Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại an toàn khu huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 37)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại một số địa phương

1.2.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại Việt Nam

Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Đặc biệt là phát triển du lịch và dịch vụ là hướng đi là xu thế của các nước đang phát triển loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là

hướng phát triển của ngành du lịch. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch và dịch vụ được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Năm Du lịch quốc gia được tổ chức luân phiên hàng năm ở các tỉnh/thành trên cả nước, Hội nghị quốc tế “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững”, chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” từ lần thứ I (2009)đến lần lần thứ VI (2014) được tổ chức lần lượt ở 6 tỉnh Việt Bắc, Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận), Chương trình Du lịch về nguồn kết hợp giữa 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ... đây là những hoạt động của du lịch và dịch vụ, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Việt Nam với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại mang một nét văn hóa độc đáo, nên văn hóa Việt Nam đa sắc màu đó cũng chính là một tài nguyên du lịch và dịch vụ hết sức độc đáo. Đánh giá được đây là tiềm năng những năm gần đây các công ty du lịch, chính quyền địa phương, ngành du lịch Việt Nam đã có các chương trình du lịch, hướng phát triển du lịch hết sức tạo bạo cho mình, bằng chứng đó là đã xây dựng được rất nhiều các bản du lịch cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc như bản Lác, bản Văn (Mai Châu - Hòa Bình), Tả Phìn (Lào Cai)…, xây dựng các tour du lịch thu hút khách đến với các di tích lịch sử như Điện Biên Phủ, khu di tích ATK Định Hóa,… khôi phục được các lễ hội truyền thống, các làng nghề đã bị mai một…

Tuy nhiên, từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào độc đáo để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đồng thời hoạt động du lịch và dịch vụ của nước ta từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", các chương trình bị “loãng”, bắt nạt du khách, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, quản lý kém, ô nhiễm môi trường tại các điểm du

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lịch, nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác so với lúc ban đầu… tạo ấn tượng xấu với du khách. Vì những yếu kém như vậy nên ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch và dịch vụ nói riêng thường chỉ chú trọng khai thác quá mức các tài nguyên du lịch nhân văn như một điểm mạnh, nhưng việc "xã hội hóa" các di tích (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) và các công ty này lại không quan tâm bảo trì đúng mức, do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy nhanh chóng. (Tổng cục du lịch Việt Nam, 2018)

1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, Quảng Trị là tiền đồ của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và là điểm đầu của chiến trường miền Nam - Thần đồng Tổ quốc. Trong hệ thống dày đặc các di tích lịch sử tại vùng đất lửa, có thể nói đến huyện Gio Linh - nơi có Thành cổ Quảng Trị. Đây là một điểm đến tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong hành trình du lịch xứ Quảng nói riêng và du lịch miền Trung nói chung. Bởi nơi đây đã ghi lại dấu ấn ác liệt của mùa hè đỏ lửa năm 1972, với sự chiến đấu anh dũng trong suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ cách mạng. Những hồi ức ấy mãi sống trong lòng người dân cả nước, đặc biệt là quân và dân Quảng Trị. Sau ngày giải phóng đất nước, với những giá trị lịch sử cách mạng của mình, Thành cổ Quảng Trị được Nhà nước quan tâm, trở thành di tích cấp Quốc gia và các nét văn hóa độc đáo khác của Quảng Trị đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh.

Như vậy, có thể thấy Quảng Trị nói chung và huyện Gio Linh nói riêng có tiềm năng rất lớn về di tích lịch sử, văn hóa, biểu hiện bằng sự phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, giàu có về nội dung và tiềm ẩn diễn trình văn hóa - lịch sử của một vùng đất đã trải qua nhiều biến động. Dù không có lợi thế về khí hậu như các địa phương khác nhưng bằng những tiềm năng của mình, du lịch Gio Linh đang ngày càng phát triển, tạo ra được những sản phẩm độc đáo,

hấp dẫn. Một trong những sản phẩm đó là chương trình du lịch hoài niệm - một sản phẩm mang thương hiệu không chỉ của huyện Gio Linh mà còn là trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Trị, thu hút đông đảo đối tượng khách tham quan. Cùng với sự phát triển của chương trình du lịch hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, Thành cổ Quảng Trị đang là điểm đến được nhiều người quan tâm, là một điểm nhấn trong Tour DZM, mang những giá trị lịch sử vô cùng lớn lao. Thành cổ Quảng Trị là khu di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu nhất trong hàng trăm di tích về chiến tranh cách mạng ở tỉnh Quảng Trị.

