GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TTHQĐT TRONG HOẠT

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả ứng dụng hải quan điện tử tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 101)

ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH

3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý của việc thực hiện TTHQĐT

Trong thời gian qua, TTHQĐT được thực hiện thí điểm theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg, thực hiện chính thức theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Tuy vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện, TTHQĐT cần phải được bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý hơn nữa, cụ thể:

- Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với các quy định của các Công ước quốc tế về Hải quan mà Việt Nam tham gia và cam kết thực hiện.

- Luật hóa các quy định về TTHQĐT bằng việc đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan.

- Hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ theo hướng đảm bảo sự thống nhất về quản lý giữa TTHQĐT và thủ tục hải quan truyền thống, việc hoàn thiện cũng như triển khai các quy trình nghiệp vụ trong thủ tục HQĐT phải kiên quyết đảm bảo sự cân bằng giữa yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, trong đó chú trọng vào việc triển khai áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử hải quan.

- Tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan trong môi trường điện tử, theo hướng tập trung kiểm tra những đối tượng đã được ưu tiên tại khâu trước và trong thông quan, đồng thời áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan.

- Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính xây dựng và ban hành các văn bản quy định về áp dụng quản lí rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan,thu thập xử lí thông tin nghiệp vụ hải quan (Hiện tại, các văn bản quản lý rủi ro mới do Tổng cục Hải quan ban hành); Bộ Tài chính thống nhất với cấc Bộ, Ngành ban hành thông tư liên tịch về trao đổi cung cấp thông tin quản lý rủi ro.

- Xây dựng các quy trình nghiệp vụ hải quan phù hợp với việc áp dụng hệ thống tự động hóa hải quan VNACCS/VCIS.

3.2.2. Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến hàng hoá xuất, nhập khẩu theo hướng TTHQĐT

- Xây dựng và đẩy nhanh việc thực hiện Đề án về cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan, các Bộ, Ngành và các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các thủ

tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu:

- Đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia trên cơ sở Hệ thống thông quan điện tử tự động (VNACCS/VCIS) của cơ quan hải quan:

- Tiếp tục triển khai thực hiện rà soát thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan, phấn đấu cắt giảm 30% thủ tục hành chính theo mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính của Đề án 30 của Chính phủ:

- Xây dựng và tổ chức triển khai các hệ thống chỉ số đo lường để làm cơ sở cho việc giảm thời gian thông quan hàng hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

3.2.3. Cải cách bộ máy quản lý, nâng cao năng lực cán bộ, công chức ngành hải quan

3.2.3.1 Về cải cách bộ máy:

Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án xác định vị trí việc làm, biên chế và cơ cấu ngạch Hải quan để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, triển khai thực hiện thành công Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan 2011- 2015.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả ứng dụng hải quan điện tử tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 101)