8. Kết cấu của đề tài
2.1.1. Những đặc điểm chung của hệ thống kế toán tại Hàn Quốc
a) Tổ chức luật pháp
Korea Accounting Standards Board (KASB) là cơ quan chính phủ ban hành những vấn đề liên quan đến chuẩn mực kế toán tại Hàn Quốc. KASB có hai chức năng chính tùy thuộc vào chuẩn mực kế toán mà công ty thi hành:
Tạo điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn IFRS: KASB tạo điều kiện cho chính
phủ Hàn Quốc chấp nhận mọi tiêu chuẩn IFRS do IASB ban hành nhằm bào vệ lợi ích của các công ty áp dụng chuẩn mực IFRS. Chuẩn mực IFRS được chấp nhận được gọi là chuẩn mực IFRS được thông qua tại Hàn Quốc hoặc viết tắt là K-IFRS.
Thiết lập chuẩn mực kế toán tại quốc gia: KASB đặt ra các tiêu chuẩn kế toán cho các công ty không áp dụng Tiêu chuẩn IFRS, điển hình là các công ty chưa niêm yết và cũng cung cấp giải thích chính thức về các tiêu chuẩn.
b) Tác động của văn hóa đến hệ thống kế toán
Văn hóa có thể có một tác động lớn trong việc nhào nặn hệ thống kế toán của một quốc gia. Do đó, để hiểu các nguyên tắc sáng lập của Hàn Quốc, trước tiên cần thảo luận về quan điểm văn hóa của nó. Bài nghiên cứu của thạc sĩ Rebecca Henderson lấy dữ liệu từ Trung tâm Hofsted (là trung tâm nổi tiếng với nghiên cứu về hiệu ứng văn hóa đến các hệ thống kế toán), chỉ ra rằng Hàn Quốc là một xã hội khá phân cấp. Chỉ số khoảng cách quyền lực trung bình là 60, có nghĩa là người Hàn Quốc chấp nhận sự phân phối quyền lực không đồng đều mà không cần một sự nghi ngờ hay chất vấn nào
Đổi lại, chỉ số chủ nghĩa cá nhân thấp là 18 cho thấy Hàn Quốc là một quốc gia mang tính tập thể.
Mô hình đo lường môi trường kế toán tại Hàn Quốc
120 100 80 60 — 40 . ... ...
Khoảng cách Chủ nghĩa cá Nam quyền và Phòng chống Chủ nghĩa Tự thỏa mãn
quyền lực nhân nữ quyền rủi ro thực dụng
Bảng 3 Mô hình đo lường môi trường kế toán tại Hàn Quốc
Từ những đặc điểm về văn hóa trên của Hàn Quốc có thể thấy rằng Hàn Quốc tương thích với kế toán dựa trên quy tắc. Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Hàn Quốc (K-GAAP) là một hệ thống kế toán dựa trên quy tắc. Bởi vì Hàn Quốc rất khó khăn trong việc chấp nhận rủi ro, kế toán viên được yêu cầu tuân theo một danh sách các quy tắc chi tiết đảm bảo thông tin tài chính được đo lường chính xác và bảo thủ theo K-GAAP.
Hàn Quốc là một xã hội phân cấp và kết quả là người dân Hàn Quốc đã quen với việc tuân theo mệnh lệnh từ những người ở vị trí cao hơn. Do đó, người Hàn Quốc có rất ít vấn đề khi chấp nhận những quy định của chính phủ trong ngành kế toán. Với các quy tắc cứng nhắc tại chỗ, các hoạt động kế toán được thống nhất cao theo K-GAAP. Điều này phù hợp với tính chất tập thể của Hàn Quốc và thỏa mãn nhu cầu duy trì trật tự xã hội.
Khi Hàn Quốc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của Hàn Quốc (K- IFRS), nó đã chuyển sang kế toán dựa trên quy tắc và hướng tới kế toán dựa trên nguyên tắc. Kế toán dựa trên nguyên tắc cung cấp các hướng dẫn rộng rãi có thể thực tế trong nhiều trường hợp. Quy tắc chính xác mà kế toán viên phải theo sát không tồn tại. Kế toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn của họ trong việc lập báo cáo tài chính.