Về hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 29 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.1.2. Về hội nhập

1.1.2.1. Các quan niệm về hội nhập

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về HNQT. Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng hội nhập là sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình; sản phẩm đó là sự hình thành một nhà nước liên bang kiểu Hoa Kỳ và Thụy Sỹ. Cách tiếp cận thứ hai lại cho rằng hội nhập là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu thương mại, thông tin, du lịch, … từ đó hình thành dần các cộng đồng (vừa là quá trình vừa là sản phẩm). Cách tiếp cận thứ ba xem xét dưới góc độ là hiện tượng các nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế mỗi nước và mục tiêu theo đuổi [28].

Từ các cách hiểu trên có thể nói HNQT được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt

chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), HNQT vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường, nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia. Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập hình thành nên và củng cố các định chế/tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế.

HNQT có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội,...), nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi (gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau.

Về hình thức, HNQT bao gồm các hoạt động: Thúc đẩy quan hệ song phương dựa trên các chuẩn mực quốc tế chung; gia nhập các tổ chức quốc tế, các cơ chế hợp tác quốc tế; xây dựng các luật lệ và chuẩn mực; thực hiện các luật lệ, chuẩn mực, các hoạt động chung ở phạm vi quốc tế và quốc gia.

1.1.2.2. Nội dung hội nhập quốc tế của hoạt động du lịch

Ngày nay DL đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người nhất là khi chất lượng cuộc sống đang ngày càng được nâng cao. Tổ chức DL thế giới (UNWTO) từng đánh giá: DL ngày nay đã trở thành một hiện tượng quan trọng nhất của đời sống hiện đại. Vì thế, trong bối cảnh HNQT đa chiều, sự phát triển của ngành du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng và được biểu hiện ở nhiều khía cạnh.

a. HNQT thúc đẩy mở rộng thị trường KDL, tăng sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế

Với sự hội nhập ngày càng sâu và rộng trên mọi lĩnh vực đã tạo nhiều điều kiện cho ngành kinh tế DL phát triển. Đặc biệt, nhiều tổ chức toàn cầu, khu vực đã được hình thành liên kết với nhau, đang tham gia trực tiếp hoặc gián

tiếp điều tiết hoạt động DL: Tổ chức DL thế giới (UNWTO - 1975), Hội đồng DL và lữ hành thế giới (WTTC – 1990), Hiệp hội khách sạn quốc tế (IHA – 1947), Hiệp hội DL châu Á – Thái Bình Dương (PATA – 1951), Hiệp hội DL ASEANTA – 1971), … Sự hợp tác giữa các tổ chức DL giúp đa dạng hóa nguồn khách và tăng tính cạnh tranh phát triển DL trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KDL.

Có thể nói, DL trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới. Đây là cơ hội to lớn để các nước có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng nhờ lợi thế về TNDL để mở rộng thị trường KDL bằng cách phát triển nhiều loại hình DL khác nhau, đặc biệt xu hướng DL cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển. Đây cũng là loại hình DL có sức hấp dẫn đặc biệt với KDL quốc tế khi mà các giá trị văn hóa truyền thống ngày càng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống.

b. HNQT làm cho nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng

HNQT tạo sự thuận lợi cho KDL trong việc di chuyển giữa các quốc gia. Nguồn KDL ở các thị trường khác nhau có nhu cầu khác nhau khi DL. Đối với KDL quốc tế hiện nay rất chú trọng đến việc tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống bản địa, muốn khám phá những cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh còn nhiều nét nguyên sơ. Vì thế bên cạnh các loại hình DL tham quan nghỉ dưỡng đơn thuần thì đã nảy sinh nhiều loại hình DL mới: DL cộng đồng, DL mạo hiểm, DL MICE, DL chữa bệnh, …

c. HNQT đòi hỏi nguồn nhân lực cho phát triển du lịch cần tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng

Quá trình HNQT thúc đẩy nhu cầu di chuyển của người dân thông qua các chuyến DL với sự gia tăng nhanh lượng KDL ở các quốc gia. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KDL đòi hỏi ngành DL của các nước phải có sự đầu tư, cải thiện về nguồn nhân lực DL.

HNQT giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực và khoa học công nghệ, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá DL và tích lũy kinh nghiệm tổ chức quản lý hoạt động DL nhờ hợp tác giáo dục đào tạo, chuyển giao công nghệ. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động DL. Điều này giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL về cách thức tổ chức các tour du lịch cũng như việc xây dựng hệ thống hình ảnh quảng bá DL sẽ sinh động hơn nhờ việc áp dụng công nghệ thông tin.

d. HNQT vừa phải giữ gìn văn hóa truyền thống vừa phát huy bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch

DL góp phần vào xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các hoạt động gắn với DL cộng đồng tạo thu nhập trực tiếp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ và phát triển bền vững. Thông qua DL, văn hó a địa phương, các vùng miền được tôn trọng, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị và được giới thiệu, quảng bá rộng rãi.

Hoạt động DL thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, là nguồn cổ vũ cho hòa bình thế giới và giảm đi thành kiến giữa các dân tộc. Nhờ DL mà các dân tộc ở các quốc gia khác nhau ngày càng trở nên gần gũi và chia sẻ với nhau nhiều hơn về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân mỗi nước được hưởng thụ tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại.

1.1.2.3. Những tác động của hội nhập đối với sự phát triển du lịch

a. Tác động tích cực

Thứ nhất, HNQT giúp cho quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia ngày

càng mở rộng đã tạo ra nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư và công nghệ vào sự phát triển các ngành kinh tế trong đó có DL; thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch.

Thứ hai, hội nhập tạo vị thế bình đẳng trên trường quốc tế, tranh thủ được lợi thế và uy tín của các tổ chức DL khu vực và thế giới để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh trong các mối quan hệ quốc tế.

Thứ ba, quá trình HNQT giúp bổ sung những giá trị văn hóa tiên tiến,

văn minh của nhân loại để làm phong phú, đa dạng màu sắc bức tranh văn hóa của các vùng miền, các nước. Đồng thời loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, thiếu văn minh, thiếu tính nhân văn so với thời đại. Điều này sẽ tạo ra cái nhìn đầy thiện cảm của KDL và sức cuốn hút họ tìm kiếm những vỉ tầng văn hóa mang nét độc đáo của các dân tộc. Từ đó nâng cao sức hút của điểm đến DL.

b. Những thách thức

Thứ nhất, sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với

các quốc gia khi mà ngành DL còn non trẻ và nhiều điểm yếu. Sự cạnh tranh này biểu hiện cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia.

Thứ hai, nhu cầu DL thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị

mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng DL. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật. Nếu ngành DL của các quốc gia không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp.

Thứ ba, HNQT có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc văn hóa dân tộc và

văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự xâm lăng của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Trong quá trình hội nhâp, DL có thể làm biến đổi những nét văn hóa của địa phương trở thành hàng hóa, những tín ngưỡng, tập quán, lễ hội bị biến đổi về hình thức và nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu của KDL. Thậm chí, sự di chuyển của khách du lịch qua nhiều vùng miền, quốc gia với những

quan hệ xã hội khác nhau có thể gây ra những bất đồng về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)