Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ của agribank đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 44)

5. Kết cấu của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới nhằm phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

* Kinh nghiệm của nước Đức, Mỹ:

Chính phủ giúp vốn cho các DNNVV bằng chính sách tài chính thông qua con đƣờng tín dụng và trợ cấp. Tín dụng đầu tƣ đƣợc ƣu đãi theo hƣớng:

- Hỗ trợ tài chính cho hiện đại hóa công nghiệp, thiết bị.

- Hỗ trợ tài chính cho việc áp dụng máy tính vào quản lý và phân tích kinh tế.

- Hỗ trợ tài chính cho các DNNVV phát triển mạng lƣới thông tin tiếp thị - Cho phép các quỹ đầu tƣ tham gia vốn và các DNNVV.

Ngoài các quỹ, chính phủ còn lập các ngân hàng để cung cấp tài chính cho các DNNVV, chính phủ các nƣớc này thƣờng có các quỹ:

- Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghiệp cho DNNVV. - Quỹ hỗ trợ DNNVV mới thành lập.

- Quỹ hỗ trợ tín dụng nói chung, giúp cho DNNVV vay mà không cần thế chấp đầy đủ.

- Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ, hỗ chợ các DNNVV sử dụng công nghệ mới.

- Cho phép các DNNVV liên kết với nhau để hình thành quỹ tƣơng trợ trên cơ sở cùng góp thêm vốn vào phần tài trợ ban đầu của Nhà nƣớc để ngăn chặn tình trạng phá sản dây chuyền do khách hàng bị phá sản và để cấp vốn cho hoạt động cùng mua, cùng bán.

- Các quỹ do Nhà nƣớc thành lập, Nhà nƣớc thƣờng góp toàn bộ hay một phần lớn vốn. Nếu hoạt động của quỹ có hiệu quả cho các bên nhƣ ngân hàng, hiệp hội.., thì các bên này có quyền tham gia bằng cách góp thêm vốn vào quỹ đó. Nhà nƣớc có thể rút dần vốn ra khỏi quỹ, để đầu tƣ vào những chƣơng trình khác.

* Kinh nghiệm của nước Nhật Bản

Khuyến khích mở rộng đầu tƣ, chính phủ và các hiệp hội đã dành các khoản kinh phí lớn cho chƣơng trình hiện đại hoá các DNNVV, khoản kinh phí này tập chung trên 4 lĩnh vực chính:

- Xúc tiến hiện đại hoá các DNNVV.

- Hiện đại hoá các thể chế quản lý DNNVV. - Các hoạt động tƣ vấn cho DNNVV.

- Các giải pháp tài chính cho DNNVV.

* Kinh nghiệm của nước Đài Loan

Để tạo nguồn vốn, Nhà nƣớc thành lập quỹ phát triển DNNVV để giúp DN này cải thiện môi trƣờng kinh doanh, đẩy mạnh hợp tác với nhau, đồng thời hƣớng dẫn cho quỹ tự phát triển nhằm thúc đẩy các DNNVV phát triển lành mạnh. Quỹ này cấp tín dụng cho các DNNVV với lãi xuất thấp hơn lãi suất thƣờng của ngân hàng nhằm giúp cho DN phát triển theo chuyên ngành hoặc chuyển hƣớng ngành nghề của các DN, quỹ này sử dụng nguồn lợi nhuận để đảm bảo tín dụng cho các trƣờng hợp phát triển chuyên ngành, mức bảo hiểm cao nhất là 90% và chịu một nửa số rủi ro.

* Kinh nghiệm của nước Singapo:

nâng cấp kỹ thuật cho DNNVV, Singapo còn thiết lập các văn phòng cho các DNNVV với vai trò tƣ vấn một nửa cho các DNNVV, khuyến cáo các loại vay vốn và nguồn tài trợ có sẵn, tìm cách để các DNNVV tiếp cận với các ngân hàng, các nhà đầu tƣ.

