Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết ảnh hưởng đến việc bảo

Một phần của tài liệu 041 bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39)

đến việc

bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Tình hình công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết

Việc CBTT của các doanh nghiệp là nền tảng vững chắc để các NĐT thực hiện quyết định có nên mua cổ phiếu của công ty đó hay không do đó đóng vai trò rất quan trọng.

Trong một vài năm trở về đây, các DNNY đã chú ý hơn trong việc CBTT theo quy định pháp luật. Cụ thể, số vi phạm về báo cáo và CBTT trên tổng số vi phạm hành chính trên TTCK có xu hướng giảm. Nguyên nhân một phần là do khi phát hành cổ phiếu, các DNNY phải đạt được các điều kiện chào bán để hấp dẫn các NĐT trong và ngoài nước. Khi các doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu thì UBCKNN có điều kiện để giám sát và kiểm tra tính minh bạch, chính xác của các thông tin mà doanh nghiệp công bố. Khảo sát năm 2018 của Vietstock thực hiện với 686 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam cho kết quả rằng có 266 công ty đạt chuẩn CBTT theo các tiêu chí khảo sát đề ra,

Hình 2.1: DNNY đạt chuấn CBTT giai đoạn 2015-2018 800 700 600 500 400 300 200 100 0

^^■Tổng số DNNY khảo sát DNNY hoàn thành tốt CBTT Tỷ lệ

45,00% 40,00% 35,00% 30,00% 25,00% 20,00% 15,00% 10,00% 5,00% 0,00%

Nguồn: Vietstock & Fili

Bên cạnh đó, bài khóa luận cũng thực hiện khảo sát điều tra mức độ bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK Việt Nam1, trong đó có tiêu chí đánh giá của NĐT về tính minh bạch trong CBTT của DNNY. Khảo sát sử dụng bảng hỏi đối với 100 NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam, đối tượng khảo sát chủ yếu là các sinh viên năm cuối ngành tài chính có thực hiện đầu tư chứng khoán, các NĐT đang công tác trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng và một số NĐT không chuyên khác. Độ tuổi người tham gia khảo sát khoảng từ 22 đến 40 tuổi với kinh nghiệm đầu tư chứng khoán phần lớn từ 1 đến 5 năm. Bảng hỏi được gửi tới người thực hiện khảo sát thông qua các phương tiện: mạng xã hội (đối với những người tác giả nắm rõ thông tin) và phát phiếu khảo sát trực tiếp. Theo đó, khi được yêu cầu đánh giá về độ minh bạch trong CBTT của các DNNY trên TTCK Việt Nam theo thang đo từ 1 đến 5 (với 1 là “rất kém” và 5 là “rất tốt”), phần lớn các NĐT (65%) chọn mức 3, trong khi chỉ 7% chọn mức 5.

Hình 1.2: Đánh giá của NĐT về độ minh bạch trong CBTT của các DNNY trên TTCK Việt Nam

■1. Rất kém ■ 2. Kém «3. Trung bình ■4. Tốt «5. Rất tốt

Bên cạnh những tiến bộ so với các năm trước, hiện nay vấn đề minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam còn một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, vẫn còn lượng lớn số trường hợp vi phạm hành chính liên quan đến công bố và minh bạch thông tin. Cụ thể, năm 2017, UBCKNN đã quyết định xử phạt 214 vụ vi phạm hành chính trên TTCK, trong đó có 80 trường hợp xử phạt cá nhân và 134 trường hợp xử phạt tổ chức. Chỉ riêng trong năm 2018, có 397 vụ vi phạm của 129 tổ chức và 268 cá nhân, trong đó, xử phạt 9 cá nhân tham gia thao túng giá chứng khoán, tạo cung cầu giả, buộc 3 trường hợp CBTT thiếu chính xác phải sửa lại thông tin, buộc từ bỏ quyền biểu quyết đối với 1 đối tượng vi phạm chào mua công khai. Số lượng trường hợp làm trái luật pháp về báo cáo và CBTT luôn chiếm quá nửa tổng số vi phạm bị xử phạt.

