Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ của agribank đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 53)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Chỉ tiêu định tính

Trong quá trình đánh giá chất lƣợng dịch vụ ngoài những chỉ tiêu có thể lƣợng hoá đƣợc thì còn có rất nhiều yếu tố mà không thể lƣợng hoá đƣợc.

Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng dịch vụ: Thời gian hoàn thiện thủ tục vay, Trả tiền vay; Sự đa dạng của dịch vụ; Số dƣ nợ; doanh số; lãi; Tốc độ tăng trƣởng và phát triển của các doanh nghiệp; Các chỉ tiêu định tính đánh giá mức độ hài lòng của các doanh nghiệp.

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

Các chỉ tiêu đánh giá về thực trạng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng: số lƣợng các dịch vụ, số doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận tín dụng từ ngân hàng, doanh số cho vay, lãi suất vay, thời hạn vay, thủ tục vay….

2.3.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu nợ

Tổng dƣ nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lƣợng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dƣ nợ bao gồm dƣ nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dƣ nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lƣợng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu. Chỉ tiêu tổng dƣ nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dƣ nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết đƣợc dƣ nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

Kết cấu dƣ nợ phản ánh tỷ trọng của các loại trong tổng dƣ nợ. Phân tích kết cấu dƣ nợ sẽ giúp ngân hàng biết đƣợc ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Kết cấu dƣ

nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất.

2.3.2.2.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.

Đây là chỉ tiêu thƣờng đƣợc các ngân hàng thƣơng mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lƣợng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dƣ nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Với một số vốn nhất định, nhƣng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác. Nhƣ vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lƣợng tín dụng càng cao.

2.3.2.3. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lƣợng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi đƣợc gốc mà còn có lãi, đảm bảo đƣợc độ an toàn của nguồn vốn cho vay.

Thu nhập từ hoạt động tài chính = Lãi từ hoạt động tín dụng / Tổng thu nhập

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thƣơng mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng đƣợc thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

2.3.2.4. Chỉ tiêu doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt

động cho vay trong một thời gian dài, thấy đƣợc khả năng hoạt động tín dụng qua các năm.

Ngoài các chỉ tiêu trên thì có thể kể đến một số các thông số nhƣ: hệ số an toàn vốn tối thiểu (không quá 8%), giới hạn cho vay một khách hàng (không quá 15%) hay dƣ nợ một khách hàng (không quá 10% vốn điều lệ và các quỹ). Bên cạnh đó thì chúng ta có thể sử dụng thêm chỉ tiêu hiệu xuất sử dụng vốn để chính xác hơn.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ CÁC DỊCH VỤ CỦA AGRIBANK ĐỐI VỚI DNNVV TRÊN ĐIẠ BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Agribank huyện Đại Từ

3.1.1. Khái quát chung

NHNo & PTNT huyện Đại Từ là chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Thái Nguyên, chính thức đƣợc thành lập theo Quyết định số: 340/CT của Thủ Tƣớng Chính Phủ. Nhƣng NHNo & PTNT huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thực sự hoạt động từ tháng 6 năm 1988, khi có Nghị Định số: 53/ NĐ- HĐBT đƣợc ban hành, phạm vi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Hoạt động theo luật ngân hàng nhà nƣớc, và điều lệ của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam do thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc phê duyệt. Từ khi chuyển đổi cơ chế, NHNo & PTNT huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên tập trung khắc phục những yếu kém trƣớc đây, coi đó là điều kiện để tồn tại và phát triển. Đến nay NHNo & PTNT huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.

Thực hiện chủ chƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc phát triển kinh tế của các đồng bào vùng sâu vùng xa, là trung gian chuyển đổi vốn thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, NHNo & PTNT huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên không ngừng đổi mới, sắp xếp tổ chức một cách hợp lý để có thể đƣa vốn đến tất cả ngƣời dân đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

NHNo & PTNT huyện Đại Từ là NHTM quốc doanh duy nhất trên địa bàn huyện có mạng lƣới Phòng giao dịch đƣợc phân bố rộng khắp huyện với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên mặt trận nông nghiệp và nông thôn và các thành phần kinh tế khác trong huyện. NHNo & PTNT huyện Đại Từ đang giữ vai trò chủ đạo trên thị trƣờng tài chính, tín dụng ở nông thôn.

Từ một chi nhánh có rất nhiều khó khăn từ khi mới thành lập thiếu vốn, chi phí cao, cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu... Nhƣng nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới cùng với sự giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng, sự quan tâm của NHNo & PTNT tỉnh Thái Nguyên, ngân hàng huyện Đại Từ không những đã khẳng định đƣợc mình mà còn không ngừng vƣơn lên trong cơ chế thị trƣờng thực sự là một chi nhánh làm ăn có hiệu quả.

