Năng lực thực thi của cán bộ, công chức hải quan trong thực hiện

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả ứng dụng hải quan điện tử tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 96)

Cán bộ, công chức hải quan nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ bằng việc chuyển từ công tác kiểm tra hồ sơ hải quan sang công tác kiểm soát thông tin khai báo hải quan.

Trong thủ tục hải quan truyền thống, cán bộ công chức nghiệp vụ phải mất rất nhiều công sức để rà soát toàn bộ hệ thống các văn bản quy định về chính sách mặt hàng, hệ thống các văn bản quy định về chính sách thuế, hệ thống các văn bản về biểu thuế… khi thực hiện kiểm tra, đăng ký tờ khai hải quan cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Quá trình kiểm tra, đăng ký được thực hiện liên tục cả ngày với một số lượng tờ khai rất lớn tạo nên một áp dụng rất cao đối với những cán bộ công chức làm việc tại khâu này.

Vì vậy, năng lực thực thi của cán bộ công chức đôi khi không được đảm bảo dẫn đến phát sinh những sai sót.

Trong TTHQĐT, toàn bộ những hệ thống chính sách, quy định này đã được chuẩn hóa với độ chính xác cao. Việc tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai đã được hệ thống thực hiện tự động hoàn toàn nên đã giảm tải một số lượng công việc rất lớn và phức tạp cho cán bộ công chức hải quan. Nhiệm vụ của cán bộ công chức hải quan lúc này chuyển sang kiểm soát sự phù hợp của những thông tin doanh nghiệp khai báo và kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan của doanh nghiệp.

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, công chức hải quan trong việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Đối với những lô hàng thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đưa ra những cảnh báo, hướng dẫn nghiệp vụ có độ chính xác cao để cán bộ, công chức hải quan tập trung kiểm tra trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra hải quan.

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan lưu trữ đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa, doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu để cán bộ, công chức hải quan tra cứu làm cơ sở phục vụ cho quá trình giải quyết thủ tục hải quan.

Đây là kênh thông tin đầy đủ và có tính pháp lý cho cán bộ, công chức hải quan làm cơ sở thực hiện mọi hoạt động nghiệp vụ hải quan.

2.2.2.4 Công tác xử lý thông tin dữ liệu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Theo Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020 thì đến năm 2015, ngành Hải quan phải tập trung hóa xử lý dữ liệu điện tử của Hệ thống thông quan điện tử hải quan.

Kể từ ngày 01/01/2013, TTHQĐT điện tử đã được thực hiện chính thức tại tất cả các Chi cục Hải quan trên toàn quốc, trong đó có những Chi cục Hải quan trực thuộc những Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trải qua giai đoạn thực hiện thí điểm và những Chi cục Hải quan trực thuộc những Cục Hải quan tỉnh, thành phố không qua giai đoạn thực hiện thí điểm.

Hiện tại, mô hình xử lý thông tin dữ liệu của nhóm Chi cục Hải quan đã thực hiện thí điểm TTHQĐT và nhóm Chi cục Hải quan không qua giai đoạn thực hiện thí điểm TTHQĐT khác nhau, cụ thể:

- Nhóm Chi cục Hải quan có trải qua giai đoạn thí điểm: Mô hình xử lý dữ liệu tạm thời vẫn đang áp dụng như trước đây, xử lý dữ liệu tập trung tại cấp Cục.

- Nhóm Chi cục Hải quan không qua giai đoạn thực hiện giai đoạn thí điểm: Thực hiện mô hình xử lý dữ liệu tập trung cấp Tổng cục Hải quan.

Do Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh là một trong 10 Cục Hải quan tỉnh, thành phố đầu tiên thực hiện thí điểm TTHQĐT nên vẫn tạm thời tiếp tục duy trì mô hình xử lý dữ liệu tập trung cấp Cục. Với mô hình này, dữ liệu thông tin điện tử chưa có một đường truyền riêng mà dùng chung đường truyền với một số ngành khác thuộc Bộ Tài chính như Thuế, Kho bạc… Mô hình xử lý tập trung cấp Cục là ứng dụng thiết kế theo mô hình 02 lớp, xử lý phân tán, thời gian truyền, nhận dữ liệu dài làm giảm hiệu quả của TTHQĐT trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Theo Kế hoạch của Tổng cục Hải quan, đến năm 2014, toàn ngành Hải quan sẽ triển khai thực hiện Hệ thống thông quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia VNACCS/VCIS. Do vậy, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực gấp rút trong việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tiếp nhận và triển khai một cách có hiệu quả. Đến thời điểm làm luận văn này, về cơ bản, mô hình xử lý dữ liệu tập trung của Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS đã được hình thành và đang trong giai đoạn chạy thử (Test).

