Thực trạng hoạt động du lịch theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 76 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Thực trạng hoạt động du lịch theo lãnh thổ

Trên cơ sở vị trí địa lí thuận lợi, nguồn TNDL phong phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đang được cải thiện và nhu cầu của KDL cùng với mối liên quan về DL với lãnh thổ lân cận đã dẫn đến sự phân hóa không gian lãnh thổ DL. Tổ chức lãnh thổ DL ở Bắc Ninh bước đầu được hình thành và phát triển, phù hợp với xu thế phát triển không gian lãnh thổ DL của vùng ĐBSH & DHĐB cũng như trên phạm vi cả nước.

2.2.2.1. Điểm du lịch

Bắc Ninh là địa phương có mật độ di tích dày đặc với nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống, ... đặc biệt là di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh cùng với sự thuận lợi về vị trí địa lí, chính sách phát triển kinh tế nên ở Bắc Ninh đã hình thành nhiều điểm DL hấp dẫn du khách.

a. Điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế

* Đền Bà Chúa Kho: Hiện do Ban quản lí địa phương quản lý và đầu tư

tôn tạo, nâng cấp. Khách đến với mục đích tâm linh là chủ yếu và tập trung vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 âm lịch hàng năm. Lượng khách trung bình đạt 40.000 lượt/năm – 50.0000 lượt/năm. Các dịch vụ chủ yếu đồ thờ cúng.

* Khu vực đền Đô – đình Đình Bảng: đã đầu tư khá hoàn chỉnh, giá trị

đầu tư khoảng gần 42 tỷ đồng (đền Đô khoảng 30 tỷ đồng, đình Đình Bảng khoảng 12 tỷ đồng).

*Chùa Phật Tích

Còn có tên chữ là "Vạn Phúc Tự", xây dựng trên sườn núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du. Hàng năm,ngày mùng 4 tháng giêng ở đây có mở hội xem hoa mẫu đơn, lưu truyền câu truyện Từ Thức gặp tiên.

Chùa Phật Tích được trùng tu, tôn tạo khá quy mô vào năm 2010 nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Hiện nay, chùa có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ phật đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ.

Chùa Phật Tích cách quốc lộ 1B khoảng 4 km, giao thông tương đối thuận lợi, lại có ưu thế hơn hẳn các địa điểm DL khác ở Bắc Ninh do chùa nằm trong địa thế đẹp "tựa núi – nhìn sông". Hiện nay UBND tỉnh đã có dự án xây cầu nối liền 2 bờ sông Đuống nhằm kết nối các điểm DL quan trọng nhất của tỉnh theo tuyến DL văn hóa: Đền Đô – chùa Phật Tích – Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương – chùa Bút Tháp – chùa Dâu – làng tranh dân gian Đông Hồ.

Hàng năm chùa Phật Tích thu hút trung bình khoảng 28.000 – 30.000 lượt khách/năm, dịp lễ hội (mồng 4 và 5 tháng giêng – âm lịch) ước đạt 18.000 – 20.000 lượt. Tuy nhiên chủ yếu là khách vãng lai.

* Khu di tích núi Lim

Chùa Hồng Ân ngự trên đỉnh núi Lim, tại thị trấn Lim, huyện Tiên Du. Tỉnh Bắc Ninh là một danh lam cổ tự. Núi Lim là trung tâm tổ chức lễ hội Quan Họ - một sinh hoạt văn hóa truyền thống nổi tiếng và đặc sản của vùng quê Kinh Bắc. Hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm tại đồi Lim. Khu di tích nằm cạnh quốc lộ 1A và QL 1B, trên tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Dương - Quảng Ninh rất thuận tiện về giao thông.

Đây là điểm DL có khả năng thu hút khách vào loại lớn nhất Bắc Ninh. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội đã thu hút khoảng 80 – 100 nghìn lượt khách thập phương. Thời gian lưu trú từ 1 – 2 ngày.

* Làng tranh dân gian Đông Hồ

Nằm cách quốc lộ 38 khoảng 2km, phương tiện di chuyển thuận tiện (xe máy, ô tô, xe buýt). Làng tranh Đông Hồ liền kề với thị trấn Hồ nên cơ sở ăn uống, lưu trú khá tốt. Trung tâm giao lưu văn hóa tranh dân gian Đông Hồ do gia đình ông Nguyễn Đăng Chế đóng góp xây dựng rộng 5.500m2 vừa mới khánh thành thật sự tạo ra được một không gian văn hóa độc đáo, trở thành một địa chỉ không thể thiếu cho du khách trong và ngoài nước.

