THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả ứng dụng hải quan điện tử tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 55)

ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH.

2.2.1. Một số nét về áp dụng quản lý thủ tục hải quan điện tử trong hoạt động nghiệp vụ của Hải quan Quảng Ninh

2.2.1.1 Thực trạng thủ tục hải quan điện tử trong hoạt động nghiệp vụ của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Quá trình áp dụng, thực trạng tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong hoạt động nghiệp vụ của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Qúa trình triển khai thực hiện TTHQĐT được chia làm 04 giai đoạn, cụ thể như sau:

- Giai đoạn thực hiện thí điểm TTHQĐT (2010-2012) - Giai đoạn thực hiện chính thức TTHQĐT (2013-2014)

- Giai đoạn triển khai Dự án VNACCS/VCIS và cơ chế hải quan một cửa quốc gia (Từ 2014 trở đi).

Trải qua 04 giai đoạn, TTHQĐT dần dần đã chứng tỏ tính ưu việt, được cộng đồng doanh nghiệp chấp nhận và đang dần thay thế thủ tục hải quan truyền thống.

Giai đoạn khai báo Hải quan từ xa: Đây được xem là giai đoạn chuẩn bị, làm chuyển biến mạnh mẽ tư duy, nhận thức của cán bộ công chức hải quan và người khai hải quan trong việc sử dụng tiến bộ khóa học kỹ thuật, phần mềm công nghệ thông tin để thực hiện thủ tục hải quan, tạo tiền đề để thực hiện TTHQĐT sau này.

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan, ngày 23/10/2006, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng phần mềm hệ thống quản lý loại hình sản xuất xuất khẩu tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân. Đây là bước đi đầu tiên, là bước đột phá trong công tác quản lý hàng sản xuất xuất khẩu với 03 mục đích cụ thể sau: (1) Triển khai thí điểm thành công việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Hải quan đối với loại hình NSXXK để phục vụ tiếp nhận khai báo và chuẩn hóa thông tin khai báo của doanh nghiệp. (2) Theo dõi các tờ khai NK/XK theo loại hình NSXXK. (3) Tự động thanh khoản các tờ khai NK/XK theo loại hình NSXXK.

Qua thời gian thực hiện tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân, ngày 25/1/2007, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có Kế hoạch triển khai ứng dụng phần mềm hệ thống quản lý loại hình NSXXK tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã triển khai ứng dụng khoa học phần mềm hệ thống quản lý loại hình NSXXK tại 04/04 Chi cục Hải quan trực thuộc có phát sinh loại hình NSXXK (đạt 100% Chi cục).

* Lợi ích của ứng dụng phần mềm hệ thống quản lý loại hình NSXXK: - Làm chuyển biến căn bản nhận thức của cán bộ công chức, cộng đồng doanh ngiệp về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ hải quan.

- Giúp cán bộ công chức hải quan và người khai hải quan quen dần với việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan trên nền tảng các phần mềm công nghệ

thông tin.

- Giảm thiểu giấy tờ trong bộ hồ sơ thanh khoản tờ khai nhập khẩu, giúp cho việc thanh khoản tờ khai NSXXK được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng.

- Quản lý chặt chẽ lượng nguyên liệu đầu vào và thành phẩn đầu ra của doanh nghiệp trên cơ sở bộ mã nguyên liệu sản phẩn, định mức đăng ký và lượng hàng xuất khẩu.

- Giảm chi phí văn phòng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu do bớt đi một lượng lớn các bảng biểu thanh khoản, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

* Khó khăn trong quá trình thực hiện:

- Một số doanh nghiệp, cán bộ công chức có tư duy ngại đổi mới, quen làm theo lối mòn nên còn chưa chủ động trong việc triển khai.

- Hệ thống quản lý còn một số lỗi như: chưa tương thích với chương trình số liệu xuất nhập khẩu, chưa cộng được cước phí vận tải, phí bảo hiểm đối với trường hợp nhập khẩu ký hợp đồng có điều kiện giao hàng là FOB cảng đi…làm ảnh hưởng đến thời gian thanh khoản của hệ thống quản lý.

Sau một thời gian triển khai sử dụng phần mềm Hệ thống quản lý hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu, ngày 09/5/2007, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có Kế hoạch số 542/HQQN triển khai khai báo điện tử từ xa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân trên phần mềm ECUS_KD để có cơ sở thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm tiến tới triển khai tại các cửa khẩu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thực hiện thông quan điện tử trong tương lai, phục vụ yêu cầu cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Trong giai đoạn này, việc khai hải quan điện tử được thực hiện với hình thức đơn giản qua mạng internet hoặc khai tại phòng khai báo hải quan của cơ quan hải quan. Người khai hải quan thực hiện nhập vào hệ thống những thông tin của tờ khai hải quan, hồ sơ hải quan rồi truyền đến chương trình đăng ký tờ khai của cán bộ tiếp nhận, đăng ký tờ khai. Công chức đăng ký tờ khai hải quan không phải tự nhập những thông tin về tờ khai, hồ sơ khai báo hải quan, sau khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra xong thì duyện cấp số tờ khai.

