4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.8. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch và dịch vụ tại ATK huyện
Định Hóa
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cơ quan Trung ương, các ban ngành của huyện và chính quyền địa phương, du lịch và dịch vụ Định Hóa đã được quan tâm rất nhiều đặc biệt. Do vậy có thể thấy nguồn vốn từ ngân sách huyện đầu tư cho du lịch không hề nhỏ và tăng theo từng năm, từ năm 2016 đến 2018, lượng tài chính này ngày càng tăng và đạt từ triệu đồng 552 triệu đến 727 triệu đồng trong giai đoạn 2016 - 2018.
Bảng 3.6. Vốn đầu tư cho du lịch tại ATK huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018
STT Năm Vốn đầu tư cho du lịch (Triệu đồng)
Vốn đầu tư cho các hạng mục khác (Triệu đồng) 1 2016 552 234 2 2017 638 278 3 2018 727 291 4 Bình quân giai đoạn 2016 - 2018 (%) 114,76 111,52
Nguồn: BQL khu di tích lịch sử, sinh thái ATK huyện Định Hóa
Qua số liệu bảng trên thể hiện chi phí đầu tư mà Định Hóa dành cho du lịch và dịch vụ tăng qua từng năm và luôn cao hơn so với các loại hình du lịch khác: năm 2017 là 638 triệu đồng và đến năm 2018 là 727 triệu đồng. Trên đà thắng lợi của việc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư cho Định Hóa từ giai đoạn 2015 trở về trước, năm 2016 nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử và thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, tỉnh Thái Nguyên đã huy động nguồn vốn xã hội hóa trên 3 tỷ đồng đầu tư, tôn tạo các điểm di tích lịch sử, cải tạo cảnh quan và xây dựng bổ sung nhiều hạng mục tài nguyên du lịch và dịch vụ của Định Hóa. Dự kiến, tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án bảo tồn, tôn tạo,
phát huy giá trị di tích ATK huyện Định Hóa giai đoạn 2012-2020 là gần 600 tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 cần 420 tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy, Định Hóa không chỉ chú trọng đến phát triển du lịch theo bề nổi mà còn ý thức được văn hóa là nguồn lực quan trọng để có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch và dịch vụ nói riêng và du lịch nói chung.