Nhìn chung lượng KDL gần đây còn hạn chế, phụ thuộc vào lượng khách đến chùa Dâu và chùa Bút Tháp, khoảng 30.000 lượt khách/năm. Đặc biệt, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia và đang đề nghị Unesco công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại

b. Điểm du lịch có ý nghĩa vùng, địa phương

* Chùa Dâu (Thuận Thành)

Chùa Dâu tọa lạc trên một khu đất rộng thuộc làng Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa Dâu là ngôi chùa đầu tiên, cổ nhất của Việt

Nam, được khởi dựng từ thế kỉ II – III sau Công Nguyên. Hiện nay chùa đã được đầu tư hoàn thiện giai đoạn 1 với trị giá khoảng hơn 23 tỷ đồng. Các dịch vụ DL chưa phát triển. Gần đây địa phương đang đề nghị thành lập tổ hướng dẫn viên DL và thành lập ban quản lí do chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Khách đến chùa Dâu bao gồm sinh viên, nhà nghiên cứu và thu hút đáng kể KDL tâm linh và một số khách du lịch quốc tế, trung bình 25.000 – 30.000 lượt khách/năm.

* Chùa Bút Tháp (Thuận Thành)

Đây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ và nét nguyên sơ hấp dẫn của nó với sự dung hội hai nền văn hóa Việt – Hoa.

Nằm trên tour DL khá hấp dẫn làng tranh Đông Hồ - Lăng Kinh Dương Vương – Chùa Bút Tháp – Chùa Dâu – Luy Lâu nên lượng khách đến đây đạt khoảng 27.000 lượt/năm trong đó khách quốc tế đạt 6.000 lượt khách/năm.

*Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương (Thuận Thành)

Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương là nơi thờ phụng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, những bậc Thùy tổ của dân tộc Việt Nam. Tại đây hàng năm, vào ngày 18 tháng Giêng tức ngày mất của Kinh Dương Vương nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ các bậc Thủy tổ và đón tiếp khách thập phương về dâng hương.

Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương có tổng diện tích gần 40ha, gồm không gian bảo tồn di tích, không gian phát huy giá trị di tích, không gian quản lý và dịch vụ phụ trợ. Trong đó dự án xây dựng bến sông Đuống nhằm tôn tạo gần 500 tỷ đồng.

Lượng khách đến đây tùy thuộc vào lượng khách đến chùa Dâu – chùa Bút Tháp, trung bình khoảng 25.000 – 30.000 lượt khách/năm. Thời gian lưu trú ngắn, chỉ từ 1 – 2 ngày.

nh 2 .1 2 . Bả n đồ tổ chức k h ô n g g ia n v à t uyến, đi ểm du lị ch t ỉnh Bắ c N inh (Ng uồ n: T ác g iả b n vẽ)

*Văn Miếu Bắc Ninh (Thành phố Bắc Ninh)

Văn miếu Bắc Ninh được đánh giá là một trong số ít văn miếu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu với những tư liệu, hiện vật đặc trưng, hiếm có minh chứng cho truyền thống hiếu học, khoa bảng vẻ vang của vùng đất Kinh Bắc xưa và Bắc Ninh ngày nay.

Khách đến Văn miếu trải đều các tháng trong năm, khoảng 20.000 lượt khách/năm. Lượng khách quốc tế đến không đáng kể, khách nội địa chiếm tới 90% tổng lượt khách.

* Chùa Tiêu (Từ Sơn)

Chùa Tiêu (còn được gọi là chùa Thiên Tâm) thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, cách Hà Nội 20 km về phía Bắc dọc theo tỉnh lộ 295B.

Những công trình kiến trúc của Chùa Tiêu hiện nay là sản phẩm kiến trúc nghệ thuật thời nhà Lê đến nhà Nguyễn. Trên đỉnh non Tiêu là tương đài Vạn Hạnh nghiêm trang bề thế.

Nằm trong quần thể khu vực di tích liên quan đến thời nhà Lý, là trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam – nơi thụ thai và nuôi dưỡng Lý Thái Tổ đến năm 15 tuổi. Chùa được quan tâm đầu tư, song chưa có quy hoạch phát triển DL. Đây là điểm được nhiều du khách lựa chọn, lượng khách trung bình khoảng 10.000- 15.000 lượt khách/năm. Các dịch vụ chủ yếu hàng thờ cúng và một vài đồ lưu niệm.

Ngoài ra các điểm DL thuộc khu lưu niệm cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ (Từ Sơn); khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự (Từ Sơn); đền thờ Cao Lỗ Vương (Gia Bình); đền thờ Lê Văn Thịnh (Gia Bình) cũng đang được đầu tư tu bổ xây dựng để phát triển DL.

