Tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 34 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập

Thực tế cho thấy trong bối HNQT hiện nay, điểm đến DL nào không tự nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển thì sẽ bị loại ra khỏi “cuộc chơi” cho dù điểm đến rất có tiềm năng DL.

1.2.1.1. Khách du lịch

Trên thực tế trong hơn hai thập kỷ qua ngành DL Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt. Lượng KDL tăng nhanh trong giai đoạn 2005 – 2015 cả về số lượng và thị phần. Nếu năm 2005, lượng KDL của Việt Nam mới đạt 19.578 nghìn lượt thì đến năm 2015 đã tăng lên 64.943 nghìn lượt khách, tăng 45.365 nghìn lượt khách, tăng hơn 4 triệu lượt khách/ năm.

Hình 1.1. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015

(Nguồn: Xử lí số liệu từ [31], [35])

Trong cơ cấu KDL của Việt Nam chủ yếu là KDL nội địa chiếm trên 80% tổng lượng khách và đạt 57 triệu lượt năm 2015, tăng 40.900 nghìn lượt so với năm 2005. 16100 19200 25000 30000 35000 57000 3478 4230 3748 6014 7572 7943 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2005 2007 2009 2011 2013 2015 Khách nội địa Khách quốc tế Nghìn lượt Năm

KDL quốc tế còn chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây từ 3.478 nghìn lượt năm 2005 lên 7.943 nghìn lượt năm 2015. Hầu hết KDL quốc tế đến từ các thị trường truyền thống của nước ta đều đạt mức tăng trưởng cao: Nhật Bản, Singapo, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia,…và chủ yếu là KDL thuần túy và công vụ.

1.2.1.2. Doanh thu du lịch

Với sự gia tăng nhanh của lượng KDL về số lượng và ngày lưu trú cùng sự phát triển của các loại hình dịch vụ DL nên doanh thu từ ngành kinh tế DL tăng nhanh trong những năm qua từ 30 nghìn tỷ đồng năm 2005 lên 337,83 nghìn tỷ đồng năm 2015 và đóng góp khoảng 6% GDP toàn nền kinh tế.

Bảng 1.1. Doanh thu du lịch Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015

(Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)

Năm Doanh thu Năm Doanh thu

2005 30 2011 130

2007 56 2013 200

2009 68 2015 337,83

(Nguồn: [31], [35])

Doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống là chủ yếu nhưng doanh thu từ các dịch vụ khác cũng được tăng lên do sự da dạng của các dịch vụ khác: Vui chơi giải trí, ngân hàng, … Năm 2015, DL cũng là một trong 5 ngành kinh tế mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho quốc gia đất nước, chiếm trên 50% cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của nền kinh tế.

1.2.1.3. Nguồn nhân lực du lịch

Về số lượng: Nhân lực ngành DL những năm gần đây tăng trưởng mạnh.

Năm 2015 ngành DL đã giải quyết việc làm cho 1,75 triệu lao động, tăng 874.872 lao động (gấp 1,9 lần) so với năm 2005. Theo số liệu dự báo của Tổng cục Du lịch thì đến năm 2020 ngành DL sẽ giải quyết việc làm cho hơn 4 triệu lao động và năm 2030 là hơn 6 triệu lao động.

Bảng 1.2. Số lượng lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 (Đơn vị: Người) Năm Chỉ tiêu 2005 2007 2010 2015 Lao động trực tiếp 275.128 391.177 460.000 550.000

Lao động gián tiếp 600.000 860.600 1.012.000 1.200.000

Tổng số 875.128 1.251.200 1.472.000 1.750.000

(Nguồn: [4], [35])

Về chất lượng: Lao động DL có trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao

đẳng là lực lượng lao động trực tiếp phục vụ khách, cung cấp sản phẩm DL, chiếm 47,3% nhân lực được đào tạo, bằng 19,8% tổng nhân lực toàn ngành. Nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học về DL chiếm 7,4% số nhân lực có chuyên môn DL, bằng 3,2% tổng nhân lực. Như vậy, nhân lực có trình độ đại học và trên đại học về DL còn thấp so với nhu cầu phát triển và HNQT.

1.2.1.4. Cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch

Cùng với sự gia tăng lượng khách thì cơ sở lưu trú DL cũng tăng nhanh từ 7.039 cơ sở năm 2006 lên 18.800 cơ sở năm 2015 với 355.000 buồng, số buồng khách sạn 3-5 sao đạt 21%.

Bảng 1.3. Số cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2006– 2015

Năm 2006 2010 2012 2014 2015

Số lượng cơ sở 7.039 12.352 15.381 16.000 18.800

Số buồng 160.500 237.111 277.661 332.000 355.000

(Nguồn: [4], [35])

Đặc biệt, trong năm 2013 với sự ra đời của hàng loạt cơ sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort) cao cấp 4-5 sao với quy mô lớn như: Grand Plaza Hà Nội, Novotel, Havana, Intercontinental, The Grand Hồ Tràm Strip, Mường Thanh, Mariott, Laguna, ... đã gó p phần làm cho diện mạo ngành DL Việt Nam thay đổi căn bản với những tín hiệu tích cực.

Hiện nay cả nước có trên 1.250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa; các cơ cở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo nâng cấp phục vụ KDL ở hầu hết các địa bàn trọng điểm phát triển DL.

1.2.1.5. Các sản phẩm du lịch

Trong quá trình phát triển, các sản phẩm DL đã dần được hình thành gắn với nguồn TNDL độc đáo như: Festival Huế, carnival Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt, …

Các khu, điểm DL quốc gia và các đô thị DL là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm DL được định hướng phát triển. Một số sản phẩm DL đã được hình thành theo các tuyến DL chuyên đề như: "Con đường huyền thoại theo đường Hồ Chí Minh", "Con đường di sản miền Trung", "Con đường xanh Tây Nguyên", tuyến DL "Vòng cung Tây Bắc", ….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 34 - 37)