Bảo tồn động, thực vật hoang dã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cam kết về môi trường trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) cơ hội và thách thức đặt ra đối với việt nam​ (Trang 38 - 42)

6. Kết cấu của Luận văn

1.4.2.7. Bảo tồn động, thực vật hoang dã

Với Điều 20.17 CPTPP, các bên muốn tăng cường các hoạt động hướng đến việc chống khai thác bất hợp pháp và kinh doanh trái phép động thực vật hoang dã. Các bên thống nhất thực hiện Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) năm 1973, nhằm tăng cường thực hiện CITES và bổ sung các

phép. Hầu hết cấc yêu cầu trong Điều 20.17 của TPP đều bắt buộc đối với các thành viên.

Điều 20.17 của CPTPP về bảo tồn động thực vật hoang dã quy định lại hầu hết các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong Công ước CITES. Việc đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam tương thích với Công ước CITES đã được thực hiện bởi chính ban thư ký của Công ước này vào tháng 1 năm 2016 . Kết quả cho thấy, Việt Nam được xếp vào các quốc gia nhóm 1 tức là Việt Nam có các quy định của pháp luật được tin là đã đáp ứng các yêu cầu về thực thi CITES một cách cơ bản. Do đó, việc đánh giá mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam đối với nội dung này của CPTPP không thực sự cần thiết.

Ngoài các nghĩa vụ đã cam kết theo Công ước CITES, Việt Nam còn cam kết một số nội dung khác về bảo vệ động thực vật hoang dã trong CPTPP. Cụ thể, Việt Nam cam kết:

- Thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ và bảo tồn động thực vật hoang dã thuộc diện nguy cấp, thông qua các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái của các khu bảo tồn tự nhiên đặc biệt, ví dụ như đất ngập nước

- Duy trì và nâng cao năng lực của chính phủ và các khung thể chế nhằm khuyến khích quản lý rừng bền vững và bảo tồn động thực vật hoang dã, và thu hút sự tham gia của cộng đồng và sự minh bạch của các khung thể chế này

- Khuyến khích phát triển và củng cố hợp tác và tham vấn với các tổ chức phi chính phủ quan tâm nhằm tăng cường thực thi các biện pháp chống lại việc săn bắt, buôn bán động thực vật hoang dã.

Về vấn đề bảo tồn động thực vật hoang dã, Luật đa dạng sinh học và Luật bảo vệ phát triển rừng của Việt Nam đã có quy định tương đối đầy đủ. Luật Đa dạng sinh học quy định: "Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học." Việc bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm gắn chặt chẽ với các

quốc gia, khu bảo tồn loài – sinh cảnh là phải có ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; (2) Cấm săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; (3) Một trong những mục đích của việc thành lập khu bảo tồn là để bảo tồn loài hoang dã sinh sống; (4) dự án thành lập khu bảo tồn phải nêu được thực trạng các loài hoang dã sinh sống trong khu vực; (5) Một trong những nội dung của báo cáo hiện trạng khu bảo tồn là thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; (6) Ban quản lý khu bảo tồn hoặc cá nhân, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có quyền đề nghị loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; và (7) khu vực nào có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống phải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn. Việt Nam cũng đã tham gia công ước Ramsar và cũng đã có các quy định của pháp luật về bảo vệ đất ngập nước. Ngoài việc bảo vệ các loài động thực vật hoang dã trong các khu bảo tồn thiên nhiên, pháp luật về đa dạng sinh học còn cho phép việc bảo tồn các loài này tại các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, như cơ sở nuôi trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hay cơ sở cứu hộ loài hoang dã.

Về các thể chế quản lý rừng bền vững và thu hút sự tham gia của cộng đồng, pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều quy định tương thích. Các chính sách đó có thể kể đến là (1) giao rừng, cho thuê rừng; (2) chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trên thực tế, các chính sách này đã phát huy hiệu quả trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ phát triển rừng và bảo tồn các loài động thực vật hoang dã.

