch DL với quy hoạch khai thác vật liệu xây dựng; cảnh quan bị xâm hại, ..

Tiểu kết chương 2

Bắc Ninh là một vùng đất văn hiến có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời. Nơi đây được coi là “xứ sở của lễ hội”, “mảnh đất trăm nghề”, “quê hương của nhiều thủy tổ”, là mảnh đất của truyền thống khoa bảng, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - dân ca Quan họ Bắc Ninh, ... Đó chính là nguồn TNDL hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của KDL.

Quá trình hội nhập đã và đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành DL tỉnh Bắc Ninh phát triển cả về số lượng và chất lượng. Việc khai thác thế mạnh về văn hóa truyền thống trong phát triển DL ở Bắc Ninh góp phần quảng bá hình ảnh DL – một Bắc Ninh thân thiện, mến khách và giàu bản sắc văn hóa đến du khách, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân và góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, hoạt động DL vẫn

còn nhiều hạn chế về lao động; cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch thiếu đồng bộ; hoạt động marketing xúc tiến quảng bá DL chưa phát triển, ... nên so với các địa phương trong vùng thì DL Bắc Ninh còn chiếm vị trí nhỏ trong bức tranh DL vùng ĐBSH & DHĐB .Vì thế đòi hỏi sự quan tâm đầu tư hơn nữa về mọi mặt và sự tham gia tích cực của người dân địa phương cũng như các cấp ủy để nâng cao hiệu quả DL.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 87 - 92)