Kiến nghị dựa trên bài học của Hàn Quốc vào việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 038 áp dụng IFRS tại hàn quốc và kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 66)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.3 Kiến nghị dựa trên bài học của Hàn Quốc vào việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Các kiến nghị cho giai đoạn trước khi thực hiện áp dụng IFRS:

- Giống như Hàn Quốc, trước khi thực hiện chuyển đổi chuẩn mực K- GAAP

sang K-IFRS, Việt Nam cũng cần tiến hành khảo sát đối tượng là các tổ chức nghề nghiệp chuyên môn về các tác động bất lợi và có lợi từ đó đưa ra phương án phòng tránh rủi ro. Các ý kiến, quan sát cụ thể và khuyến nghị nhận được từ những người tham gia khảo sát có thể được sử dụng để hỗ trợ chính sách áp dụng của Bộ Tài chính và Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Việt Nam . Để thúc đẩy quá trình, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nên xem xét tầm quan trọng của nghiên cứu này và các đề xuất được đưa ra bởi những người tham gia khảo sát. Đầu tiên, những chuyên gia được đóng góp ý kiến phải xác định được rằng mục tiêu của sự hội tụ của VAS với dự án IFRS phải là cả về chức năng và hoạt động. Thứ hai, dựa trên ý kiến của người trả lời khảo sát, để đảm bảo chất lượng cao nhất của quy định kế toán tại Việt Nam, đề nghị Bộ Tài chính cải thiện quản trị và quy trình tham vấn. Chương trình thiết lập tiêu chuẩn phải minh bạch, kịp thời và chịu sự tham vấn rộng rãi của nhiều bên liên quan bao gồm các cơ quan chuyên môn, công ty kế toán, tổ chức tài chính, học viện và công ty đại diện cho mỗi ngành. Thứ ba, cần làm rõ hơn và thực thi tốt hơn các quy định kiểm toán và kiểm toán trước khi Việt Nam có thể chuyển sang IFRS, một hệ thống báo cáo tài chính theo định hướng của nhà đầu tư hơn.

Có thể thấy, Việt Nam nên trực tiếp áp dụng toàn phần IFRS giống như Hàn Quốc bởi những kinh nghiệm của Hàn Quốc cũng như các quốc gia EU khác đã áp dụng IFRS cho thấy điều này sẽ làm giảm bớt thời gian lẫn chi phí nghiên cứu giải quyết xung đột giữa VAS cũ và IFRS.

Không những vậy còn cần phải tiến hành nghiên cứu những thay đổi xung quanh việc áp dụng IFRS đến các bộ luật có liên quan giống như Hàn Quốc nghiên cứu về sự thay đổi của các bộ luật Doanh Nghiệp, Luật Hỗ trợ và tư vấn Tài chính để có thể tiến hành đồng bộ hóa hệ thống chuân mực kế toán với Hệ thống luật pháp của Doanh nghiệp. Việc làm này là vô cùng cần thiết để phòng

tránh việc xảy ra mâu thuẫn giữa các hệ thống luật pháp và hệ thống chuẩn mực kế toán sau khi áp dụng IFRS.

Cần thiết lập một ủy ban giám sát làm việc tích cực và hiệu quả dành riêng cho việc thúc đẩy quá trình áp dụng IFRS nhằm tuyên truyền và tăng thêm sự hiểu biết về chuẩn mực IFRS trong cộng đồng và hệ thống doanh nghiệp tránh cho việc xảy ra hiệu ứng tâm lý phản đối do chưa rõ ràng về tác động tích cực mà IFRS mang lại cho nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường tài chính chứng khoán

Hàn Quốc chọn phương pháp tiếp cận Big Bang trong quá trình tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS thay vì các phương pháp tiếp cận theo trình tự hay phương pháp hòa hợp. Phương pháp tiếp cận Big Bang, tuy sẽ khó quản lý hơn phương pháp hòa hợp, nhưng Hàn Quốc tin rằng đây sẽ là cách tiếp cận tuyệt vời để thể hiện mạnh mẽ quan điểm muốn hòa nhập quốc tế và hướng tới một chuẩn mực toàn cầu chất lượng cao. Song đối với Việt Nam đã xây dựng hệ thống kế toán dựa trên một phần IFRS thì việc tiếp cận sẽ cần theo trình tự và cập nhập những điểm mới hợp lý theo IFRS. Điều này sẽ khiến cho việc thiết lập chuẩn mực IFRS trở nên đỡ tốn kém hơn so với Hàn Quốc.

