TTHQĐT làm thay đổi tư duy quản lý, nâng cao công tác quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả ứng dụng hải quan điện tử tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 64)

tra sau thông quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, tiến tới chuẩn hóa các chế độ quản lý hải quan theo công ước Kyoto sửa đổi

Đối với thủ tục hải quan truyền thống, hồ sơ hải quan phải trải qua từng bước, mọi thông tin về tờ khai hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có được đều thu thập được từ bộ hồ sơ giấy và qua kiểm tra hàng hóa. Mọi thông tin quyết định phân luồng đều được thiết lập một cách chủ quan và không có logic. Mức độ, hình thức mức độ kiểm tra được quyết định chủ yếu dựa trên chính sách mặt hàng, chính sách thuế, tính chất mặt hàng (mức độ rủi ro của hàng hóa), sự tuân thủ chính sách pháp luật về hải quan và kiểm tra xác xuất để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của người khai hải quan (Điều 30 Luật Hải quan). Tư duy quản lý thiên về ý chí chủ quan của cán bộ công chức

Sơ đồ 2.3: Quy trình thủ tục hải quan truyền thống

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Với quy trình trên ta thấy, công chức hải quan thực hiện tất cả các khâu. Quản lý rủi ro được áp dụng nhưng ở mức độ thấp do thông tin thu thập được rất ít, các tiêu chí quản lý rủi ro chủ yếu do công chức hải quan thiết lập dựa trên các quy định của pháp luật.

Qua thời gian triển khai thực hiện, TTHQĐT đã làm chuyển biến căn bản tư duy quản lý của hoạt động nghiệp vụ hải quan. Đó là, nâng cao vai trò của công tác thu thập, quản lý thông tin quản lý rủi ro làm cơ sở cho việc phân luồng hàng hóa, giảm thiểu những công việc phải làm tại khâu trong thông quan và tăng cường công tác kiểm tra tại khâu sau thông quan. Tác động này làm cho thời gian thông quan hàng hóa ngắn lại, thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tạo sự minh bạch trong công tác quản lý của cơ quan hải quan và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

thực hiện tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh:

Sơ đồ 2.4: Quy trình thủ tục hải quan điện tử

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Qua sơ đồ quy trình TTHQĐT, ta thấy đối với hồ sơ luồng xanh, Hệ thống thông quan điện tử tự động thực hiện thông quan đối với đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không có điều kiện hoặc công chức chỉ xác nhận thông quan, giải phóng hàng, đưa hàng về bảo quản đối với hàng hóa có điều kiện (hàng hóa phải xuất trình một số chứng từ trước khi thông quan như giấy phép XNK, kiểm dịch…). Thời gian thông quan khoảng từ 3-5 phút (khi thực hiện VNACCS/VCIS thời gian này ước tính khoảng từ 1-3 giây đối với luồng xanh không có điều kiện). Như vậy, công chức hải quan không thực hiện kiểm tra thông tin khai báo của người khai hải quan trong thông quan

và việc kiểm tra được thực hiện sau khi tờ khai đã được thông quan tại khâu phúc tập. Với tỷ lệ luồng xanh là 72,7 % (Tổng cục Hải quan đang cố gắng tiếp tục tăng tỷ lệ này lên) thì đây thực sự là một sự chuyển biến lớn trong tư duy quản lý chuyển việc kiểm tra trong thông qua sang kiểm tra sau thông quan.

Hơn nữa, để Hệ thống thông quan điện tử tự động phân luồng một cách chính xác, công tác quản lý rủi ro được tăng cường ở mức tối đa, bao gồm chuẩn hóa các danh mục hàng hóa, biểu thuế; thu thập thông tin quản lý rủi ro có hệ thống từ thông tin trước khi hàng đến cảng qua nghiệp vụ khai e-manifest, hóa đơn điện tử, thông tin trong quá trình vận chuyển, thông tin từ các cơ quan quản lý, thông tin được cung cấp từ nước ngoài, các quy định về chính sách mặt hàng, chính sách thuế, mức độ rủi ro của hàng hóa và những dữ liệu lưu trữ trong Hệ thống…

Trong TTHQĐT, công tác QLRR tập trung vào những nội dung sau:

- Quản lý hồ sơ người XNK, gồm: Các thông tin cơ bản, thông tin chi tiết, quá trình thay đổi, thông tin về thuế nội địa và tài khoản, thông tin về người đại diện theo pháp luật, thông tin về tài chính và kết quả kinh doanh, thông tin về kiểm tra sau thông quan, mối quan hệ của doanh nghiệp, thông tin chi tiết-cá nhân, thông tin về tài khoản – cá nhân.

- Quản lý hồ sơ vi phạm XNK: Được dùng để quản lý cá thông tin vi phạm liên quan đến nhà Xuất/Nhập khẩu, bào gồm những lỗi trong quá trình làm thủ tục hải quan và các vụ vi phạm đã ra quyết định xử lý bao gồm tất cả các lỗi vi phạm xuất nhập khẩu thông thường (có mở tờ khai hải quan) và các vụ buôn lậu (không mở tờ khai hải quan). Các lỗi này sẽ được xác định rõ vô tình hay cố ý, nghiêm trọng hay không, do đại lý hay nhà xuất/nhập khẩu gây ra.

