Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại an toàn khu huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ

1.1.5.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch và dịch vụ

Hiểu theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch được xem là toàn bộ cơ sở hạ tầng, phương tiện, vật chất và kỹ thuật tham gia vào hoạt động du lịch. Bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch như nhà hàng, khách sạn, hệ thống điện nước vệ sinh phục vụ tại điểm du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác có liên quan (mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước của vùng…). Hiểu theo nghĩa hẹp thì cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch là toàn bộ những cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được các nhà làm du lịch đầu tư xây dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao thông nội bộ trong khu/điểm du lịch, công trình điện nước tại khu/điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí, phương tiện giao thông và các công trình bổ trợ khác gắn liền với hoạt động du lịch. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch và dịch vụ là toàn bộ những cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch và dịch vụ và cơ sở hạ tầng của ngành nghề khác tham gia vào hoạt động du lịch và dịch vụ như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, các công trình cung cấp điện nước, cơ sở phục vụ ăn uống, cơ sở lưu trú, các cửa hàng, khu giải trí/thể thao, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, nhà ga, bến cảng, bãi đỗ xe… phục vụ trực tiếp cho du khách đến tham quan tìm hiểu du lịch và dịch vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch và dịch vụ góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả của điểm đến du lịch và dịch vụ (Nguyễn Văn Chiến (2006),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nguồn nhân lực được hiểu là tất cả người lao động làm việc trong một tổ chức, bao gồm trí lực và thể lực. Như vậy, nguồn nhân lực trong du lịch là toàn bộ đội ngũ nhân viên làm việc có liên quan đến lĩnh vực du lịch. Bao gồm cả nguồn nhân lực thường xuyên và nguồn nhân lực không thường xuyên như: nhân viên quản lý nhà nước về du lịch, quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên y tế, nhân viên ngân hàng, nhân viên hàng không… và tất cả những người lao động khác có liên quan đến hoạt động du lịch. Nhìn theo hướng chuyên biệt thì nhân lực du lịch chính là đội ngũ nhân viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các khu/điểm du lịch… Do vậy, nguồn nhân lực trong du lịch và dịch vụ là toàn bộ những người lao động trực tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến hoạt động du lịch và dịch vụ, bao gồm đội ngũ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kinh doanh du lịch và dịch vụ. Lực lượng này quyết định hiệu quả kinh doanh và sự tồn tại của du lịch và dịch vụ. Như vậy, muốn phát triển du lịch và dịch vụ bền vững cần phải có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn nghiệp vụ, am tường văn hóa, đủ khả năng đảm nhiệm vai trò truyền tải hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam cho du khách.

1.1.5.3. Thị trường du lịch và dịch vụ

Thành phần du khách của du lịch chủ yếu là những người sống ở thành thị, ở những vùng phát triển, người nước ngoài, họ muốn tìm về nguồn cội, về các di tích lịch sử, lễ hội… của dân tộc nào đó và đặc biệt là những làng bản ở vùng quê xa xôi, tìm sự yên tĩnh và thư thái sau chuỗi ngày bận rộn. Những người đi du lịch và dịch vụ thường là những người có trình độ học vấn, những người thích phiêu lưu khám phá họ muốn tìm hiểu kiến thức mới lạ. Khách du lịch không ngoại trừ trường hợp là những nhà nghiên cứu, đối tượng này họ có thu nhập ổn định, có khả năng thanh toán, quyết định tiêu dùng nhanh và có nhu cầu dịch vụ tốt. Du lịch và dịch vụ

thường nhằm vào đối tượng khách là trung niên trở lên. Họ là những người có tầm hiểu biết khá rộng, có nhu cầu khám phá, nghiên cứu, mở rộng sự hiểu biết. Một đối tượng du khách nữa đó là độ tuổi thanh niên và thanh thiếu niên đây là độ tuổi học sinh sinh viên với mong muốn nghiên cứu học tập, chỉ riêng với lễ hội đối tượng khách được mở rộng hơn rất nhiều. Như vậy, thị trường du lịch và dịch vụ được hiểu là một kiểu thị trường du lịch đáp ứng và thỏa mãn yếu tố văn hóa của du khách. Đây chính là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán giữa người mua là khách du lịch có nhu cầu thỏa mãn về sản phẩm văn hóa và người bán là những nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến du lịch và dịch vụ trong một thời gian và không gian xác định. Thị trường du lịch và dịch vụ chịu sự tác động chung của thị trường du lịch về yếu tố địa lý, yếu tố cung cầu; về tính chất hoạt động và thành phần sản phẩm. Đồng thời, thị trường du lịch và dịch vụ đảm nhiệm các chức năng như: chức năng thực hiện, chức năng thừa nhận, chức năng thông tin và chức năng điều tiết. (Trần Thúy Anh, 2011).

1.1.5.4. Tổ chức, quản lý du lịch và dịch vụ

Đó là trình độ phối hợp các dịch vụ riêng lẻ thành các sản phẩm du lịch và dịch vụ hoàn chỉnh và tạo điều kiện dễ dàng trong việc mua sản phẩm của khách hàng. Hay nói một cách khác, đó chính là sự tổ chức, điều hành của từng đơn vị kinh doanh lữ hành, đồng thời cũng là mối quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành với nhau và giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch và dịch vụ. Ngoài ra, trình độ tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch và dịch vụ còn thể hiện ở việc xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, tổ chức tuyên truyền quảng cáo, thanh tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có kinh doanh du lịch và dịch vụ… Đó cũng là sự hình thành và tổ chức hoạt động du lịch và dịch vụ giữa các điểm du lịch và các mạng lưới tổ chức du lịch được thể hiện trong quy hoạch. Công tác tổ chức, quản lý du lịch và dịch vụ cũng đồng nghĩa với công tác tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

chức quản lý, phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững để phát triển du lịch và dịch vụ. Tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch và dịch vụ hiện nay đang là vấn đề được lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo ngành và các doanh nghiệp quan tâm. Việc quản lý phải được cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành các quy chế, các chính sách phát triển du lịch và dịch vụ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. (Nguyễn Văn Bình, 2005),

1.1.5.5. Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá

Trong ngành du lịch, xúc tiến là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Như vậy, công tác xúc tiến trong du lịch góp phần quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh sản phẩm du lịch đến với du khách trong và ngoài nước, đồng thời nó cũng mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch. Trên cơ sở đó, có thể hiểu xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch và dịch vụ là tranh thủ mọi cơ hội để có thể quảng bá hình ảnh du lịch và dịch vụ đến với thị trường du lịch trong và ngoài nước. Việc giới thiệu các hoạt động và sản phẩm du lịch và dịch vụ này nhằm mục đích để du khách có thể chiêm ngưỡng, đánh giá, nghiên cứu, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy du lịch và dịch vụ phát triển và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho ngành du lịch nói chung.(Trần Thúy Anh, 2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại an toàn khu huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)