QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả ứng dụng hải quan điện tử tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 100)

TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH

3.1.1. Xu hướng phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu và đổi mới hoạt động Hải quan

3.1.1.1. Xu hướng phát triển chính của thương mại quốc tế ngày nay

Thương mại quốc tế có quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh:

Thương mại quốc tế liên tục tăng trưởng cao trong nhiều thập niên.Giá trị xuất khẩu của thế kỷ XX gấp 700 lần so với giá trị xuất khẩu của thế kỷ XIX. Nếu vào năm 1948, tổng kim ngạch thương mại toàn cầu chỉ là 59 tỷ USD thì đến năm 1953 là 84 tỷ USD, năm 1963 là 157 tỷ USD, năm 1973 là 579 tỷ USD, năm 1983 là 1.838 tỷ USD, năm 1993 là 3.676 tỷ USD, năm 2003 là 7.377 tỷ USD và năm 2009 là 15.218 tỷ USD. Như vậy, quy mô thương mại quốc tế hiện nay tăng gấp hơn 250 lần so với thời điểm sau chiến tranh thế giới thứ 2 trong khi tổng sản lượng kinh tế toàn cầu chỉ tăng hơn 7 lần.

Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng thương mại và GDP toàn cầu 1950-2010 (%)

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trở thành trung tâm của thương mại quốc tế:

Xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu đang trên đà phát triển mạnh:

Tự do hóa thương mại là một tiến trình đi từ chính sách bảo hộ thương mại đến cái đích cuối cùng là thực thi chính sách thương mại tự do với việc cắt giảm dần và đi đến xóa bỏ các rào cản về thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ thương mại giữa các nền kinh tế với nhau, tạo điều kiện tối ưu nhất cho sự lưu thông hàng hóa – dịch vụ và hoạt động đầu tư qua biên giới mỗi quốc gia. Tự do hóa thương mại được diễn ra theo 03 cấp độ sau:

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 153 quốc gia, chiếm 95% tổng giá trị thương mại toàn cầu.

- Cấp độ khu vực: Tự do hóa thương mại giữa các quốc gia thuộc Khu vực thương mại tư do Châu Âu (EFTA), Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),…

- Cấp độ song phương: Thực hiện trên cơ sở ký kết các Hiệp định song phương giữa 2 quốc gia (hiện tại có khoảng 400 Hiệp định thương mại tự do song phương đang được thực thi).

3.1.1.2. Xu hướng đổi mới Hải quan thế giới

Ngày 26/01/2013, Tiến sỹ Kunio Mikuriya - Tổng thư ký Tổ chức Hải quan Thế giới đã đưa ra thông điệp đầu năm với mong muốn khẳng định vai trò không thể thay thế của cộng đồng Hải quan thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Khẩu hiệu của Hải quan thế giới trong năm 2013 và những năm tiếp theo là “Đổi mới vì sự tiến bộ của Hải quan”.

"Đổi mới" là chìa khóa quan trọng của quá trình cải cách và hiện đại hóa hải quan. Yếu tố này không chỉ đảm bảo cho cơ quan Hải quan duy trì được vai trò tiên phong trong hoạt động thương mại quốc tế mà còn giúp cơ quan Hải quan đương đầu với những thách thức cũng như tận dụng cơ hội trong môi trường quản lý thương mại và biên giới của thế kỷ 21.

Xu thế “Đổi mới” của Hải quan thế giới được cụ thể hóa bằng những hành động sau đây:

- Thiết kế và thực hiện các chính sách mới, sử dụng các công nghệ mới hoặc các phương pháp nghiệp vụ mới;

- Tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực công việc của cơ quan Hải quan, bao gồm cả nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sự phát triển và thành công bền vững;

- Đổi mới được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như nghiên cứu, đối thoại, chia sẻ kiến thức, phát triển theo định hướng các giải pháp, các thông lệ quản lý hiện đại, sử dụng các công nghệ mới, quan hệ đối tác năng động, quan hệ khách hàng thân thiết và mong muốn hoàn thiện hơn với cách suy nghĩ sáng tạo.

