Nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch tại ATK huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại an toàn khu huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 71)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.7. Nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch tại ATK huyện Định Hóa

3.1.7.1. Nguồn nhân lực tại Ban quản lý khu di tích ATK huyện Định Hóa

Ban quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK-Định Hóa, lực lượng lao động ở đây gồm 60 người. Trong đó, đại đa số là người Tày chiếm tỉ lệ 75% và 15 cán bộ/viên chức là dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ khoảng 25%.Đây cũng là một đặc thù của BQL Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK huyện Định Hóa bởi đơn vị đứng chân trên địa bàn huyện điển hình của Thái Nguyên về việc mật tập quần cư của dân tộc Tày. Điều này càng trở nên có giá trị khi chính những con em của đồng bào Tày - Nùng lại hàng ngày hàng giờ thực hiện công tác giữ gìn, phát huy và quảng bá những giá trị di sản của quê hương Định Hóa.

Bảng 3.5: Trình độ nguồn nhân lực du lịch tại Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK huyện Định Hóa

Trình độ Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động thường xuyên 60 100

Trình độ chuyên môn

Đại học 30 50,00

Cao đẳng - Trung cấp 21 35,00

Trình độ khác 9 15,00

Việc phát triển nguồn nhân lực du lịch là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là đối với Định Hóa một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt là trong bối cảnh khách du lịch càng ngày càng có trình độ thẩm nhận cao về giá trị của những di sản văn hóa. Trên thực tế, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một số bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu/nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là về lĩnh vực quản lý và kinh doanh du lịch. Đồng thời, có một thực trạng là sinh viên người Thái Nguyên hoặc các khu vực phụ cận sau khi học xong đại học, cao đẳng du lịch nhưng có rất ít người xin về làm việc tại huyện Định Hóa nói riêng. Lý do cũng bởi cơ quan hành chính không có biên chế, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiệu quả chưa cao nên lương trả thấp hơn nhiều so với các đơn vị kinh doanh du lịch ở nơi khác.

3.1.7.2. Nguồn lao động cộng đồng địa phương

Nắm bắt được nhu cầu du lịch và dịch vụ của thị trường đồng thời dựa trên thế mạnh tài nguyên sẵn có, huyện Định Hóa xác định xây dựng và phát triển mô hình du lịch gắn liền với các giá trị văn hóa truyền thống lịch sử, đặc biệt là phát triển du lịch và dịch vụ dựa vào cộng đồng ngay chính tại các bản làng dân tộc. Tuy nhiên, nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa chủ yếu làm nông nghiệp nên hoạt động du lịch đối với cộng đồng địa phương nơi đây còn là một khái niệm lạ. Đồng thời, vì chưa nhận thức được lợi ích của du lịch và dịch vụ nên có một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng cảm thấy làm du lịch là mạo hiểm. Mặt khác, do phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt nên cư dân bản địa khó thích ứng, khó chấp nhận sự có mặt của du khách. Tuy nhiên, nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp, Định Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch và dịch vụ một cách đồng bộ và bền vững. Một trong những phương án đã được thực hiện là tuyên truyền, tập huấn kiến thức nhằm giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về du lịch và dịch vụ. Hiện nay ở Định Hóa, nhiều hộ gia đình, nhiều thôn/bản đã chủ động tham gia, chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh sân vườn, chuẩn bị những sản phẩm hàng hóa địa phương, những chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc phục vụ du khách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại an toàn khu huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)