Thứ hai, báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp có chất lượng còn chưa tốt, việc công bố báo cáo còn chậm, phải xin gia hạn. Có những doanh nghiệp còn thiếu tự giác trong việc công khai thông tin về tình hình hoạt động, tình hình sử dụng vốn, QTCT,... Ngoài ra, tình trạng chênh lệch số liệu giữa báo cáo tự lập và báo cáo sau kiểm toán vẫn còn xảy ra. Một số trường hợp nổi bật có thể kể tới như CTCP Hùng Vương (HVG), CTCP Phát triển nhà Thủ Đức (TDH), CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), CTCP Thương mại Hà Tây (HTT), CTCP Thép

tấm lá Thống Nhất (TNS), CTCP Ngoại thương và phát triển đầu tư TP.HCM (FDC), CTCP Tập đoàn Đại Châu (DCS)... Trong đó, đối với DCS, khoản lãi hơn 1,7 tỷ đồng sau khi kiểm toán đã trở thành khoản lỗ hơn 715 triệu đồng. Thậm chí bên kiểm toán còn từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính của DCS khiến cổ phiếu của công ty này bị đưa vào diện hủy niêm yết theo quy định. Bên cạnh những trường hợp số liệu khác biệt trước và sau kiểm toán đã nêu còn có trường hợp tồn tại các sai lệch nghiêm trọng trong báo cáo đã được kiểm toán. Thực chất, các công ty kiểm toán chính là đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận, cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho khách hàng là các DNNY. Điều này dẫn tới việc tính trung thực, độc lập của quá trình kiểm toán sẽ bị tác động, nhất là trong thời buổi các công ty kiểm toán cạnh tranh khốc liệt để lôi kéo khách hàng. Ví dụ về vấn đề này có thể kể đến vụ án của CTCP Mỏ và xuất khập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM). Công ty này đã mua bán hóa đơn với hàng loạt doanh nghiệp để thực hiện ghi nhận doanh thu, lợi nhuận ảo nhằm làm giả báo cáo tài chính, lừa đảo NĐT. Khi kiểm toán, các nhân viên kiểm toán không kiểm tra kỹ mà chỉ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ ngân hàng do công ty cung cấp và đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Vụ việc này khiến 1064 NĐT chịu thiệt hại số tiền hơn 56 tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính công bằng và sự ổn định của thị trường. Nhìn chung, những sai sót trên báo cáo tài chính dù vô tình hay cố ý đều ảnh hưởng tới giá cổ phiếu cũng như quyền lợi của cổ đông và NĐT trên TTCK. Tuy vậy, hệ thống pháp luật hiện nay chỉ mới có quy định về xử phạt các doanh nghiệp chậm công bố báo cáo tài chính mà chưa có các điều luật xử lý cụ thể đối với các doanh nghiệp liên tục có sai sót trong số liệu trước và sau kiểm toán.

Thứ ba, nhiều DNNY vẫn còn thực hiện CBTT về QTCT với tính chất đối phó, chưa thực sự chủ động hướng tới việc nâng cao chất lượng QTCT để phát triển doanh nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích cho các cổ đông. Hiện nay, đã có các quy định liên quan đến việc yêu cầu các DNNY CBTT về QTCT nằm trong Thông tư 155/2015/ TT-BTC, Luật Chứng khoán 2006, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Theo đó, định kỳ (6 tháng và hàng năm), các DNNY có nghĩa vụ phải CBTT về tình hình QTCT, chủ yếu về cơ cấu nhân sự và hoạt động của ĐHĐCĐ, HĐQT và BKS. Tuy nhiên, những quy định về CBTT này

mới chỉ mang tính chất tối thiểu và chưa thực sự đi theo các tiêu chuẩn và thông lệ hiện hành trên thế giới về QTCT, khiến việc QTCT còn thiếu hiệu quả. Chính vì hệ thống luật chưa yêu cầu cụ thể, nhiều doanh nghiệp còn thiếu tự giác trong việc thực hiện báo cáo tình hình QTCT theo các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế. Trên thị trường những năn gần đây chỉ có một số DNNY lớn với mục tiêu thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước mới CBTT về tình hình quản trị của công ty một cách đầy đủ và chi tiết.

Thứ tư, việc sử dụng vốn thu được từ các đợt chào bán còn xuất hiện một số vi phạm, trong đó chủ yếu liên quan đến giải tỏa số tiền trước khi có thông báo bằng văn bản của UBCKNN, thay đổi phương án sử dụng vốn mà không CBTT và báo cáo theo quy định pháp luật.