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và địa bàn nghiên cứu

Các loại hình tín dụng hỗ chợ cho các DNNVV phát triển rất đa dạng, việc học tập và vận dụng các kinh nghiệm tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, chiến lƣợc kinh tế của đất nƣớc trong từng giai đoạn. Trƣớc nhu cầu hội nhập và phát triển mà đặc biệt là nền kinh tế nƣớc ta từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trƣờng, việc học hỏi và đúc kết các kinh nghiệm, để có chính sách tín dụng hợp lý cho các DNNVV phát triển là vấn đề cần thiết, các kinh nghiệm đó là:

- Nhà nƣớc nhất thiết phải hỗ trợ các DNNVV phát triển, sự hỗ trợ của Nhà nƣớc trên nhiều mặt, nhƣng trong đó các hỗ trợ liên quan đến chính sách tín dụng là hết sức quan trọng và có tác động trực tiếp đến sự phát triển của các DNNVV.

- Phải đa dạng hoá các biện pháp của chính sách tài chính, tín dụng nhằm giúp DNNVV tiếp cận dễ dàng với các biện pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc.

Ngoài hai biện pháp miễn giảm thuế và ƣu đãi về lãi xuất cho vay vốn, chính phủ các nƣớc còn phải áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác, có nhƣ vậy mới thúc đẩy các DNNVV phát triển lành mạnh và bền vững. Sự hỗ trợ phải xem xét tác động và hiệu quả các biện pháp, nếu hỗ trợ của DN quá ít thì hỗ trợ đó không tác dụng mấy đến DN, nếu hỗ trợ quá mức cần thiết thì có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh và phát triển lành mạnh của các DN.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN tự tích luỹ vốn đồng thời mở rộng khả năng cho DN tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.

Nhà nƣớc thực hiện việc đảm bảo tín dụng cho các DNNVV có dự án khả thi nhƣng không đủ tài sản thế chấp. Mặt khác chính phủ các nƣớc đều chú ý đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho DN có khả năng sử dụng nguồn vốn bên ngoài.

- Phải gắn việc hỗ trợ về tài chính tín dụng với các chƣơng trình và mục tiêu cụ thể thực hiện thông qua tổ chức tài trợ. Sự hỗ trợ về tài chính tín dụng của Nhà nƣớc đối với DNNVV cần đƣợc thực hiện thông qua các chƣơng trình, với các mục tiêu cụ thể nhƣ việc hỗ trợ cho việc thành lập các DN, hỗ trợ cho phát triển công nghệ, hỗ trợ trong việc tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng. Để các ngân hàng thƣơng mại có các quyết định đúng đắn, sát thực và có hiệu quả trong việc đầu tƣ tín dụng cho các DNNVV, họ phải hiểu rõ đặc điểm, tính chất, quy mô của loại hình DN này và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại thực hiện theo nguyên tắc đi vay để cho vay, thực hiện chức năng là cầu nối trung gian điều hoà nguồn vốn từ nơi thừa vốn, đến nơi thiếu vốn và có lợi nhuận. Để thực hiện chức năng này, các NHTM bằng nghiệp vụ, khả năng của mình trên cơ sở pháp luật hiện hành, huy động tối đa nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân, kể cả trong hệ thống ngân hàng. Khi có đƣợc nguồn vốn ngân hàng thực hiện chức năng cho vay, thu hồi vốn vay và có lợi nhuận.

- Thực hiện chức năng cho vay, làm thế nào để ngân hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu của DN về mức độ vốn vay, thời hạn vay (ngắn hạn hay dài hạn), lãi suất tiền vay?

- Về phía DN làm thế nào để đáp ứng đƣợc các điều kiện cần thiết khi vay vốn của ngân hàng nhƣ mức độ đảm bảo tiền vay, khả năng quản trị tài chính, uy tín của DN?

- Đối tƣợng vay vốn trong đề tài này là DNNVV, DNNVV đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nƣớc, nhƣng thực sự phát triển của nó gặp không ít khó khăn, những khó khăn đó tồn tại ngay chính bản thân các DN nhƣ thế nào?

