Thực trạng các sản phẩm du lịch dịch vụ tại ATK Định Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại an toàn khu huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 58)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Thực trạng các sản phẩm du lịch dịch vụ tại ATK Định Hóa

3.1.1.1. Du lịch thăm quan di tích lịch sử

Định Hóa có cả một quần thể di tích lịch sử (128 di tích). Đó chính là những chứng tích ghi dấu lại một kỳ hào hùng của dân tộc mà tiêu biểu là 25 di tích lịch sử cấp quốc gia cùng với những hạng mục công trình hiện đại tạo nên điểm nhấn của du lịch huyện, trong đó có thể kể đến các di tích như:

Lán Tỉn Keo: nằm trên đồi tỉn Keo thuộc xóm Nà lọm- xã Phú Đình. Đồi Tỉn Keo còn có tên gọi là chân Đèo De hoặc Khuôn Tát ngoài. Nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc nhiều lần. Tại đây các đồng chí lãnh đạo cao cấp thường xuyên đến làm việc với Bác Hồ, ở đây cũng diễn ra nhiều cuộc họp của thường vụ Trung ương Đảng. Đặc biệt vào đêm 6/12/1953 chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để thông qua kế hoạch tác chiến Đông- Xuân 1953-1954, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Di tích Khuôn Tát: Lán Khuôn Tát nằm trên đồi Khuôn Tát thuộc xóm Khuôn Tát- xã Phú Đình. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 3 lần và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Nơi đây Bác Hồ và Quốc hội đã tổ chức lễ phong quân hàm cấp tướng cho 10 cán bộ cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại Tướng.

Di tích Khau Tý: di tích Khau Tý thuộc xóm Nà Tra, xã Điềm Mạc, huyện Định Hóa Nằm cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên khoảng 55km. Đây là địa điểm đầu tiên Bác Hồ đặt chân về mảnh đất ATK Định

Hóa, Thái Nguyên vào ngày 20/5/1947 để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Di tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam: thuộc xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh, huyện Định Hoá. Di tích gồm 2 điểm chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân uỷ

Di tích Làng Quặng: nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân, đơn vị chủ lực đầu tiên của Đảng ta là kết quả một quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường,bền bỉ của nhân dân ta, là sự phát triển trưởng thành của lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà tù Chợ Chu: nằm trên đồi cao ở xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu. Di tích là biểu tượng sinh động của người chiến sỹ cách mạng nguyện hiến dâng cuộc sống, chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.

3.1.1.2. Du lịch lễ hội

Định Hóa là mảnh đất cộng cư của 9 dân tộc anh em vì thế cũng là nơi lưu giữ nhiều lễ hội dân gian độc đáo. Hàng năm, lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) ATK huyện Định Hóa được tổ chức vào ngày 09, 10 tháng Giêng âm lịch tại trung tâm ATK nhằm cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở, mùa màng bội thu, bản làng yên vui, no ấm. Cứ vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa lại tưng bừng khai mạc Lễ hội xuân Chùa Hang nhằm tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng ấm no, hạnh phúc, cây cối tốt tươi, đâm chồi nẩy lộc...

3.1.1.3. Du lịch hoài niệm thăm lại chiến khu xưa

Định Hóa là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Với những tiềm năng to lớn của vùng trung tâm "an toàn khu Việt Bắc", huyện đã xác định từng bước đưa du lịch nói chung, sản phẩm du lịch trở lại chiến khu xưa nói riêng trở thành một thương hiệu đặc trưng nằm trong ngành kinh tế đã được "quy hoạch" là mũi nhọn của địa phương. Hiện nay, an toàn khu lừng lẫy một thời với những địa điểm như lán Nà Mòn, di tích Khuôn Tát, đồi Phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tướng, nhà tù Chợ Chu, đồi Khau Tý… càng ngày càng thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Sự quý giá của những di tích lịch sử này không chỉ gắn liền với “thủ đô gió ngàn” một thời mà còn mang ý nghĩa, tầm vóc của cả dân tộc Việt Nam. Đó chính là sức hút khó cưỡng cho du khách trong và ngoài nước khi trực tiếp đến tham quan và chiêm nghiệm nhiều câu chuyện lịch sử gắn với những bài học lịch sử, nghệ thuật quân sự, sức mạnh dân tộc… phát khởi từ mảnh đất ATK Định Hóa.

3.1.1.4. Dịch tụ thưởng thức các phong tục tập quán của đồng bào dân tộc

Định Hóa có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống nhưng giữ vai trò chủ thể văn hóa là người Tày. Dân tộc Tày là dân cư chiếm số đông ở huyện Định Hóa. Hiện nay, ở Định Hóa có 43.367 người Tày chiếm 49,2% dân số toàn huyện. Có những xã của huyện Định Hóa người Tày chiếm tới gần 90% như: Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên… Chính vì vậy, nơi đây có nhiều bản làng còn gìn giữ được giá trị văn hóa dân tộc Tày, điển hình là bản Quyên xã Điềm Mặc, bản Rịn xã Bộc Nhiêu.

- Bản Quyên - Làng văn hóa Tày tiêu biểu

Tại Bản Quyên - Làng văn hóa Tày tiêu biểu, người dân vẫn gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Tày: Nhà sàn, ngôn ngữ, văn hóa sinh hoạt cộng đồng, công cụ lao động...

- Bản Thẩm Dọoc xã Bình yên, chủ yếu là dân tộc Tày bản địa, tập quán sinh hoạt vẫn mang đậm nét văn hóa người tày, đặc biệt còn duy trì được loại hình Rối cạn của người tày, đây là nét văn hóa đặc trưng hấp dẫn và phù hợp với du khách thích khám phá văn hóa đặc trưng vùng miền.