2.1.2. Tình hình quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết

a) Quyền của cổ đông và đối xử công bằng giữa các cổ đông

Trong QTCT, việc đảm bảo quyền của cổ đông và đối xử công bằng giữa các cổ đông đóng vai trò rất quan trọng, giúp quyền lợi NĐT được đảm bảo và đem lại niềm tin cho NĐT. Theo báo cáo Thẻ điểm QTCT ASEAN năm 2015 với khảo sát dựa trên 55 DNNY trên thị trường Việt Nam, về việc đảm bảo quyền của cổ đông, trung bình các doanh nghiệp đạt 4,89/10 điểm, tức là đạt 48,9% yêu cầu. Về việc đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông, các doanh nghiệp đạt trung bình 7.38 điểm trên tổng 15 điểm, tức là đạt 49,2% yêu cầu.

Hình 2.3: Ket quả đánh giá việc DNNY đảm bảo quyền của cổ đông và đối xử công bằng với các cổ đông năm 2015

Nguồn: Báo cáo Thẻ điểm QTCTASEAN năm 2015

Năm 2018, theo Báo cáo đánh giá QTCT các DNNY Việt Nam năm 2018 (đối tượng đánh giá là 485 DNNY của VNX-All share được bao gồm trong rổ chỉ số kỳ tháng 4 năm 2018), trung bình các doanh nghiệp đạt 55,2% yêu cầu về quyền của cổ đông và đối xử công bằng với các cổ đông, doanh nghiệp có số điểm cao nhất đạt 84,1% yêu cầu.

Hình 2.4: Ket quả đánh giá việc DNNY đảm bảo quyền của cổ đông và đối xử công bằng với các cổ đông năm 2018

Theo khảo sát mà khóa luận thực hiện, khi được yêu cầu đánh giá về mức độ đảm bảo quyền cổ đông và đối xử công bằng với các cổ đông tại các DNNY trên TTCK Việt Nam theo thang đo từ 1 đến 5 (với 1 là “rất kém” và 5 là “rất tốt”), có tổng cộng 88% người trả lời chọn các phương án từ trung bình trở lên, chỉ 4% người chọn 1 (rất kém).

Hình 2.5: Đánh giá của NĐT về tình hình đảm bảo quyền cổ đông và đối xử công bằng với cổ đông của DNNY tại Việt Nam

■1. Rất kém “2. Kém "3. Trung bình ■4. Tốt "5. Rất tốt

Có thể thấy, tình hình bảo đảm quyền cổ đông và đối xử công bằng với các cổ đông của DNNY tại Việt Nam năm 2018 đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2015. Tuy nhiên, một số hạn chế về việc trả cổ tức cho cổ đông cũng như công bố đầy đủ và đúng hạn các tài liệu họp ĐHĐCĐ còn tồn tại. Cụ thể, theo báo cáo đánh giá QTCT các DNNY Việt Nam năm 2018, “có 64% công ty thực hiện chi trả cổ tức đầy đủ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp ĐHĐCĐ thường niên”. Các doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa trong việc trả cổ tức đúng hạn theo quy định của Nhà nước, cùng với đó là hướng tới tuân theo chuẩn mực ASEAN với yêu cầu trả cổ tức bằng tiền mặt trong vòng 30 ngày và cổ tức cổ phiếu trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố cổ tức hoặc từ ngày đại hội thông qua cổ tức. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra mới có 8% DNNY tuân thủ quy định cung cấp cụ thể và kịp thời tài liệu ĐHĐCĐ cũng như thông tin về các ứng viên HĐQT và BKS tối thiểu 10 ngày trước ngày diễn ra đại hội. Mặt khác, việc công bố thư mời và tài liệu họp ĐHĐCĐ bằng

tiếng Anh cũng còn xảy ra một số hạn chế. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đăng tải bản tiếng Anh còn muộn so với bản tiếng Việt, thậm chí nội dung còn thiếu cụ thể, không đầy đủ thông tin bằng bản tiếng Việt. Việc này gây ảnh hưởng không nhỏ tới tính đối xử công bằng giữa các cổ đông trong nước và ngoài nước, khiến việc tiếp cận thông tin về công ty cũng như ra quyết định đầu tư chứng khoán của các NĐT nước ngoài không được thuận lợi.

b) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị

Hình 2.6: Kết quả đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của HĐQT của các DNNY năm 2015 và 2018

■Điểm trung bình BDiem tối đa BĐiểm tối thiểu

Nguồn: Báo cáo Thẻ điểm QTCT ASEAN năm 2015, Báo cáo đánh giá QTCT các DNNY Việt Nam năm 2018