Thông tin quản lý gồm: thông tin cơ bản người XNK, thông tin chi tiết vi phạm, thông tin về vi phạm hành chính, thông tin về xử lý hình sự.

- Nghiệp vụ quản lý thông tin hồ sơ rủi ro sử dụng để quản lý những dữ liệu về cá nhân và doanh nghiệp có thông tin nghi vấn dựa trên những CSDL khai báo trước đây hoặc những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn (Thông tin tình báo, thông tin từ các đơn vị khác, thông tin từ báo đài, thông tin cung cấp từ quần chúng, thông tin từ các bộ Ban, Ngành…). Những thông tin được xác định là có đủ mức độ tin cậy sẽ được sử dụng để thiết lập tiêu chí phân luồng.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Về công tác kiểm tra sau thông quan: Cùng với việc triển khai TTHQĐT, công tác kiểm tra sau thông quan cũng được đẩy mạnh đáp ứng yêu cầu số lượng và chất lượng. Việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại 02 cấp:

- Tại Chi cục cửa khẩu: Được thực hiện tại khâu phúc tập hồ sơ đối với tất cả các hồ sơ phát sinh.

- Tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan: Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch hàng năm để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và kiểm tra theo vụ việc.

Kết quả kiểm tra sau thông quan sau là một trong những nguồn thông tin để thiết lập hồ sơ quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp phục vụ cho thông quan hàng hóa điện tử.

Bảng 2.2: Tình hình triền khai công tác kiểm tra sau thông năm tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh trong những

năm qua

Năm 2010 2011 2012

Số CBCC công tác tại Chi

cục KTSTQ 19 CBCC 24 CBCC 35 CBCC

Số Doanh nghiệp tiến hành

KTSTQ 61 DN 125 DN 135 DN

Số hồ sơ kiểm tra 43.697 bộ 43.558 bộ 28.786 bộ

phạm hành chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh)

TTHQĐT làm thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy trong dây chuyền nghiệp vụ hải quan theo hướng giảm thiểu sự tiếp xúc giữa công chức hải quan và người khai hải quan song vẫn đảm bảo việc quản lý chặt chẽ.

Như đã trình bày ở trên, trong TTHQĐT, việc kiểm tra ở khâu trong thông quan được giảm thiểu và tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan nên cơ cấu tổ chứ bộ máy trong dây chuyển nghiệp vụ hải quan cũng thay đổi, đó là:

Thứ nhất: Khi triển khai TTHQĐT theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012, Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012, Quyết định 3046/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 thì trong dây chuyền nghiệp vụ không còn công chức tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai hải quan (công chức bước 1) do Hệ thống thông quan điện tử đã thực hiện khâu này. Tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, số lượng công chức này được bố trí tăng cường cho khâu phúc tập hồ sơ tại cấp Chi cục và khâu giám sát hàng hóa qua khu vực giám sát.

Trước đây, kiểm tra, đăng ký tờ khai hải quan của công chức bước 1 chiếm một lượng thời gian lớn do phải thực hiện kiểm tra sự đồng bộ của hồ sơ hải quan, kiểm tra sự hợp lệ của chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, kiểm tra toàn bộ chính sách mặt hàng có liên quan. Doanh nghiệp đôi khi cũng mất thời gian hoàn thiện chứng từ do hồ sơ nộp cho cơ quan hải quan chưa đủ, hoặc chưa phù hợp dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp ngại khâu đăng ký tờ khai.

Với việc thay đổi như vậy, hiện tại, trong quá trình thông quan hàng hóa, lượng hồ sơ phải qua sự kiểm tra của công chức hải quan chỉ còn những tờ khai hải quan luồng vàng và luồng đỏ (chiếm 27,3% tổng tờ khai được làm thủ tục, tỷ lệ này còn tiếp tục giảm trong thời gian tới). Như vậy, sự tiếp xúc giữa công chức hải quan và người khai hải quan đã giảm đi rõ rệt tạo sự minh bạch hóa về thủ tục, chống gây phiền hà sách nhiễu trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Thứ hai: Do công việc ở khâu phúc tập hồ sơ tăng nhiều cả số lượng tờ khai phúc tập cũng như nội dung phúc tập, trong TTHQĐT, số lượng công chức làm công tác phúc tập tại Chi cục cũng tăng lên và yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Công chức bước này phải kiểm soát toàn bộ những tờ khai hải quan đã đăng ký về tất cả các nội dung có liên quan như: chính sách mặt hàng, chính sách thuế, trị giá tính thuế, thuế suất, tính hợp lệ của thông tin khai báo…để kịp thời phát hiện những sai sót, sai phạm

trong quá trình làm thủ tục hải quan. Kết quả kiểm tra tại khâu là là kênh thông tin quan trọng để cung cấp, phối hợp với lực lượng giám sát hải quan, các Đội kiểm soát Hải quan và lực lượng thu thập thông tin quản lý rủi ro.