Nhờ sự hoạt động uy tín của NHNo & PTNT huyện Đại Từ ngày càng đƣợc nâng cao và trở thành ngƣời bạn không thể thiếu với nhà nông.

- Do có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống đặc biệt là các dân tộc thiểu số (chiếm 13%), nên trình độ của ngƣời dân chƣa cao và không đồng đều.

3.1.2. Tổ chức hoạt động của NHNo &PTNT huyện Đại Từ

* Cơ cấu bộ máy và mạng lưới hoạt động:

NHNo & PTNT huyện Đại Từ có hệ thống gồm có 02 phòng chuyên đề là phòng kế toán ngân quỹ, phòng tín dụng; 4 Phòng giao dịch trực thuộc ở 4 khu vực ( Phía bắc, phía đông, phía nam của huyện), đó là Phòng giao dịch Phú Xuyên, Phòng giao dịch Yên Lãng, Phòng giao dịch Cù Vân, Phòng giao dịch Ký Phú các Phòng giao dịch cách trung tâm huyện khoảng 15 km, cơ cấu cụ thể của ngân hàng nhƣ sau:

Trung tâm ngân hàng huyện gồm ban giám đốc, hai phòng nghiệp vụ (Phòng tín dụng và phòng kế toán ngân quỹ)

Các Phòng giao dịch gồm: Giám đốc, từ 2 - 3 kế toán, 1 thủ quỹ và từ 4 - 6 cán bộ tín dụng tuỳ theo số lƣợng các xã trên địa bàn mà Phòng giao dịch phục vụ.

NHNo & PTNT huyện Đại Từ là ngân hàng loại 3 trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ trong địa bàn và phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế địa phƣơng. Với những đặc điểm về kinh tế và xã hội nêu trên NHNo & PTNT

huyện Đại Từ có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT huyện Đại Từ

Nguồn: NHNo&PTNT huyện Đại Từ năm 2014

* Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý

+ Ban lãnh đạo: Gồm 01 Giám Đốc và 02 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi kinh doanh của Ngân hàng.

- Giám đốc: Giám đốc là ngƣời đứng đầu có nhiệm vụ điều hành mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng theo đúng pháp luật của nhà nƣớc, đúng điều lệ của ngân hàng. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung các phần công việc và chịu trách nhiệm trƣớc ngân hàng và cơ quan

Chỉ quan hệ trực tuyến Chỉ quan hệ chức năng GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN P. GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN PHÒNG GIAO DỊCH YÊN LÃNG PHÒNG GIAO DỊCH PHÚ XUYÊN P. GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÍN DỤNG PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG GIAO DỊCH CÙ VÂN PHÒNG GIAO DỊCH KÝ PHÚ

nhà nƣớc có thẩm quyền về kết quả kinh doanh cũng nhƣ nghĩa vụ đối với ngân hàng cấp trên.

- Phó giám đốc: Là ngƣời thƣờng trực giúp giám đốc trong công việc

phụ trách các hoạt động sản xuất quản lý điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính kế toán tại ngân hàng đƣợc phân công về các mặt.

+ Phòng tín dụng : Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp theo dõi

các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho Phòng giao dịch trên địa bàn, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh. Lập kế hoạch tìm đối tƣợng khách hàng thẩm định cho vay (giải ngân) và xử lý rủi do với những đối tƣợng khách hàng không có khả năng thanh toán nợ.

+ Phòng kế toán - ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán,

hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc, NHNo & PTNT tỉnh Thái Nguyên. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lƣơng đối với các Phòng giao dịch trên địa bàn. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ. Đƣợc chia làm nhiều bộ phận nhỏ gồm:

- Kế toán cho vay thu nợ.

- Kế toán dịch vụ, quản lý thẻ ATM, chuyển tiền. - Kế toán tài vụ, thu chi nội bộ.

- Kế toán tiền gửi có chức năng huy động vốn từ các nguồn vốn của cá nhân tổ chức.

+ Bộ phận hành chính, lái xe: Làm công tác văn phòng, hành chính văn thƣ lƣu trữ, phục vụ hậu cần và lái xe.

* Đặc điểm về lao động

3.2. Các loại dịch vụ của Agribank huyện Đại Từ đối với DNNVV

3.2.1. Dịch vụ huy động vốn

Là một NHTM, huy động vốn là nhiệm vụ chiến lƣợc lâu dài, nó quyết định đến hình thành qui mô tài sản có và góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận

nguồn vốn tiềm tàng trong dân cƣ và trong các tổ chức kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình.

