Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 92 - 94)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030

3.1.1.1. Mục tiêu phát triển

Trong quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định một số nội dung quan trọng sau:

a. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, DL cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hê ̣ thống cơ sở vâ ̣t chất - kỹ thuâ ̣t đồng bô ̣, hiê ̣n đa ̣i; sản phẩm DL có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiê ̣u, mang đâ ̣m bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành DL phát triển.

b. Mục tiêu cụ thể

- Về tổ chức lãnh thổ: Phát triển 7 vùng DL với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu DL quốc gia; 41 điểm DL quốc gia; 12 đô thị DL và một số khu, điểm DL quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển DL cho các vùng và cả nước.

- Về các chỉ tiêu phát triển ngành:

+ KDL: Năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm. Đến năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm.

+ Tổng thu từ KDL: Năm 2020 đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD, đến năm 2030 đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD.

+ Đóng góp của DL trong GDP:Năm 2020, du lịch chiếm 7% tổng GDP cả nước và năm 2030, chiếm 7,5%.

+ Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2020 có 580.000 buồng; năm 2030 có 900.000 buồng.

+ Chỉ tiêu việc làm: Năm 2020 là 2,9 triê ̣u (trong đó 870 nghìn lao đô ̣ng trực tiếp), năm 2030 là 4,7 triệu (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp).

+ Nhu cầu đầu tư:Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2011 - 2015 là 18,5 tỷ USD; giai đoạn 2015 - 2020 là 24 tỷ USD và 2020 - 2030 là 26,5 tỷ USD.

- Về văn hóa: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam; phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc.

- Về an sinh - xã hội: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh và giải quyết các vấn đề xã hội.

- Về môi trường: Phát triển DL “xanh”, gắn hoạt đô ̣ng DL với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo môi trường DL là yếu tố hấp dẫn, quyết định chất lươ ̣ng, giá tri ̣ thụ hưởng DL và thương hiê ̣u DL.

- Về an ninh quốc phòng: Góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội [35].

3.1.1.2. Quan điểm phát triển du lịch

- Phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; DL chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển DL theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm;chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

- Phát triển đồ ng thời cả DL nô ̣i đi ̣a và DL quố c tế; chú trọng DL quốc tế đến; tăng cường quản lý DL ra nước ngoài.

- Phát triển DL bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh,

quố c phò ng, trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển DL với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển DL; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển DL [35].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh bắc ninh trong thời kì hội nhập (Trang 92 - 94)