2.2.2.2. Khu du lịch

Thực hiện nhiệm vụ đề ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển DL Bắc Ninh đến năm 2010, ngành DL đã xác định 3 dự án DL ưu tiên đầu tư gồm: Khu DL văn hoá quan họ Cổ Mễ (Bắc Ninh); Khu DL văn hoá Đền Đầm (Từ

Sơn) và Khu DL văn hoá Phật Tích (Tiên Du) và dự kiến quy hoạch 03 khu DL: Thiên Thai (huyện Gia Bình); Như Nguyệt (huyện Yên Phong); Hàm Long – Núi Dạm (Thành phố Bắc Ninh) để xác định quỹ đất phát triển DL và làm động lực phát triển các tuyến DL khép kín, liên hoàn trên địa bàn.

- Khu DL văn hoá Quan họ Cổ Mễ: UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi

tiết ngày 03/8/1998 với quy mô 73ha. Đã lập dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Quyết định số 1370/QĐ - CT ngày 19/8/2003 với tổng số vốn đầu tư hơn 108 tỷ đồng. Cuối năm 2004 đã triển khai đầu tư hai tuyến RD01 và RD05 với tổng số vốn phê duyệt hơn 11 tỷ đồng (trong đó có 6 tỷ đồng hỗ trợ từ nguồn vốn TW). Hiện Công ty Cổ phần đầu tư phát triển An Việt đang triển khai xây dựng theo Giấy chứng nhận đầu tư 21-1-2-1-000 084 ngày 15/8/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh với diện tích quy hoạch: 40,77ha và tổng vốn đầu tư: 585 tỷ đồng.

- Khu DL văn hoá Đền Đầm: UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số

980/QĐ - CT ngày 28/9/2001 với quy mô 52,2 ha và giao công ty xây dựng số 2 Hà Nội làm chủ đầu tư. Quy hoạch khu du lịch đã được điều chỉnh theo Quyết định số 94/QĐ - UB ngày 21/6/2004. Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho Công ty Cổ phần Solatech và Công ty Cổ phần sân golf ngôi sao Chí Linh thực hiện dự án theo hình thức BT (theo QĐ số 1058/QĐ - UBND của UBND tỉnh ngày 12/8/2010) với tổng diện tích quy hoạch: khoảng 62ha. Tổng vốn đầu tư: 1.319 tỷ đồng.

- Khu DL văn hoá Phật Tích: UBND huyện Tiên Du có tờ trình số

417/TTr - CT ngày 03 tháng 9 năm 2005 về việc đầu tư hệ thống đường giao thông cho dự án. UBND tỉnh Bắc Ninh có Quyết định số 1900/QĐ - CT ngày 23 tháng 9 năm 2005 phê duyệt dự án gồm 7 tuyến đường nhánh có tổng chiều dài hơn 5.000m và vốn đầu tư gần 11 tỷ đồng. Năm 2006 đã giao vốn 4 tỷ và năm 2008 giao 1 tỷ đồng vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu của trung ương. Khu DL văn hóa Phật Tích hiện nay đang tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư.

a. Tuyến du lịch nội tỉnh

Ngành DL Bắc Ninh đã xác định được một số tuyến DL nội tỉnh, gồm 3 tuyến DL đường bộ và 1 tuyến DL đường sông và một số tuyến DL chuyên đề.

*Các tuyến DL đường bộ

- Tuyến TP. Bắc Ninh – Từ Sơn: Là tuyến DL quan trọng kết nối 2 trung tâm DL của vùng. Tuyến này xuất phát từ TP. Bắc Ninh theo Quố lộ 1A về phía Tây Nam với các điểm DL: Đền Bà chúa Kho, Văn miếu Bắc Ninh, thành cổ Bắc Ninh, chùa Phật Tích, Đền Đô, ....

- Tuyến TP. Bắc Ninh – Hồ: Bắt đầu từ TP. Bắc Ninh theo Quốc lộ 38 về phía Nam của tỉnh đến huyện Thuận Thành, theo các Tỉnh lộ 280, Tỉnh lộ 281 đến các điểm DL: Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lăng và đền Kinh Dương Vương, lăng và đền thờ Sỹ Nhiếp, ...

- Tuyến TP. Bắc Ninh – Hồ - Gia Bình: Xuất phát từ TP. Bắc Ninh theo Quốc lộ 38 về phía Đông Nam. Sau đó theo Tỉnh lộ 280, Tỉnh lộ 282 đến các điểm DL: Làng Việt Cổ ở Vạn Ninh, làng đúc đồng Đại Bái, làng tre trúc Xuân Lai, núi Thiên Thai, ...

