Lịch sử hình thành phát triển của hệ thống kế toán Hàn Quốc và động cơ áp dụng

Một phần của tài liệu 038 áp dụng IFRS tại hàn quốc và kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 34)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Lịch sử hình thành phát triển của hệ thống kế toán Hàn Quốc và động cơ áp dụng

áp dụng IFRS

Bài nghiên cứu nhận thấy có thể tóm tắt sự hình thành và phát triển của hệ thống kế toán tại Hàn Quốc qua bốn giai đoạn :

(1) Giai đoạn ban hành chuẩn mực kế toán Hàn Quốc đầu tiên (1945-1958) (2) Giai đoạn cho phép nhiều loại hình chuẩn mực kế toán cùng tồn tại

(3) Giai đoạn tái cấu trúc chuẩn mực kế toán sau khi trải qua cuộc khủng hoàng tài chính tại Đông Á (1997)

(4) Giai đoạn chuyển từ áp dụng K-GAAP sang K-IFRS cho đến nay

Trước khi phát triển thành mô hình chuẩn mực kế toán hiện đại, những phương pháp ghi chép số sách cũ như Sa Gae Song Do Chi Bu Bud (SGSD Bookkepping Method) được sử dụng để ghi nhận những giao dịch tại Hàn Quốc. Nhưng khi các ngân hàng thương mại bắt đầu xuất hiện và cộng thêm việc ảnh hưởng từ phương Tây phương pháp ghi sổ truyền thống đã được thay thế bời những phương pháp ghi sổ của các nước phương Tây. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ Hàn Quốc trở thành thuộc địa của Nhật Bản các chuẩn mực kế toán được ban hành như một quy định luật pháp mang tính bắt buộc dựa trên Luật Thương mại của Nhật Bản - được bắt nguồn từ luật của Đức

Sau khi dành lại nền độc lập, những nguồn viện trợ kinh tế và nhu cầu phục hồi nền kinh tế đã làm gia tăng sự cần thiết của một chuẩn mực kế toán để tăng mức tín dụng của doanh nghiệp. Một nguồn tài chính lớn đã được sử dụng để phục vụ cho mục đích thiết lập ra một chuẩn mực kế toán ở Hàn Quốc với hy vọng sẽ làm gia tăng thêm mức tín dụng cho các doanh nghiệp trong nước. Dưới tính huống đó, Bộ tài chính Hàn Quốc đã cho ra đời hai văn bản là“ Nguyên tắc Kế toán Doanh Nghiệp” và “Qui tắc cho Báo cáo tài chính” được biết đến như bộ chuẩn mực kế toán đầu tiên tại Hàn Quốc.

Thị trường vốn tại Hàn Quốc những năm 1970 trở nên phát triển và lớn mạnh, và để đáp ứng được sự tăng lên của những nhu cầu tiếp cận vốn của các công ty niêm yết các văn bản “ Quy định về Kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết” và “

Quy tắc cho Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp niêm yết được ban hành vào năm 1975. Nó đánh dấu một dấu mốc trọng trong việc độc lập giữa luật thương mại và luật thuế tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc các công ty gia đình lớn có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính phủ được gọi là chaebol và các công ty này nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Năm 1997, 11 chaebol sụp đổ và 10 trong số 50 lớn nhất có nguy cơ phá sản. Hệ thống ngân hàng Hàn Quốc đã bị đẩy đến bờ vực. Các công ty đã bị hao mòn trong nợ nần, chính phủ thì cạn kiệt nguồn dự trữ nước ngoài và các nhà đầu tư hoảng loạn bán phá giá. Cuối cùng, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hứa cung cấp 60 tỷ đô la để cứu trợ Hàn Quốc với mục tiêu nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính và sự cấm vận quốc gia cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, IMF cũng yêu cầu một số điều kiện trước khi trao đổi tài trợ khẩn cấp cho chính quyền Seoul; một trong những điều kiện là sự minh bạch trong chất lượng thông tin kế toán.