Một vài nét về mô hình xử lý tập trung của Hệ thống thông quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia VNACCS/VCIS đang được triển khai tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh:

- Là mô hình xử lý dữ liệu tập trung dùng chung cho cả khu vực nhà nước và tư nhân, kết nối trực tiếp giữa Hải quan với các doanh nghiệp và một số cơ quan chính phủ (Bộ, Ngành…) nhằm hạn chế việc doanh nghiệp phải đi tới cơ quan Hải quan và các cơ quan hữu quan.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

+ Thời gian phản hồi nhanh với tốc độ xử lý 1 giây (không bao gồm thời gian gửi qua Internet).

+ Độ tin cậy của Hệ thống được nâng cao thông qua cấu hình backup.

+ Tập trung đảm bảo tỷ lệ vận hành thực tế 99,9% (ngoài trừ thời gian bảo trì hệ thống ngoài giờ hành chính).

- Là đầu mối tập trung tiếp nhận và phản hồi kết quả (một cửa) cho người khai hải quan đối với tất cả các vấn đề có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm cả việc xin cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, thanh toán qua ngân hàng, đăng ký danh mục miễn thuế…do Trung tâm xử lý dữ liệu tập trung thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Dữ liệu phục vụ thông quan hàng hóa được chuyển trực tiếp chuyển đến các Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua các Base Server của Trung tâm vùng (Nam, Bắc, Trung).

2.2.2 Thách thức đối với công tác quản lý bằng TTHQĐT trong hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

2.2.2.1 Công tác quản lý rủi ro chưa thực sự hoạt động có hiệu quả, tạo nên một sức ép rất lớn đối với công tác quản lý hải quan khi thực hiện TTHQĐT.

Ngày 14/6/2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan được Quốc hội thông qua, tạo cơ sở pháp lý cho ngành Hải quan thực hiện công tác quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam tham gia và cam kết thực hiện. Khái niệm “Quản lý rủi ro” lần đầu tiên được đưa ra tại Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31 tháng 12 năm 2005 của Tổng cục Hải quan về quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại và, sau đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục có những văn bản để triển khai công tác quản lý rủi ro tại cấp Tổng cục, Cục Hải quan tỉnh, thành phố và cấp Chi cục. Đối với TTHQĐT, công tác quản lý rủi ro được thực hiện theo Quyết định số 1700/QĐ-TCHQ ngày 25/9/2007 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thí điểm thủ tục HQĐT.

Quản lý rủi ro là một phương pháp tiên tiến, được cơ quan Hải quan thế giới WCO phát triển thành chuẩn mực chung, khuyến nghị hải quan các nước thành viên áp dụng một cách toàn diện để đảm bảo đạt được mục tiêu của mỗi nước trong tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, do quản lý rủi ro là một phương pháp mới và khó, lần đầu tiên thực hiện áp dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực hải quan nên vẫn còn một số hạn chế. Đó là:

Hạn chế về nội dung công tác quản lý rủi ro:

Thứ nhất, ngành hải quan chưa có chương trình quản lý rủi ro thống nhất, đồng bộ, đảm bảo sự gắn kết và hỗ trợ trong các lĩnh vực nghiệp vụ. Mặc dù Tổng cục Hải quan đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung quản lý rủi ro nhưng mới chỉ áp dụng trong quy trình thủ tục hải quan thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, còn đối với hành khách, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh thì chưa. Các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan khác như hoạt động kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan...thì thực hiện quản lý rủi ro theo các hoạt động mang tính riêng biệt.

Thứ hai, danh mục rủi ro chưa đầy đủ, chưa có số liệu đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm ẩn trong các lĩnh vực quản lý hải quan cũng như các lĩnh vực liên quan đã được xác định và đưa vào danh mục rủi ro. Bên cạnh đó do cơ chế phối hợp, trao đổi, cung

cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành hải quan, và giữa ngành hải quan với các đơn vị Bộ, Ngành khác chưa rõ ràng nên công tác thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, làm cơ sở xác định rủi ro còn hạn chế.

Quá trình quản lý rủi ro chủ yếu chú trọng đến các yếu tố rủi ro, chưa đi sâu nghiên cứu, xác định các yếu tố tích cực, thiết lập cơ chế tạo thuận lợi thương mại và tự nguyện tuân thủ.

Thứ ba, công tác phân tích rủi ro vẫn chủ yếu dựa trên phương pháp thủ công, chưa có công cụ chuyên dùng (phần mềm phân tích), do vậy hiệu quả hoạt động phân tích chưa cao. Sản phẩm đầu ra của hoạt động phân tích rủi ro chưa rõ ràng, chưa xác định rõ về khả năng, mức độ và hậu quả rủi ro. Hiệu quả công tác này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, hiểu biết, trình độ phân tích của cán bộ công chức được phân công thực hiện công tác này.