3.1.1.5. Dịch vụ thưởng thức nghệ thuật dân gian

Định Hóa là mảnh đất có đời sống tinh thần vô cùng phong phú, là nơi lưu giữ những loại hình nghệ thuật truyền thống của người Tày, người Sán Chay, người Nùng… trong đó có thể kể đến:

- Soọng Cô: là làn điệu dân ca độc đáo của người Sán Dìu ở Định Hóa. Theo tiếng Sán Dìu thì Soọng có nghĩa là hát, còn Cô nghĩa là ca. Nó là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Sán Dìu trong cuộc sống thường ngày được thể hiện qua lời hát, là môi trường gìn giữ văn hóa tộc người.

- Sli (vả Sli): là làn điệu đặc trưng của dân tộc Nùng ở huyện Định Hóa

người Nùng Cháo có Sli Slình làng, nguời Nùng Giang có Sli Giang, người Nùng Phàn slình có Sli bốc, sli Phàn slình…. Thực chất Sli là một hình thức hát thơ kiểu như Phong Slư của dân tộc Tày nhưng cơ bản khác nhau về mặt tính chất. Sli được coi là một thể loại trữ tình dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày vào nhà mới và dùng để hát giao duyên.

- Lượn: là loại hình dân ca phản ánh tập quán, tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt, tâm tư nguyện vọng con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, nhưng nổi bật nhất là hình thức hát giao duyên của người Tày. Lượn Tày có 5 thể loại đồng thời là làn điệu, đó là: Lượn Then, Lượn Slương, Lượn Cọi, Lượn Ngạn, Lượn Nàng Hai.

- Then: là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Then

mang trường ca, mang màu sắc tín ngưỡng thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc Hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.

- Nghệ thuật múa rối cạn: về Bản Thẩm Rộc, xã Bình yên, Định Hóa,

Thái Nguyên, du khách có thể vừa xem múa rối Tày, vừa tham gia chế tác con rối làm kỷ niệm cho chuyến du lịch đến “thủ đô gió ngàn”. Gọi là rối que vì phần lớn các con rối ở Thẩm Rộc đều được điều khiển bằng những thanh tre gắn vào thân, đầu, tay và chân của nhân vật.

- Sình ca: là điệu hát của người dân tộc Sán Chí, được tổ chức theo từng nhóm: một nhóm nam và một nhóm nữ hát đối đáp. Các bài hát này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thường được chép bằng Hán Nôm, chia thành nhiều phần: hỏi thăm, làm quen, giới thiệu bản thân, trao đổi tâm tư tình cảm, lời chúc..., những phần này được gộp chung một bài. Mùa xuân lễ hội đem hát đối đáp giao duyên, bài hát gần gũi với đời thường của bà con, hương đồng gió nội khắp bản làng vùng sâu vùng xa.

- Páo dung: là hát dân ca của dân tộc Dao, là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày. Hát Páo dung ra đời và phát triển từ trong lao động sản xuất, từ nhu cầu đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Dao. Páo dung được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc của người Dao.

3.1.1.6. Dịch vụ trải nghiệm các làng nghề

Các nghề thủ công truyền thống ở Định Hóa đã góp phần tạo dựng nên bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội và văn hóa, đặc biệt đây cũng là tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ của huyện Định Hóa. Đa số các sản phẩm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Định Hóa đều mang tính đặc trưng riêng của từng dân tộc như đồ mộc, mành cọ, cá ruộng, chè, mỳ gạo, rượu nếp… Hiện nay, Định Hóa có 23 làng nghề, chủ yếu là các làng nghề chè như: làng nghề chè thôn Phú Hội 1, Phú Hội 2, xã Sơn Phú và thôn Quỳnh Hội xã Trung Hội với nghề chế biến chè thủ công, làng nghề dệt mành cọ Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2 xã Đồng Thịnh...

3.1.1.7. Dịch vụ thưởng thức ẩm thực

Nhắc đến ATK Định Hóa, người ta thường nhớ tới mảnh đất nổi tiếng với “4G” gà, gạo, gỗ, gừng. Đó là những sản vật đặc biệt của địa phương. Hơn thế nữa, khi đến đây, khách du lịch còn được thưởng thức những món ăn độc đáo, mang đậm dấu ấn của văn hóa tộc người.

- Khẩu thuy: là một loại bỏng nở phồng, giòn thơm của người Tày. Khẩu thuy được chế biết rất kỳ công từ gạo nếp, lạc, đường.

- Món Khâu nhục: Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu dùng món

này để đãi khách trong dịp cưới, hỏi, thôi nôi hay những ngày Tết cổ truyền. Nguyên liệu chính để làm khâu nhục là thịt heo ba chỉ.

- Bánh ngải: Giống như các dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, dân

tộc Tày có một loại đặc sản riêng thường làm vào tết Thanh minh, đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.

- Bánh Coóc mò: trong các món bánh của người Tày, Nùng ở Định Hóa,

bánh coóc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng, riêng biệt. Tiếng Tày, coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò).

- Bánh trứng kiến: được làm từ trứng kiến, lá vả và bột gạo nếp là món

ăn độc đáo của người Tày. Loại bánh này chỉ có thể làm được vào tháng 3 đến tháng 5 âm lịch vì nguyên liệu độc đáo là trứng kiến chỉ có vào mùa này.

Bên cạnh các món ăn độc đáo, nổi tiếng ở trên, Định Hóa còn mời gọi thực khách với rượu men lá; các món từ gà đồi, dê núi, lợn lửng… Ngoài nét văn hóa ẩm thực truyền thống của địa phương với những sản vật của núi rừng, dịch vụ ẩm thực ở đây cũng khá đang dạng và thể hiện rõ sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa của người Kinh/Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại an toàn khu huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)