Trong mỗi con người, tìm hiểu về quá khứ, nhận thức lịch sử là một nhu cầu tất yếu bởi “nhận thức đúng bài học lịch sử sẽ giúp hiểu biết sâu sắc và nhận thức thực tại tốt hơn. Điều nay giúp ta ứng phó tốt với mọi thay đổi trong tương lai”. Thế nên, việc phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Gio Linh là yếu tố để thu hút khách tham quan du lịch và cũng là phát huy tính độc đáo của du lịch Quảng Trị - du lịch thăm lại chiến trường xưa, tham quan di tích chiến tranh có một đặc điểm không một địa phương nào trên hành lang kinh tế Đông Tây có được. Việc khai thác, phát triển du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị là một yêu cầu tất yếu, khai thác giá trị di tích lịch sử cách mạng đóng góp cho sự phát triển chung của toàn tỉnh. Để đạt được hiệu quả du lịch cao, huyện Gio Linh đã có sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như UBND huyện với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Trị, Ban quản lý Khu di tích và các công ty du lịch trên địa bàn.

Như vậy, có thể thấy ngoài những điểm khác biệt mang tính đặc trưng thì Di tích Thành cổ Quảng Trị có những nét tương đồng với hệ thống di tích lịch sử của huyện Định Hóa. Dựa vào bài học phát triển du lịch ở Thành cổ Quảng Trị huyện Định Hóa có thể học hỏi kinh nghiệm về việc xác định sản phẩm du lịch đặc thù du lịch hoài niệm và kinh nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

về sự liên kết giữa các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý với công ty du lịch nhằm khai thác có hiệu quả di tích lịch sử trong phát triển du lịch tại địa phương. (UBND huyện Gio Linh)

1.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Trong lịch sử hiện đại, Điện Biên được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại của một đất nước thuộc địa nhỏ bé ở Đông Nam Á chống lại đội quân hùng mạnh của cường quốc phương Tây. Thành phố Điện Biên được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây. Bằng cách huy động sức người một cách tối đa và với lực lượng hậu cần đông đảo của mình, Việt Minh đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam.

Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279, con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ. Mảnh đất này đã trở thành biểu tượng cho hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ, là thiên anh hùng ca về tinh thần quyết chiến, quyết thắng, là niềm tin của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới, làm nức lòng bạn bè khắp năm châu. Với vai trò là một “chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”

của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vĩ đại, Điện Biên Phủ đã tạo ra một ấn tượng sâu đậm, đặc trưng đối với du khách.

Ngoài các di tích lịch sử nói trên, thành phố Điện Biên Phủ còn là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc ở đây có những luật tục quy định riêng về đồ dùng trong gia đình, vị trí ăn/nghỉ trong nhà, kiêng kị của gia đình/bản làng… Đây chính là những “quy ước chung” để răn dạy con cái, gắn kết các thành viên trong gia đình nhưng đồng thời cũng phản ánh tính cộng đồng cao. Những chuẩn mực nghi lễ, ứng xử đẹp của dân tộc được người Điện Biên gìn giữ từ đời này sang đời khác. Có thể coi đây như nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch phong tục nói riêng và du lịch và dịch vụ nói chung.

Một trong những kinh nghiệm của thành phố Điện Biên Phủ để phát triển du lịch và dịch vụ nói riêng và phát triển du lịch nói chung là thường xuyên có sự tương tác đối với các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, tạp chí, truyền hình, sách, phim) cả trong và ngoài nước. Có thể kể đến hàng chục bộ phim (cả điện ảnh và tư liệu) đã khai thác và quay phim về điểm đến này. Trong đó có một số bộ phim do các nhà sản xuất nước ngoài thực hiện như “Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi” (2004) của đạo diễn Daniel Roussel, hay “Việt Nam trên đường thắng lợi” của đạo diễn Nga Roman Carmen, “Ngày D ở Điện Biên Phủ” của đạo diễn Georges Guillot. Ngoài ra, còn có các bộ phim Việt Nam như “Hoa ban đỏ”, “Ký ức Điện Biên”, “Đường lên Điện Biên”… Những bộ phim này đã được công chiếu rộng rãi, góp phần giúp cho hình ảnh của Điện Biên ngày càng trở nên phổ biến với đại chúng nói chung và với khách du lịch nói riêng (UBND thành phố Điện Biên Phủ).

Một kinh nghiệm phát triển du lịch và dịch vụ thành công khác của thành phố Điện Biên Phủ chính là việc đầu tư xây dựng điểm nhấn thu hút du khách. Với tính chất định hướng cho du khách về một sự hiểu biết chung cho toàn bộ điểm đến, điểm nhấn thu hút đóng một vai trò vô cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

quan trọng trong việc quản lý thương hiệu, đặc biệt trong lĩnh vực nhận diện thương hiệu điểm đến.

Như vậy, mặc dù quy mô phát triển du lịch và dịch vụ của thành phố Điện Biên Phủ và của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) là khác nhau nhưng dựa trên đặc điểm tài nguyên du lịch giữa 2 địa phương này, chúng ta thấy hoạt động du lịch và dịch vụ của Định Hóa có thể học tập những bài học kinh nghiệm sau của thành phố Điện Biên Phủ: xây dựng điểm nhấn thu hút, đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển hình thức du lịch bản làng dân tộc, bảo tồn và phát huy giá trị di tích/di sản, xúc tiến du lịch và dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại an toàn khu huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)