Thứ tư, công tác đánh giá rủi ro đã đưa ra quy trình đánh giá, đã có sự phân loại rủi ro có thể chấp nhận được hoặc những rủi ro ngoài thẩm quyền, chức năng xử lý của cơ quan hải quan, đã có sự xếp hạng ưu tiên cho việc xử lý rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp để thực hiện việc đánh giá rủi ro chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện đánh giá rủi ro tại các cấp đơn vị địa phương, nhiều khi cùng một rủi ro nhưng có các kết quả đánh giá khác nhau tại đơn vị khác nhau hoặc cùng một Cục hải quan tỉnh, thành phố nhưng tại các Chi cục khác nhau cũng cho những kết quả khác nhau, gây ra những mâu thuẫn trong công tác quản lý rủi ro. Kết quả đánh giá, phân loại rủi ro nhiều khi chưa đảm bảo tính chính xác trong công tác phân luồng.

Thứ năm, trong quy trình quản lý rủi ro đã được cơ quan Hải quan ban hành đã đưa ra một số hình thức xử lý rủi ro, tuy nhiên việc áp dụng các hình thức này trong thực tế còn hạn chế. Một cơ chế phối hợp giữa các khâu nghiệp vụ, giữa các đơn vị trong và ngoài ngành đảm bảo tính hệ thống, xử lý một cách toàn diện, triệt để các rủi ro, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, ngừa và ngăn chặn rủi ro chưa được xây dựng. Tại một số Chi cục việc thực hiện xử lý rủi ro còn nhiều yếu kém, không thực hiện cập nhật thường xuyên, kịp thời các dữ liệu đánh giá phân loại rủi ro từ hệ thống theo quy định, dẫn đến sử dụng không đúng phiên bản, tạo ra kết quả phân luồng không chính xác.

Thứ sáu, về công tác xây dựng, lưu trữ, sử dụng, quản lý hồ sơ quản lý rủi ro, hồ sơ quản lý doanh nghiệp đã có hướng dẫn cụ thể hơn, có mẫu biểu để thực hiện

thống nhất trong toàn ngành. Tuy nhiên, việc xây dựng, quản lý hồ sơ trong thực tế tại các cấp đơn vị vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Hạn chế về nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực có chất lượng để triển khai thực hiện công tác quản lý rủi ro tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố còn thiếu. Nhận thức của một số cán bộ công chức còn chưa đầy đủ về vị trí, ý nghĩa quan trọng của công tác quản lý rủi ro, chưa nắm chắc và đầy đủ những vấn đề cơ bản trong công tác quản lý rủi ro.

- Cán bộ công chức làm công tác quản lý rủi ro tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu còn thực hiện kiêm nhiệm, thiếu kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý rủi ro, thu thập thông tin quản lý rủi ro dẫn đến hiệu quả công tác quản lý rủi ro không cao.

Hạn chế về cơ sở hạ tầng và các điều kiện đảm bảo thực hiện công tác quản lý rủi ro:

Phần mềm quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, nhiều lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành. Hệ thống quản lý rủi ro chưa có sự tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu khác của ngành nên nhiều khi việc cập nhật không kịp thời. Hiện nay, hệ thống đang trong quá trình nâng cấp, chỉnh sửa, vừa sử dụng vừa phát hiện sai sót, sửa chữa nên chưa được hoàn chỉnh.

Ngoài ra cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý rủi ro còn nhiều yếu kém. Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý phân tán, nội dung không đầy đủ, kém chất lượng, dữ liệu không đảm bảo xử lý tập trung. Bên cạnh đó, chất lượng đường truyền còn quá tải, thường bị tắc nghẽn, trang thiết bị phục vụ quản lý rủi ro chưa được đáp ứng đầy đủ.

Trong TTHQĐT, Hệ thông xử lý dữ liệu điện tử hải quan thực hiện tự động một số khâu dựa trên các tiêu chí quản lý rủi ro được thiết lập từ công tác quản lý rủi ro. Hiệu quả thực hiện công tác quản lý hải quan trong hoạt động nghiệp vụ hải quan phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả công tác quản lý rủi ro. Do vậy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro trên thực trạng hiện tại là một thách thức rất lớn mà ngành Hải quan phải đối mặt và phải giải quyết được trong một thời gian ngắn để đảm bảo công tác quản lý hải quan trong thời kỳ mới, thức đẩy phát triển các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch,.v.v..

2.2.2.2 Trình độ, kiến thức khai báo hải quan của người khai hải quan còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Với đặc thù là một tỉnh có nhiều cửa khẩu đường bộ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện theo các đơn hàng từ nội địa với những chủng loại mặt hàng đa dạng, nhỏ lẻ, nhân viên làm thủ tục hải quan lại thiếu tính ổn định, trình độ văn hóa không cao. Trong khi đó, tất cả những thông tin khai báo hải quan đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối thì Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan mới tiếp nhận nên người khai hải quan rất khó khăn trong việc khai báo.

Theo quy định tại Nghị định 87/2012/NĐ-CP thì người khai hải quan phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ khải báo hải quan mới được tham gia vào thực hiện TTHQĐT, nếu không đáp ứng được điều kiện này thì phải thực hiện thông qua đại lý hải quan. Tuy vậy, Thông tư 196/2012/TT-BTC hiện đang nới lỏng quy định này và chưa bắt buộc

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả ứng dụng hải quan điện tử tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w