- Thực tế cho thấy việc cung ứng các dịch vụ Ngân hàng từ dịch vụ tín dụng đến các dịch vụ ngân hàng khác của Agribank cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập. Để tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc, khắc phục những mặt yếu kém, hạn chế trong việc cung ứng dịch vụ Agribank Thái Nguyên tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thuận lợi là vấn đề cần làm rõ.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Để đạt mục tiêu nghiên cứu, tôi chọn một số mẫu mang tính đại diện chung cho từng loại hình doanh nghiệp, theo đúng ngành nghề tại Huyện Đại từ - tỉnh Thái Nguyên, các đối tƣợng đƣợc lựa chọn nhƣ sau:

+ Tổng thể là tập hợp các hồ sơ tín dụng (HSTD) của các DNNVV hiện đang còn dƣ nợ và có quan hệ với Agribank Huyện Đại Từ - Thái Nguyên thƣờng xuyên trong từ năm 2010 đến 2014.

* Trong các hồ sơ trên, chọn ra các hồ sơ tín dụng từng năm theo các tiêu chí sau:

* Phân theo loại hình doanh nghiệp, gồm: Doanh nghiệp nhà nƣớc, Công ty cổ phần – xí nghiệp – hợp tác xã, Công ty TNHH - DNTN. Đây là tiêu chí chính để phân chia các tiêu chí khác.

* Phân theo loại vay: Vay ngắn hạn và trung hạn, dài hạn.

* Phân theo tính chất bảo đảm: Bảo đảm bằng tài sản và không bảo đảm bằng tài sản.

* Phân theo khu vực thành thị và nông thôn (tƣơng ứng với bốn vùng). Tổng số hồ sơ tín dụng đầy đủ các tiêu chí trên trong từng năm đƣợc lấy căn cứ vào tỷ lệ các tiêu chí và phù hợp với hƣớng nghiên cứu. Số hồ sơ của hộ sản xuất nông nghiệp cụ thể theo bảng sau:

Bảng 2.1: Danh sách các doanh nghiệp đƣợc chọn để điều tra

Loại hình doanh nghiệp Số doanh nghiệp Khách hàng đang có quan hệ với ngân hàng 30

1. Doanh nghiệp nhà nƣớc 5

2. Công ty cổ phần - XN 7

3. Công ty TNHH – DNTN 18

- Tính kích cỡ mẫu:

n = (z2*p*q)/e2

Trong đó: n: kích thƣớc mẫu

Z: giá trị ngƣỡng của phân phối chuẩn; Z = 1,96 tƣơng ứng với độ tin cậy là 95%

e: sai số cho phép. Trong nghiên cứu này, e = 7.5% là tỷ lệ thông thƣờng đƣợc sử dụng

p: tỷ lệ mẫu dự kiến đƣợc chọn; trong nghiên cứu này p = 0,5 là tỷ lệ tối đa. (Chọn mẫu điều tra là 50% nam và 50% là nữ).

q: tỷ lệ mẫu dự kiến không đƣợc chọn (q = 1-p)

Theo công thức trên, số lƣợng mẫu khách hàng cần phỏng vấn tối đa để đạt đƣợc độ tin cậy 95% là:

n = 1,962 * 0,5 * 0,5/(0,075)2 = 170,738≈171

Tuy nhiên để tăng tính đại diện của mẫu, tôi đã tiến hành phát ra 180 bảng câu hỏi. Số bảng hỏi thu về là 180. Sau khi loại 6 bảng hỏi không hợp lệ, kích cỡ mẫu cuối cùng dùng để xử lý là n = 174

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Phƣơng pháp PRA (Participartory) đƣợc áp dụng để tiếp cận bằng cách khuyến khích, lôi cuốn các doanh nghiệp cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về vấn đề nghiên cứu.

Phƣơng pháp PRA mà đề tài đã thực hiện chính là việc thảo luận với những nhóm ngƣời dân, các doanh nghiệp, cán bộ ngân hàng, cán bộ xã và cấp huyện để xác định những khó khăn trong quá trình cung ứng dịch vụ của Agribank để từ đó xác định nguyên nhân và đƣa ra những giải pháp khắc phục.

Việc thu thập số liệu bao gồm việc sƣu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên quan đã đƣợc công bố và thu thập những số liệu mới trên phạm vi huyện, xã và tại các điểm, các doanh nghiệp điều tra khảo sát.

