Những nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu 041 bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 36)

Mariassunta G., Yrjo K. (2010) với bài nghiên cứu “Investor Protection,

Equity Returns and Financial Globalization ” đã đi sâu phân tích ảnh hưởng của

việc bảo vệ nhà đầu tư tới giá, lãi suất cổ phiếu và các quyết định phân bổ danh mục đầu tư. Thông qua phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng, tác giả đưa ra bốn kết luận chính. Thứ nhất, lãi suất kỳ vọng của cổ phiếu sẽ thấp hơn khi tình hình bảo vệ đầu tư yếu kém. Thứ hai, tỷ lệ tham gia thị trường cổ phiếu của các nhà đầu tư tại các nước có hệ thống bảo vệ nhà đầu tư kém thường thấp. Thứ ba, nhà đầu tư danh mục tại các nước này nên nắm giữ nhiều cổ phiếu nước ngoài hơn so với cổ phiếu trong nước. Thứ tư, những nước này nên nhận các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn.

Năm 2012, Pavel S. đã đưa ra nghiên cứu về đề tài: “Financial Contracts

and the Political Economy of Investor Protection”. Bài viết đã đưa ra cơ sở lý

thuyết và phân tích về mức độ bảo vệ nhà đầu tư trong mô hình tích lũy tư bản với các hợp đồng tài chính tối ưu. Cụ thể, tác giả chỉ ra rằng mức độ bảo vệ thấp sẽ gây ra mâu thuẫn phát sinh giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, do đó làm tăng chi phí tài chính để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, việc bảo vệ nhà đầu tư một cách thiếu hoàn thiện cũng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong nỗ lực thu hút các nguồn vốn nước ngoài.

Alessandra B. (2012) với bài viết: “Investor Protection and Income

Inequality: Risk sharing vs Risk Taking” đã nghiên cứu mối tương quan giữa việc

bảo vệ nhà đầu tư và sự bất cân xứng thu nhập. Bên cạnh việc phân tích cơ sở lý thuyết, tác giả còn sử dụng phương pháp định lượng với số liệu thu thập từ 67 nước trong giai đoạn 1976-2004. Bài nghiên cứu cho rằng việc tăng cường bảo vệ nhà đầu tư giúp tăng việc việc chia sẻ rủi ro và làm giảm sự dao động trong thu nhập của các doanh nghiệp, bên cạnh đó lại dẫn tới việc phân tán rủi ro tài chính và gây ra rủi ro thu nhập, làm tăng độ bất cân xứng trong thu nhập. Từ đó, tác giả kết luận rằng việc bảo vệ nhà đầu tư ảnh hưởng không đồng đều tới thu nhập bất cân xứng.

Nhìn chung, những bài nghiên cứu trên đã phân tích vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư từ nhiều góc độ khác nhau và có nhiều đóng góp lớn, được sử dụng trong nghiên cứu, học tập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào đi sâu phân tích vấn đề này tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một phần của tài liệu 041 bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w