Có thể nói rằng, giai đoạn triển khai thực hiện khai báo điện tử từ xa là giai đoạn chạy đà để chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhận thức của người khai hải quan và cán bộ công chức hải quan, về trang thiết bị công nghệ thông tin, về nguồn

nhân lực thực hiện cũng như kinh nghiệm thực tế của việc áp dụng công nghệ thông tin hiện trong vào hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Giai đoạn thực hiện thí điểm TTHQĐT:

- Lộ trình thực hiện: Ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 149/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm TTHQĐT với những nội dung chủ yếu sau: Cho phép áp dụng thí điểm TTHQĐT tại 10 Cục Hải quan tỉnh, thành phố, trong đó có Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh; Quy định về nội dung TTHQĐT được thực hiện căn cứ trên cơ sở Luật Hải quan, các Luật về thuế, các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết các Luật về thuế; Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành; các điều ước quốc tế có liên quan đến Hải quan mà Việt Nam là thành viên; Quy định rõ ràng, cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia TTHQĐT. Ngày 25/11/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Như vậy, đến thời điểm này, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã có đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện thí điểm TTHQĐT.

Xác định triển khai thí điểm TTHQĐT là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của ngành Hải quan nói chung và là nền tảng để triển khai thực hiện chính thức TTHQĐT nên tập thể cấp uỷ, Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc triển khai TTHQĐT.

Ngày 28/12/2009, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 841/QĐ-HQQN về việc triển khai thí điểm TTHQĐT tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân và Chi cục HQCK cảng Hòn Gai kể từ ngày 01/01/2010. Đây là 02 Chi cục HQ cửa khẩu tiên phong trong việc triển khai thực hiện thí điểm TTHQĐT tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.

Với quyết tâm thực hiện thành công thí điểm TTHQĐT, ngày 22/3/2010, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 134/QĐ-HQQN ngày v/v kiện toàn Ban chỉ đạo triển khai TTHQĐT do 01 Đ/c Phó Cục trưởng làm Trưởng ban; Quyết định số 139/QĐ-HQQN ngày 22/3/2010 v/v kiện toàn Tổ triển khai TTHQĐT tại Cục Hải quan tỉnh.

Phả triển khai thực hiện thí điểm TTHQĐT theo Quyết định số 524/QĐ-HQQN ngày 23/7/2010 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi triển khai thực hiện TTHQĐT tại 4 Chi cục: Cái Lân, Hòn Gai, Móng Cái, Cẩm Phả, với những kinh nghiệm đã có, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục chỉ đạo 3 Chi cục trực thuộc còn lại rà soát, đánh giá, chuẩn bị những điều kiện cần thiết, lập kế hoạch chi tiết triển khai TTHQĐT và ban hành 03 Quyết định chính thức triển khai thí điểm TTHQĐT tại Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh kể từ ngày 08/10/2010, tại Chi cục Hải quan Hoành Mô kể từ ngày 09/11/2010, tại Chi Hải quan Vạn Gia kể từ ngày 10/11/2010.

Như vậy, đến 10/11/2010, chỉ trong một thời gian ngắn (10 tháng), Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện thành công TTHQĐT tại 07/07 Chi cục trực thuộc Cục Hải quan tỉnh (đạt 100% Chi cục, vượt chỉ tiêu kế hoạch đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt và vượt mục tiêu tại Thông báo kết luận số 4840/TB-TCHQ ngày 12/8/2010 trước 8 tháng).

- Phần mềm, chương trình thực hiện thí điểm TTHQĐT

+ Về phía cơ quan hải quan: TTHQĐT được thực hiện trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan phiên bản 1.0 và 3.0. Đây là hai hệ thống được Tổng cục Hải quan xây dựng đáp ứng mô hình và nghiệp vụ hải quan được phê duyệt (một chi cục vừa vận hành thủ tục hải quan truyền thống, vừa vận hành TTHQĐT).

Về cơ bản, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan được xây dựng để thực hiện thông quan điện tử bằng việc cho người người khai hải quan khai báo thông tin trên các Tab tiêu chí (Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, hợp đồng thương mại…) và được sử dụng chứng từ điện tử như chứng từ giấy. Trong giai đoạn này, công tác chuẩn hóa danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu, biểu thuế và công tác thiết lập tiêu chí quản lý rủi ro được đặc biệt quan tâm. Đây là hệ thống sẽ phát triển, hoàn thiện để triển khai chính thức TTHQĐT trong giai đoạn tiếp theo.