Sau khi chấp nhận gói cứu trợ IMF vào năm 1997, Hàn Quốc bắt đầu tái cấu trúc để vượt qua khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Một phần của cải cách là tăng cường sự uy tín kế toán và sau đó, Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Hàn Quốc (K-GAAP) đã được KASB áp dụng. Thật không may, nó đã thất bại trong việc nâng cao uy tín kế toán của đất nước vì nó không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Để phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc quốc tế, KASB đã thông qua Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Hàn Quốc (K-IFRS) bắt đầu từ năm 2009. Một lý do nữa khiến Hàn Quốc thay đổi chuẩn mực kế toán từ K-GAAP sang IFRS là để làm cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo nhận xét của Lim, Steve:” Báo cáo tài chính được lập theo K-GAAP thiếu tính minh bạch. Do đó, các cổ phiếu niêm yết do các công ty Hàn Quốc phát hành có xếp hạng thấp hơn so với hầu hết các nước châu Á, và được mô tả là: “Korea Discount.” Các nhà đầu tư không muốn mua cổ phiếu, điều này buộc giúp kế các công ty phải chuyển cơ cấu vốn chủ sở hữu của họ nghiêng về vay nợ thay vì vốn.Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc (FSC) tuyên bố rằng việc chuyển sang

IFRS sẽ toán của Hàn Quốc minh bạch hơn, sau đó Hàn Quốc sẽ ở vị trí tốt hơn để thu hút các nhà đầu tư và từ đó mở rộng nền kinh tế.

Ngoài ra, việc Hàn Quốc chuyển sang IFRS giúp việc tiến hành dễ dàng hơn kinh doanh quốc tế. Ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng IFRS và có một sự thúc đẩy mạnh mẽ để tạo ra một bộ chuẩn mực kế toán trên toàn thế giới. Theo phong trào này, Hàn Quốc đã áp dụng IFRS để phù hợp các hoạt động kế toán của mình với các quốc gia cũng sử dụng IFRS trên thị trường toàn cầu. Các nhà cung cấp, khách hàng, nhà đầu tư và chủ nợ từ các quốc gia khác cảm thấy báo cáo tài chính trở nên dễ hiểu hơn và tính có thể so sánh được của thông tin tài chính được nâng cao hơn.

Bắt đầu từ năm 2011, các công ty tài chính và niêm yết sàn Chứng Khoán Tổng hợp Hàn Quốc (KOSPI) và Đại lý Chứng khoán Hàn Quốc (KOSDAQ) được yêu cầu bắt buộc phải chuẩn bị báo cáo tài chính theo K-IFRS. Các chuẩn mực được thông qua rất giống với chuẩn mực IFRS của IASB ngoại trừ sự khác biệt về thời gian áp dụng đối với các doanh nghiệp mới lập báo cáo theo IFRS và một số quy định khác. Hàn Quốc đang cố gắng thiết lập áp dụng IFRS một cách hoàn toàn để đạt được khả năng cạnh tranh trong hệ thống kế toán.

Mặc dù việc lập báo cáo theo K-IFRS yêu cầu với các công ty tài chính và niêm yết, nhiều doanh nghiệp nhỏ và chưa niêm yết đã áp dụng K-IFRS. KASB đã phát triển Chuẩn mực kế toán Hàn Quốc cho các thực thể phi chính phủ dựa trên GAAP Hàn Quốc hiện tại với một số sửa đổi nhỏ. KASB hy vọng sẽ hội tụ chuẩn mực IFRS với các chuẩn mực kế toán áp dụng cho tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp đại chúng trong dài hạn. Tuy nhiên, dù chưa được yêu cầu, vào năm 2011, 1.142 công ty chưa niêm yết đã tự nguyện lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn K- IFRS và thêm 261 công ty dự kiến sẽ áp dụng vào năm 2012. Bất chấp về chi phí hội tụ, có rất nhiều lý do cho việc các công ty ủng hộ áp dụng K IFRS như : để đơn giản hóa kế toán giữa các công ty mẹ và các công ty con, để cải thiện tính minh bạch của kế toán và để nâng cao hình ảnh của công ty.

Một phần của tài liệu 038 áp dụng IFRS tại hàn quốc và kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w