- Xử lý hành vi săn bắt, buôn bán trái phép động thực vật hoang dã

Điều 20.17.(5) của CPTPP yêu cầu Việt Nam phải có các biện pháp để xử lý hành vi săn bắt, buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, bao gồm cả các bộ phận của động thực vật, bằng việc phải có các biện pháp để chống lại, và hợp tác để ngăn

được săn bắt hoặc buôn bán vi phạm pháp luật của Việt Nam hoặc luật áp dụng khác, mục tiêu chủ yếu là nhằm bảo tồn, bảo vệ hoặc quản lý động thực vật hoang dã. Các biện pháp đó phải bao gồm các chế tài, hình phạt hoặc các biện pháp hữu hiệu khác, bao gồm biện pháp hành chính, mà có thể ngăn chặn việc buôn bán đó. Thêm vào đó, Việt Nam phải cố gắng thực hiện các biện pháp chống buôn bán động thực vật hoang dã đã bị săn bắt hoặc buộc bán trái phép trung chuyển qua lãnh thổ Việt Nam, dựa trên các chứng cứ đáng tin cậy.

Quy định này tương đồng với quy định trong CITES, nhưng có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất, Việt Nam vẫn giữ quyền xem xét các chứng cứ xem có đáng tin cậy không. Thứ hai, việc xác định hành vi săn bắt hay buôn bán trái phép có thể được áp dụng pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của quốc gia nơi mà hành vi đó được thực hiện. Vấn đề thứ hai này là điểm khác biệt căn bản của CPTPP so với CITES về vấn đề này. Nói cách khác, nếu một con vật hoang dã bị săn bắt tại quốc gia A mà hành vi săn bắt đó được coi là trái phép theo pháp luật quốc gia A, nhưng nếu áp dụng pháp luật Việt Nam thì lại là hợp pháp. Lúc này, Việt Nam vẫn có nghĩa vụ trừng phạt hành vi săn bắt đó tương tự như một hành vi trái phép theo pháp luật Việt Nam nếu các chứng cứ là đáng tin cậy.

Hiện nay, pháp luật Hình sự của Việt Nam có 3 tội danh liên quan đến các hành vi này, gồm: Điều 232 - Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Điều 234 - Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; và Điều 244 - Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Các tội danh này xử lý các hành vi sau: (1) khai thác trái phép gỗ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thực vật rừng ngoài gỗ; (2) tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép gỗ rừng hoặc các loài thực vật hoang dã khác; (3) săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp quý hiếm nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của CITES; (4) tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ chể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp quý hiếm nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của CITES; (5) săn bắt, giết, nuôi,

hiếm được ưu tiên bảo vệ; (6) tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, ngà voi, sừng tê giác; (7) săn bắt, giết, nuôi nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của CITES; (8) tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống thuộc loài động vật nguy cấp, quý hiếm nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của CITES.

Như vậy, về mặt quy định, pháp luật của Việt Nam đã tương thích với yêu cầu của CPTPP. Riêng vấn đề áp dụng luật nước ngoài khi xác định tính trái phép của hành vi thì pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định lường trước thể hiện ở việc xác định loài động thực vật hoang dã nguy cấp. Theo đó, nếu động thực vật đó có nguồn gốc trong nước thì xác định dựa vào nhóm IA, IIA, IB, IIB và Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, nhưng nếu mẫu vật có nguồn gốc từ nước ngoài thì áp dụng Phụ lục I và Phụ lục II của Công ước CITES. Xét về mặt ngôn ngữ, việc cho phép áp dụng Phụ lục của Công ước CITES để xác định loài là hẹp hơn so với việc áp dụng luật nước ngoài để xác định tính trái phép của hành vi. Song, trên thực tế, đây là trường hợp phổ biến nhất có sự xung đột pháp luật của các quốc gia khi xác định tính hợp pháp của hành vi. Một vấn đề nữa là việc áp dụng Phụ lục I và Phụ lục II của Công ước CITES có tương ứng với việc áp dụng pháp luật quốc gia khác không, khi mà CITES cho phép các quốc gia được điều chỉnh các phụ lục này tùy thuộc vào tình hình thực tế tại đất nước mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cam kết về môi trường trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) cơ hội và thách thức đặt ra đối với việt nam​ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)