+ Về phía người khai hải quan: Sử dụng Hệ thống khai báo hải quan điện tử được thiết kế tương thích với Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử của cơ quan hải quan.

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống khai báo hải quan được kết nối để truyền dữ liệu qua mạng internet với mô hình xử lý dữ liệu tập trung cấp Cục.

- Những ưu điểm vượt trội của việc thực hiện thí điểm TTHQĐT: Người khai hải quan được hưởng những quyền như sau:

+ Được sử dụng chứng từ điện tử hoặc ở dạng điện tử chuyển đổi từ chứng từ giấy kèm theo tờ khai hải quan điện tử trong hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan kiểm tra theo yêu cầu;

+ Được ưu tiên thực hiện trước so với trường hợp đăng ký hồ sơ hải quan bằng giấy trong trường hợp cơ quan Hải quan xác định phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa;

+ Được thông quan hoặc giải phóng hàng trên cơ sở tờ khai điện tử mà không phải xuất trình hoặc nộp các chứng từ kèm theo tờ khai trong hồ sơ hải quan đối với những lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ hải quan và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; Chỉ phải nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có liên quan đến nội dung cơ quan Hải quan yêu cầu kiểm tra đối với những lô hàng thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa;

+ Được sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai hải quan điện tử (có đóng dấu và chữ ký của đại diện doanh nghiệp) đối với lô hàng đã được cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa về bảo quản trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường;

+ Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí làm thủ tục hải quan và các loại phí khác do cơ quan Hải quan thu hộ các hiệp hội, tổ chức cho từng tờ khai hải quan hoặc nộp gộp theo tháng;

+ Giảm thiểu thời gian làm thủ tục và giảm thiểu chi phí do doanh nghiệp thực hiện khai báo tại trụ sở của mình; nhận phản hồi, kết quả phân luồng và nhận thông báo các bước thực hiện tiếp theo.

+ Giảm thiểu chứng từ giấy phải nộp, chỉ thực hiện nộp chứng từ giấy để kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với luồng vàng giấy và luồng đỏ.

- Một số tồn tại của giai đoạn thực hiện thí điểm TTHQĐT

+Chưa có sự thống nhất về một số chính sách quản lý, nghiệp vụ quản lý rủi ro giữa TTHQÐT và thủ tục hải quan truyền thống.

+ Hệ thống các văn bản xử phạt chưa đồng bộ với các quy dịnh trong TTHQÐT.

+ Một số quy dịnh nghiệp vụ chưa hợp lý với điều kiện thực tế về nguồn lực và cách thức thực hiện.

+ Một số quy định nghiệp vụ chưa thực hiện được hoặc hiệu quả thực hiện chưa cao trong quá trình thí điểm do hạn chế về hạ tầng công nghệ thông tin.

- Có sự mất cân đối giữa đầu tư trang thiết bị phần cứng và đầu tư phần mềm.

- Các Hệ thống liên quan đến thực hiện TTHQÐT còn phân tán. Cần đẩy nhanh tốc độ triển khai các hệ thống theo mô hình xử lý tập trung cấp Cục và

Tổng cục trong ngành Hải quan để tăng hiệu quả quá trình đầu tư giảm bớt vuớng mắc phát sinh, giảm các chi phí bảo hành, bảo trì.

- Việc đáp ứng của hệ thống công nghệ thông tin với những thay đổi còn chậm và chưa đầy đủ.

- Mức độ tự động hóa của hệ thống xử lý dữ liệu của cơ quan hải quan thấp, mới dừng lại ở việc cảnh báo những tiêu chí quản lý rủi ro được thiết lập ở cấp Cục và cấp Tổng cục Hải quan để phân luồng tờ khai hải quan và đưa ra các chỉ dẫn quản lý rủi ro. Các bước trong quy trình thủ tục đều được công chức hải quan duyệt, xác nhận.

Giai đoạn thực hiện TTHQĐT tiếp theo:

- Thời gian thực hiện: Ngày 23/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.

Ngày 15/11/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

Như vậy, TTHQĐT sau thời gian thực hiện thí điểm đã chuyển sang thực hiện chính thức trên phạm vi toàn quốc.

Thực hiện Kế hoạch của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện chính thức TTHQĐT thành công tại 07/07 Chi cục Hải quan trực thuộc trong tháng 01/2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về phần mềm, hệ thống thực hiện: TTHQĐT được thực hiện trên Hệ thống thông quan điện tử 4.0. Đây là chương trình được thiết kế gần giống với Hệ thống thông quan điện tử thuộc Dự án VNACCS/VCIS, thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia.

Doanh nghiệp khai báo trên Hệ thống khai báo hải quan điện tử và truyền dữ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả ứng dụng hải quan điện tử tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 55)