* Tuyến DL đường sông: Dọc sông Cầu từ TP. Bắc Ninh đến ngã ba Xà (Tam Giang, Yên Phong) với điểm DL làng Diềm, di tích chiến tuyến Như Nguyệt; tuyến DL dọc sông Đuống từ lăng Kinh Dương Vương đến đền thờ Cao Lỗ Vương có các điểm DL: Chùa Bút Tháp – lăng Kinh Dương Vương – tranh Đông Hồ - núi Thiên Thai – đền thờ Lê Văn Thịnh – làng cổ Vạn Ninh – bến Bình Than – đền Cao Lỗ Vương.

* Các tuyến DL chuyên đề

- Tuyến DL chùa cổ Việt Nam: chùa Dâu, chùa Bút Tháp (Thuận Thành), chùa Tiêu (Từ Sơn), chùa Phật Tích (Tiên Du), ...

- Tuyến DL làng nghề: Làng tranh Đông Hồ, tranh tre Xuân Lai (nghề tranh) - làng Đại Bái (nghề đúc đồng) - làng Đồng Kỵ (nghề chạm khắc gỗ) –

làng Phù Lãng (nghề gốm) - làng Hồi Quan (Tương Giang - nghề dệt) - làng Đống Cao (nghề làm giấy dó).

- Tuyến DL danh nhân và khoa bảng: Đền Đô – thờ 8 vị vua triều Lý, khu lưu niệm cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ, khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự, đền thờ Nguyễn Cao, đền thờ trạng Bịu, ...

b. Tuyến DL liên tỉnh, quốc tế

Việc xác định các tuyến DL liên tỉnh ở Bắc Ninh dựa trên thực tế và qui hoạch tổ chức lãnh thổ của vùng DL ĐBSH & DHĐB, cùng mối liên hệ với vùng DL trung du miền núi phía Bắc. Tuyến DL liên tỉnh quan trọng đối với Bắc Ninh gồm:

- Tuyến Hà Nội – Bắc Ninh- Hải Dương – Quảng Ninh: Từ Hà Nội theo Quốc lộ 1A đến TP. Bắc Ninh theo Quốc lộ 18. Đây là tuyến DL quốc gia quan trọng, dọc hành lang kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trực tiếp liên kết Bắc Ninh, Hà Nội và Quảng Ninh. Trên tuyến DL này, Bắc Ninh đang xây dựng trạm dừng chân gần ranh giới với Hải Dương trên dịa bàn huyện Quế Võ nhằm cung cấp cho du khách các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ dùng chân và mua sắm các sản phẩm, hàng lưu niệm từ các làng nghề nổi tiếng của địa phương: Tranh Đông Hồ, tranh tre Xuân Lai, gốm Phù Lãng, ...

- Tuyến DL Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn theo Quốc lộ 1A hoặc 1B là tuyến DL quan trọng trong hành lang kinh tế DL khu vực Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

- Tuyến DL Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Phòng – Quảng Ninh: Từ Hà Nội theo Quốc lộ 1 đến TP. Bắc Ninh theo Quốc lộ 38 đến Hải Dương nối vào Quốc lộ 5. Đây là tuyến du lịch chạy ngang Bắc Ninh nối với không gian du lịch chính của tỉnh là TP. Bắc Ninh và phụ cận; TT Hồ và vùng phụ cận.

2.2.2.4. Cụm du lịch

Với nguồn TNDL phong phú đặc biệt là TNDL nhân văn với mật độ di tích, làng nghề dày đặc cùng những giá trị văn hóa truyền thống khác tạo điều kiện thuận lợi cho ngành DL phát triển, thu hút lượng lớn du khách. Hiện nay

trên địa bàn tỉnh đã hình thành các cụm DL. Cụm DL ở TX. Từ Sơn, Thuận Thành, Gia Bình với sự liên kết tập trung của rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, làng nghệ truyền thống nổi tiếng, văn hóa ẩm thực phong phú luôn tạo sức hấp dẫn lớn và để lại ấn tượng tốt với du khách.

2.2.2.5. Trung tâm du lịch

TP. Bắc Ninh – đô thị trung tâm của tỉnh, với vai trò là đầu mối của mọi hoạt động hành chính, kinh tế, dịch vụ, thương mại nên thành phố cũng là trung tâm DL lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh.

TP. Bắc Ninh nằm trên nhiều quóc lộ quan trọng: Quốc lộ 18, Quốc lộ 38, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B tạo thuận lợi về giao thông vận tải, thông tin liên lạc mà còn tập trung hầu hết các cơ sở lưu trú, ăn uông cao cấp của tỉnh: Khách sạn Hoàng Gia, Phú Sơn, Đông Đô, ... và cũng là nơi được lựa chọn ở tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)