Những năm qua, Agribank huyện Đại Từ đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, chú trọng việc mở rộng màng lƣới nhƣ: thành lập tổ huy động vốn ở các phƣờng xã, cụm dân cƣ, các khu công nghiệp, thƣơng mại... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời gửi, khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi và thực hiện chi trả thông qua tài khoản ngân hàng, áp dụng các chính sách lãi suất tƣơng đối linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với thị trƣờng trong từng thời gian và khung lãi suất của NHNN. Hình thức huy động phong phú, nhƣ tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu bằng VNĐ, ngoại tệ,...

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank huyện Đại Từ (2012-2014)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2012 2013 2014

Tổng nguồn vốn huy động 1.234 1.300 1.547

1. Theo loại tiền 1.234 1.300 1.547

- VNĐ 1.230 1.288 1.519

Tỷ trọng T (%) 99,67 99,08 98,41

- Ngoại tệ quy đổi 4 12 28

Tỷ trọng T (%) 0,33 0,92 1,80 2. Theo kỳ hạn 1.234 1.300 1.547 - Không kỳ hạn 780 726 675 Tỷ trọng T (%) 63,20 55,84 43,63 - Có kỳ hạn 454 574 872 Tỷ trọng T (%) 36,80 44,16 56,37 3. Theo đối tƣợng kh /hàng 1.234 1.300 1.547

- Tiền gửi của dân cƣ 454 574 875

Tỷ trọng T (%) 36,79 44,15 56,81

- Tiền gửi của DNNVV 103 177 218

Tỷ trọng T (%) 36,70 13,60 14,09

- Tiền gửi kho bạc nhà nƣớc 677 549 450

Tỷ trọng T (%) 26,51 42,25 29,10

Tăng trƣởng nguồn vốn % 13,00 5,34 19,00

25,7 49,46

Mạng lƣới hoạt động rộng khắp là yếu tố lợi thế hơn của Agribank huyện Đại Từ so với các NHTM khác trên địa bàn trong công tác huy động vốn. Thời gian qua chi nhánh đã làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động NH thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đã tiếp cận đƣợc các Ban quản lý dự án để huy động các nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi trong dân cƣ thông qua việc đền bù, giải toả hoặc chuyển nhƣợng đất, nhờ vậy nguồn vốn huy động từ dân cƣ tăng dần qua các năm, đã làm thay đổi nguồn vốn theo hƣớng tích cực. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động bình quân là chƣa cao, tuy nhiên với một địa phƣơng còn nghèo nhƣ huyện Đại Từ đang đà phát triển, bình quân thu nhập trong dân cƣ còn thấp thì tốc độ tăng tƣởng trên là một kết quả đáng khích lệ, chi nhánh từ chỗ dựa vào nguồn vốn điều hoà của Agribank Tỉnh Thái Nguyên đến nay cơ bản đã tự lực đƣợc nguồn vốn, chủ động đầu tƣ vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn. Để có kết quả nhƣ vậy trong công tác huy động vốn, Agribank huyện Đại Từ đã thực hiện chính sách huy động với lãi suất hợp lý, quà tặng hấp dẫn, phục vụ tận tình, chu đáo theo nhu cầu của mọi đối tƣợng khách hàng nên nguồn vốn qua các năm tăng trƣởng khá, ổn định.

Cho đến nay Agribank huyện Đại Từ vẫn là NHTM huy động vốn chủ yếu trên địa bàn, góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tƣ vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế địa phƣơng nói chung, phát triển DNNVV nói riêng.

3.2.2. Dịch vụ cho vay

Trong những năm qua, Agribank huyện Đại Từ luôn chú trọng đến công tác đầu tƣ vốn tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng (Bảng 3.3) cho thấy lƣợng vốn mà Agribank Huyện Đại Từ đầu tƣ cho nền kinh tế tăng trƣởng nhanh.

Năm 2012, tổng dƣ nợ mới đạt 990 tỷ đồng, đến cuối năm 2013 đã lên tới 1.354 tỷ đồng. Trong điều kiện kinh tế địa phƣơng luôn cần bổ sung vốn, đã

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại Agribank huyện Đại Từ (2012-2014) ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm N 2012 2013 2014 Tổng dƣ nợ 990 1.111 1.354

1.Dƣ nợ theo thời hạn cho vay 990 1.111 1.354

- Dƣ nợ ngắn hạn 661 774 941 Tỷ trọng T ( %) 66,77 69,67 66,49 - Dƣ nợ trung - dài hạn 329 337 413 Tỷ trọng T (%) 33,23 30,33 33,51 2. Dƣ nợ theo thành phần kinh tế 990 1.111 1.354 - Doanh nghiệp nhà nƣớc 352 360 187 Tỷ trọng T (%) 35,55 32,40 13,81

- Doanh nghiệp ngoài QD 66 85 279

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ của agribank đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)