Như vậy, rõ ràng rằng, cơ quan hải quan đang dần chuyển từ việc kiểm tra tại khâu trong thông quan sang kiểm soát chặt chẽ tại khâu sau thông quan.

Thứ ba: Trong TTHQĐT, đối với những tờ khai luồng xanh không có điều

kiện, người khai hải quan có quyền lựa chọn việc xác nhận thông quan, đưa hàng về bảo quan, giải phóng hàng trên tờ khai điện tử in hoặc chỉ thực hiện in tờ khai từ Hệ thống khai báo hải quan, chỉ ký tên, đóng dấu doanh nghiệp (không cần xác nhận của cơ quan hải quan) rồi xuất trình tờ khai điện tử in đó cho hải quan khu vực giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác nhận hàng qua khu vực giám sát (Điều 9, Thông tư 196/2012/TT-BTC). Do đó, nhiệm vụ của cán bộ công chức giám sát đã có sự thay đổi so với trước đây, cụ thể: Ngoài việc chỉ xác nhận hàng qua khu vực giám sát, cán bộ công chức giám sát còn phải thực hiện kiểm tra đối chiếu tờ khai hải quan điện tử in doanh nghiệp xuất trình với tờ khai điện tử trên Hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan. Nếu có sự đồng nhất, phù hợp, cán bộ giám sát mới đối chiếu tờ khai điện tử in doanh nghiệp xuất trình với thực tế hàng hóa và thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan.

Như vậy, khối lượng và nội dung phức tạp của công việc ở khâu giám sát cũng tăng lên rất nhiều đòi hỏi phải có sự thay đổi về số lượng, trình độ cán bộ công chức ở khâu này.

Sự thay đổi về quy trình nghiệp vụ này đã mang lại sự thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp. Đối với tờ khai luồng xanh không có điều kiện, doanh nghiệp có thể khai báo ở trụ sở doanh nghiệp và đến thẳng nơi có hàng hóa của mình để lấy hàng mà không phải lên trụ sở Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, giảm thiểu được rất nhiều thời gian, chi phí đi lại cho doanh nghiệp.

TTHQĐT cụ thể hóa quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp bằng việc nâng cao trách nhiệm, trình độ khai báo và điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan.

Trong những năm gần đây, ngành Hải quan đã nỗ lực đa dạng hóa các hình thức thông tin, trao đổi và hợp tác với doanh nghiệp. Bằng việc thực hiện TTHQĐT, doanh nghiệp thực sự đã phát huy được vai trò đối tác hợp tác trong việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan để thông quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Việc này được thể

hiện rõ tại Điều 4 Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan điện tử, cụ thể:

* Về quyền của người khai hải quan:

- Được ưu tiên thực hiện trước so với trường hợp đăng ký hồ sơ hải quan bằng giấy khi cơ q uan Hải quan xác định phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa;

- Được thực hiện khai hải quan điện tử 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và nhận thông tin phản hồi của cơ quan Hải quan trực tiếp qua Hệ thống xử lý dử liệu điện tử hải quan; trường hợp khai hải quan trong thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật, nhưng thuộc diện phải nộp, xuất trình chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan kiểm tra làm cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo thì được phản hồi kết quả chậm nhất 04 giờ kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc kế tiếp;

- Được sử dụng chứng từ in ra từ Hệ thống khai hải quan điện tử (có đóng dấu và chữ ký của người khai hải quan điện tử) đối với lô hàng đã được cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường;

- Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí hải quan và các loại phí do cơ quan Hải quan thu hộ các hiệp hội, tổ chức (nếu có) cho từng tờ khai hải quan hoặc nộp gộp theo tháng;

- Được cơ quan Hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ hải quan điện tử thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

* Nghĩa vụ của người khai hải quan điện tử:

- Thực hiện việc lưu giữ chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan (bao gồm cả bản sao) theo quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; cung cấp các chứng từ điện tử có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền;

- Trường hợp pháp luật quy định phải nộp chứng từ, tài liệu dưới dạng giấy cho cơ quan Hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu và chịu trách nhiệm truớc pháp luật về tính chính xác, trung thực của các chứng từ, tài liệu đó;

- Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải sử dụng chữ ký số đã đăng ký với cơ quan Hải quan. Trong giai đoạn chưa có chữ ký số thì được sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Người khai hải quan có trách nhiệm bảo mật tài khoản để sử dụng khi

giao dịch với cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và chịu trách nhiệm về các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật;

Bộ Tài chính quy định lộ trình áp dụng chữ ký số khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

- Đáp ứng các điều kiện về công nghệ thông tin và kỹ năng khai hải quan điện tử. Trường hợp chưa đáp ứng được các điều kiện về công nghệ thông tin và kỹ năng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả ứng dụng hải quan điện tử tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 64)