- Thực hiện liêm chính hải quan cùng với các biện pháp tăng cường năng lực bền vững và các chương trình phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ cải cách và hiện đại hóa hải quan.

3.1.1.3 Một số nội dung Hải quan Việt Nam cần triển khai khi thực hiện các Công ước quốc tế

- Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro (Risk Management); - Thực hiện khai thuê hải quan (Customs Broker); - Kiểm tra thực tế tại cửa khẩu (Physical Examination); - Tăng cường kiểm tra sau thông quan (Post Clearance Audit)

Hiệp định TRIPs: Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công

nghiệp, bản quyền…vv.

3.1.2. Quan điểm - định hướng của ngành Hải quan trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong hoạt động nghiệp vụ

3.1.2.1. Định hướng cải cách, phát triển và hiện đại hoá của Hải quan Việt Nam đến năm 2020

* Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 quán triệt các quan điểm sau:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình cải cách nền hành chính; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật.

- Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, tập trung đầu tư để hiện đại hóa hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam. Kết hợp phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, ngành, địa phương mà trong đó ngành Hải quan là nòng cốt và trên cơ sở giám sát, thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

* Mục tiêu chủ yếu:

- Về thể chế: xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế;

- Về công tác nghiệp vụ hải quan: phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm;

- Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan hiện đại và theo nguyên tắc tập trung thống nhất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường sự quản lý của Nhà nước, góp phần giữ gìn an

ninh, an toàn quốc gia. Xây dựng lực lượng hải quan có trình độ chuyên nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế;

- Về ứng dụng công nghệ thông tin: xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan hiện đại trên nền tảng tập trung hoá xử lý dữ liệu;

3.1.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả áp dụng thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan

Quan điểm:

- TTHQĐT cần phải tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo theo hướng mở rộng đối tượng doanh nghiệp tham gia và tiến tới thực hiện đầy đủ các loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có phát sinh như: Loại hình hàng gửi Kho ngoại quan, chuyển khẩu, quá cảnh…

- Qua thời gian thực hiện, việc triển khai TTHQĐT đã đạt được tốc độ phát triển nhanh, số lượng doanh nghiệp tham gia TTHQĐT đạt cao. Số lượng tờ khai, kim ngạch xuất nhập khẩu qua TTHQĐT đạt tỷ lệ lớn (tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, hiện tại, tỷ lệ tờ khai điện tử đạt 98,99%, tỷ lệ kim ngạch đạt 98,09%). 100% Chi cục Hải quan cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan tỉnh đều đã triển khai TTHQĐT. Do đó, trong những năm tiếp theo, việc triển khai TTHQĐT cần phải được quan tâm củng cố về chất lượng, khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập đã phát hiện trong thời gian qua.

- Việc tiếp tục triển khai TTHQĐT phải phù hợp với lộ trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đưa hệ thống VNACCS/VCIS vào vận hành, đảm bảo việc chuyển đổi hài hòa giữa hệ thống cũ và hệ thống mới.

Định hướng:

- Tiếp tục triển khai thực hiện TTHQĐT theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP; gắn kết với việc triển khai các Đề án thí điểm e – Manifest, e – Payment, e – Permit, e – C/O, e – Clearance để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.

- Chuẩn bị nguồn lực, điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để tiếp nhận và triển khai hệ thống VNACCS/VCIS theo đúng kế hoạch đã đề ra.

- Từ năm 2014, triển khai thực hiện TTHQĐT trên cơ sở hệ thống mới của Dự án VNACCS/VCIS và thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia.

- Chuyển đổi hệ thống thông quan điện tử hiện tại từng bước theo mô hình hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tập trung theo một lộ trình phù hợp, đảm bảo tính an toàn, không ảnh hưởng tới tiến độ triển khai thực hiện TTHQĐT.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả ứng dụng hải quan điện tử tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w