6. Kết cấu của Luận văn
1.5. Một số cam kết liên quan đến môi trường trong các Chương khác
CPTPP
CPTPP nay cũng chưa có sự thống nhất cách hiểu khái niệm hàng hóa môi trường trên thế giới. Tuy nhiên, trong khuôn khổ vòng đám phán Doha, nhiều quốc gia, tổ chức kinh tế đã đưa ra đề xuất danh mục hàng hóa môi trường nhằm thúc đẩy các quốc gia mở cửa thị trường đối với loại hàng hóa này. Danh mục hợp nhất về hàng hóa môi trường của APEC và OECD có 230 mã HS với các hàng hóa có tác dụng như (1) kiểm soát ô nhiễm không khí; (2) quản lý nhiệt/năng lượng; (3) quan trắc/nghiên cứu; (4) giảm tiếng ồn/độ rung; (5) các hệ thống tái chế khác; (6) xử lý nước sinh hoạt; (7) xử lý/cải tạo/làm sạch; (8) chất thải rắn/nguy hại; (9) quản lý nước thải.
Theo biểu cam kết thuế quan của Việt Nam trong CPTPP thì có 186 dòng thuế sẽ giảm về 0% ngay từ khi CPTPP có hiệu lực, 37 dòng thuế giảm dần theo thời gian, đa số đến năm thứ tư sẽ về 0%, một vài dòng thuế khác đến năm thứ 12 mới về 0% (các dòng thuế còn lại không tìm được thông tin). Như vậy, có thể thấy Việt Nam cam kết giảm tương đối nhanh và mạnh các dòng thuế đối với hàng hóa môi trường. Điều này sẽ giúp các loại hàng hóa này thâm nhập thị trường Việt Nam tốt hơn, các chi phí để bảo vệ môi trường sẽ giảm xuống và có lợi cho công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam. Hơn nữa, đa phần các quốc gia CPTPP đều là các nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, công nghệ bảo vệ môi trường cũng tốt hơn, do đó, việc giảm thuế này còn giúp Việt Nam tránh nhập khẩu các hàng hóa bảo vệ môi trường không bảo đảm chất lượng.
1.5.2. Các biện pháp phi thuế quan
Các quy định về hàng rào kỹ thuật trong CPTPP tương tự như trong WTO. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở quy định về quy trình đánh giá sự phù hợp. Theo đó, CPTPP yêu cầu các quốc gia phải công nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chuyên môn có trụ sở tại bất kỳ quốc gia CPTPP nào mà không được yêu cầu tổ chức đó phải có trụ sở hay văn phòng đại diện tại nước mình. Ngoài ra, CPTPP