2.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Khi nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động của Agribank Huyện Đại từ - tỉnh

Thái Nguyên đƣợc thu thập từ các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của huyện, các phòng ban có liên quan, ngoài ra còn sử dụng các tạp chí chuyên ngành tài chính, tín dụng, ngân hàng liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa để làm nguồn tài liệu tham khảo và đƣợc kế thừa một cách hợp lý.

2.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Sử dụng phƣơng pháp định tính thông qua phiếu điều tra gửi xuống tất cả các Giám đốc của DN mà tôi chọn điều tra. Đồng thời tiến hành làm việc với các phòng ban của ngân hàng, các ban ngành liên quan để thu thập các số liệu có liên quan.

Trong tổng số các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong địa bàn huyện Đại Từ tôi điều tra 30 doanh nghiệp điển hình hiện đang có quan hệ với Agribank huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Nội dung phiếu điều tra, bao gồm:

Thông tin về tình hình tổ chức quy mô của DN, số lƣợng lao động, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty.

Thông tin chung về sản xuất kinh doanh của DN bao gồm vốn doanh thu, lợi nhuận, các khoản vay nợ ngắn hạn, trung và dài hạn của ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ cho ngân hàng.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

- Các chỉ tiêu mô tả đặc điểm nguồn lực của Agribank huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên, số năm hoạt động, số cán bộ, trình độ cán bộ, số lƣợng cán bộ ở các bộ phận, tổng số vốn, số lƣợng các dịch vụ ngân hàng.

- Thảo luận với cán bộ quản lý của ngân hàng

- Cán bộ nghiệp vụ của ngân hàng, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ với DN.

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả chất lƣợng dịch vụ, thời gian hoàn thiện thủ tục sự đa dạng, sự hài lòng.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

- So sánh giữa các năm, giữa các nhóm DN.

Bao gồm so sánh tƣơng đối và so sánh tuyệt đối để đánh giá động thái phát triển của sự vật, hiện tƣợng theo thời gian và không gian. Việc so sánh đƣợc tiến hành theo nguyên tắc đồng nhất về thời gian hoặc đối tƣợng so sánh. Sau đó tìm ra quy luật chung của hiện tƣợng nghiên cứu.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích S OT

a. Các bƣớc lập SWOT

- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu để phát triển dịch vụ bên trong Ngân hàng

- Liệt kê các điểm yếu của phát triển dịch vụ bên trong Ngân hàng. - Liệt kê các cơ hội để phát triển dịch vụ bên ngoài Ngân hàng.

- Liệt kê các nguy cơ hay đe dọa quan trọng bên ngoài Ngân hàng có ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ .

- Phân tích và kết hợp các yếu tố để đề ra chiến lƣợc phát triển các dịch vụ Agribank đối với DNNVV trên địa bàn Huyện Đại Từ một cách tối ƣu nhất.

b. Các chiến lƣợc của phƣơng pháp phân tích SWOT

- Chiến lƣợc S – O : là chiến lƣợc sử dụng những điểm mạnh bên trong của tổ chức để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Chiến lƣợc W - O: là chiến lƣợc nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Chiến lƣợc S - T: là chiến lƣợc sử dụng các điểm mạnh cuả doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hƣởng cuả những mối đe dọa bên ngoài. - Chiến lƣợc W - T: là chiến lƣợc phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài (Liên kết, hạn chế chi tiêu).

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu định tính

Trong quá trình đánh giá chất lƣợng dịch vụ ngoài những chỉ tiêu có thể lƣợng hoá đƣợc thì còn có rất nhiều yếu tố mà không thể lƣợng hoá đƣợc.

Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng dịch vụ: Thời gian hoàn thiện thủ tục vay, Trả tiền vay; Sự đa dạng của dịch vụ; Số dƣ nợ; doanh số; lãi; Tốc độ tăng trƣởng và phát triển của các doanh nghiệp; Các chỉ tiêu định tính đánh giá mức độ hài lòng của các doanh nghiệp.

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

Các chỉ tiêu đánh giá về thực trạng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng: số lƣợng các dịch vụ, số doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận tín dụng từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ của agribank đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)