Biểu đồ trên cho thấy các DNNY nhìn chung đã có bước tiến tích cực trong việc thực hiện vai trò của HĐQT. Năm 2015 các doanh nghiệp đạt trung bình 24,1% yêu cầu trong khi năm 2018 tăng lên là 46,4%. Mặc dù vậy, khi so sánh với một số nước trong khu vực, con số này chưa đủ cao, thậm chí có thể nói là còn thấp. Điều này là do tình hình kiểm tra, rà soát chất lượng CBTT, điều hành giám sát hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro của HĐQT tại một số doanh nghiệp còn nhiều vấn đề. Trong đó, 67% công ty không công bố đầy đủ thông tin về việc có thành viên HĐQT nào đồng thời nắm giữ chức vụ thành viên HĐQT của trên 5 công ty khác

không. Bên cạnh đó, chỉ 10% công ty tuân thủ việc HĐQT phải có 1/3 số thành viên là thành viên độc lập2. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng việc minh bạch hóa các hoạt động quản trị, tính độc lập của HĐQT với ban điều hành chưa thực sự rõ ràng. Thực tế cho thấy ở một số doanh nghiệp Nhà nước còn xuất hiện tình trạng các cổ đông vừa là người đại diện phần vốn của Nhà nước, vừa là người đại diện cho lợi ích cá nhân trong công ty, và cũng là người quản lý điều hành doanh nghiệp. Điều này dẫn tới việc lợi ích của các bên xung đột với nhau, gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của công ty cũng như của TTCK và ảnh hưởng tới quyền lợi NĐT. Ngoài ra, trên thực tế vẫn còn trường hợp lãnh đạo công ty và người có liên quan tận dụng lợi thế về việc biết trước thông tin để mua bán cổ phiếu bất minh nhằm trục lợi, gây mối nguy hại cho rất nhiều NĐT, nhất là những NĐT nhỏ lẻ. Trong một vài năm gần đây, UBCKNN đã xử phạt rất nhiều trường hợp vi phạm này, có thể kể đến vụ việc của HCD khi Ủy ban chứng khoán áp dụng mức phạt 27,5 triệu đồng đối với Phó tổng giám đốc HCD vì mua 160.000 cổ phiếu HCD vào ngày 27/11/2017, nhưng đến ngày 15/12/2017, Sở GDCK TP.HCM (HOSE) mới nhận được báo cáo kết quả thực hiện giao dịch. Dựa vào tình hình trên có thể thấy, tuy các cơ quan quản lý TTCK đã đưa ra hình thức răn đe, xử phạt nhưng còn chưa đủ nghiêm khắc, dẫn tới việc các trường hợp vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra.

Bên cạnh HĐQT, vai trò của BKS trong việc giám sát hoạt động công ty cũng rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay tại nhiều doanh nghiệp, chức năng cũng như vai trò của BKS chưa thực sự được thể hiện hết. Trên thị trường thời gian qua xuất hiện nhiều doanh nghiêp có các hành vi sai phạm, những lục đục nội bộ, những trục trặc trong các hoạt động kinh doanh gây ra việc phá sản nhưng vai trò của BKS trong việc khắc phục, xử lý hầu như rất mờ nhạt. Tại nhiều doanh nghiệp, các báo cáo do BKS công bố còn sơ sài, thiếu chi tiết, không nêu rõ về đánh giá hoạt động của BKS trong năm. Ngoài ra, thành viên BKS của phần lớn các doanh nghiệp cũng chính là nhân viên làm việc tại công ty, hưởng lương của công ty hoặc nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong các công ty con, công ty liên kết. Điều này khiến việc đánh giá, kiểm tra tình hình hoạt động của HĐQT và Ban giám đốc cũng như của doanh

nghiệp trở nên thiếu tính khách quan, gây tác động không tốt tới độ minh bạch của thông tin mà BKS công bố trong các báo cáo, gây nhầm lẫn đối với các NĐT và dẫn tới các hành động đầu tư sai lầm.

2.2. Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán ảnh hưởng

đến việc

bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư

Các CTCK do đặc thù ngành nghề và dịch vụ thực hiện mà còn tồn tại xung đột lợi ích với NĐT, khiến quyền lợi của NĐT trực tiếp bị ảnh hưởng. Đối với dịch

Một phần của tài liệu 041 bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w