Thách thức về ổn định lao độn g xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cam kết về môi trường trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) cơ hội và thách thức đặt ra đối với việt nam​ (Trang 71 - 75)

6. Kết cấu của Luận văn

2.2.5. Thách thức về ổn định lao độn g xã hội

Thách thức liên quan đến sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để bảo đảm hoạt động của các tổ chức luôn tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc “tuân thủ pháp luật của nước sở tại”, đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do cơ cấu xuất, nhập khẩu của phần lớn các nền kinh tế trong CPTPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên tác động này có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.

Chính phủ đang thực hiện việc sửa đổi Bộ luật Lao động, theo hướng những yêu cầu đặt ra trong Hiệp định CPTPP và EU-Việt Nam FTA, với mục tiêu sẽ trình Quốc hội bản Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi vào tháng 05/2019. Các chương về quan hệ lao động có vai trò mấu chốt đối với không chỉ Hiệp định CPTPP và EU- Việt Nam FTA, mà còn là mục tiêu tổng quát hiện đại hoá cách thức lao động được quy định tại Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, điều kiện cho người lao động, bao gồm tiền lương, được quyết định thông qua đối thoại xã hội và thương lượng tập thể giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động, được trao quyền và điều chỉnh bởi các luật và quy định liên quan đến quan hệ lao động. Đây là điểm yếu trong Bộ luật Lao động hiện hành, cần phải cải thiện để phù hợp với Tuyên bố năm 1998 của ILO. Trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động, cần cân nhắc đến việc phê chuẩn các Công ước số 98 và 87, vì các công ước này đưa ra những nguyên tắc phổ quát dựa trên quan hệ lao động hiện đại được xây dựng ở hầu hết các nước thành viên của ILO.

Tuy nhắc tới những khía cạnh đó, chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, người lao động và xã hội, bao gồm hợp đồng lao động, phân biệt đối xử, tuổi nghỉ hưu, tiền lương và thời giờ làm việc.

Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là câu hỏi căn bản là về phạm vi áp dụng của Bộ Luật Lao động – liệu Bộ luật chỉ áp dụng cho người lao động và người sử dụng lao động ở khu vực kinh tế chính thức, hay chỉ ở những người lao động có hợp đồng lao động? Những tài xế Grab và Ubers thì sao? Việt Nam hiện có một lực lượng lao động hơn 53 triệu người, trong đó 29 triệu người

thuộc nền kinh tế phi chính thức, và 23 triệu người là lao động làm công ăn lương. Vậy bao nhiêu trong số họ sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động? Đây có lẽ là câu hỏi đầu tiên cần được trả lời.

Trong bối cảnh đó, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia đầy đủ của công đoàn, đại diện doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong suốt quá trình sửa đổi Bộ Luật Lao động. Việc đổi mới pháp luật lao động có thành công hay không phụ thuộc vào cách thức tiếp thu một cách cân bằng giữa nhu cầu được bảo vệ tốt hơn của người lao động và nhu cầu về tính linh hoạt của doanh nghiệp. Cân bằng những nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động là khả thi chỉ khi đại diện của họ tham gia vào quá trình này.

Kết luận chương 2

Việc tham gia, thực hiện CPTPP đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường truyền thống. Nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng cao, phát triển từng bước và vững chắc. Nền tảng kinh tế vĩ mô được duy trì tốt, ngày càng được củng cố. Góp phần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn từ các nước trong khu vực và thế giới. Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, đời sống của nhân dân được nâng cao. Dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao của các nước đối tác. Tạo động lực nâng cao chất lượng nhiều sản phẩm về nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghệ cao. Văn hóa hội nhập kinh tế quốc tế cũng có phát triển. Tạo động lực để Việt Nam hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý tiếp cận các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, cải cách thủ tục hành chính. Việc thanh toán, thu ngân sách trong nước, tạo việc làm… cũng có nhiều đổi mới nhờ sự hoàn thiện của luật pháp. Các luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, nông nghiệp, chính sách cạnh tranh cũng có bước tiến bộ mới. Luật pháp về mua sắm công được hoàn thiện hơn. Bước đầu nghiên cứu việc tham gia giải quyết các tranh chấp về kinh tế, đầu tư, thương mại quốc tế…

Bên cạnh những lợi ích, cơ hội, việc tham gia CPTPP còn mang đến nhiều khó khăn, thách thức, nhất là với các doanh nghiệp trong nước. Cần nâng cao hàm

lượng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu, đây là một trong những yêu cầu nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước. Trong định hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần khẳng định rằng, đến thời điểm này, nước ta có quyền lựa chọn, ưu tiên những dự án thân thiện với môi trường, có công nghệ hiện đại. Cần sẵn sàng ứng phó, đặt ra các biện pháp phòng vệ thương mại và giải quyết tranh chấp về kinh tế, đầu tư, thương mại quốc tế…

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cam kết về môi trường trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) cơ hội và thách thức đặt ra đối với việt nam​ (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)