Để thích nghi với hệ thống chuẩn mực quốc tế tiên tiến và chất lượng cao việc đào tạo nguồn nhân lực kế toán cần phải bắt đầu ngay trong chương trình đào tạo của nhà trường, các trường đại học cần đưa việc giảng dạy chuẩn mực như một yêu cầu bắt buộc để nguốn nhân lực kế toán kiểm toán viên tương lai xóa bỏ đi cách tiếp cận kế toán máy móc và thích ứng được với việc chuẩn bị báo cáo tài chính theo IFRS. Chúng ta có thể nhìn vào kinh nghiệm giáo dục về chuyên môn nghiệp vụ của Hàn Quốc, ngay cả sau khi chuyển sang IFRS, giáo dục kế toán được cung cấp tại Hàn Quốc tiếp tục tập trung chủ yếu vào các mục báo cáo tài chính. Chương trình giảng dạy hiện tại cần được cải thiện để đạt được mục đích giáo dục là phát triển khả năng đưa ra những đánh giá cần thiết cho báo cáo tài chính hợp nhất. Hơn nữa, các biện pháp để mở rộng cơ sở và công khai tốt hơn kế toán tiên tiến, chủ yếu tập trung vào hợp nhất, nên được đưa ra.

Trong quá trình vận dụng IFRS, các chuẩn mực kế toán dựa trên nguyên tắc, giáo dục nên dựa trên những điều cơ bản để tập trung vào việc tăng cường khả năng đưa ra phán đoán phù hợp bằng cách sử dụng các nghiên cứu trường hợp phản ánh các tình huống khác nhau của thực thể sau khi củng cố các vấn đề cơ bản về kế toán như nhật ký thông thường.

Đối với giáo dục định hướng nghiên cứu trường hợp như vậy, thành lập 'Hội đồng tiến bộ giáo dục kế toán bao gồm các ngành công nghiệp, học viện và viện nghiên cứu (dự kiến)' nên tiến hành phát triển nghiên cứu trường hợp bằng cách sử dụng các trường hợp thực tế để giải quyết từng vấn đề cần chú ý. Vì sự hiểu biết về các nguyên tắc là vô cùng quan trọng và được nhấn mạnh trong môi trường IFRS, giáo dục lý thuyết kế toán để cải thiện sự hiểu biết về các nguyên tắc là bắt buộc.

Bên cạnh việc thúc đẩy giám sát và chuẩn bị của các cơ quan chức năng, việc áp dụng IFRS có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp niêm yết. Từ bài học áp dụng của Hàn Quốc ta thấy sự chuẩn bị của các doanh nghiệp trong việc thích nghi với chuẩn mực quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tổ chức các khóa huấn luyện nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức thực hiện lập báo cáo tài chính theo IFRS.

Khi thực hiện chuẩn bị áp dụng một chuẩn mực mới trong hệ thống kế toán nhằm cải thiện chất lượng thông tin cho nhà đầu tư cũng như thu hút thêm sự đầu tư đến từ các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, chắc chắn sẽ vấp phải những rào cản từ sự phản đối của những những luồng ý kiến trái chiều về lo ngại độ khó khăn khi áp dụng. Điều này gây nên mâu thuẫn trong việc thực thi áp dụng IFRS. Kiến nghị đưa ra là các phương tiện truyền thông các tổ chức nghề nghiệp kế toán cần chung tay vào cuộc tổ chức buổi thảo luận nhằm phổ cập những tích cực và sự tiến bộ của chuẩn mực kế toán Quốc tế đến tất cả mọi người. Để có được sự đón nhận tích cực và sẵn sàng hội tụ IFRS của Việt Nam trong việc đón nhận xu hướng cải cách.

Kiến nghị trong khi áp dụng IFRS

- Sự áp dụng IFRS biến hệ thống kế toán tại Hàn Quốc cho phép tồn tại 2 chuẩn mực song song (IFRS và Chuẩn mực kế toán cho các đơn vị không niêm yết). Đằng sau quyết định này, Hàn Quốc tin rằng IFRS sẽ mang đến sự đánh đổi giữa lợi ích của nhà đầu tư từ những thông tin tài chính hữu ích được cung cấp bởi bộ chuẩn mực kế toán chất lượng cao và chi phí phát sinh từ gánh nặng bởi việc lập báo cáo tài chính. Để xóa đi những vấn đề liên quan đến việc đánh đổi. Lộ trình yêu cầu IFRS chỉ cần áp dụng đối với các doanh nghiệp niêm yết và các tổ chức tài chính nơi mà sự minh bạch của thông tin kế toán được yêu cầu cao. Nhà đầu tư của những doanh nghiệp không niêm yết ít hơn rất nhiều so với các danh nghiệp niêm yết, và để tránh gánh nặng về chi phí chuẩn bị báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS, các doanh nghiệp không niêm yết được phép áp dụng Accounting Standard for Non Public Entities (Chuẩn mực kế toán cho các đơn vị không niêm yết). Đây là một phương pháp vô cùng đáng học tập cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, bởi lẽ các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, kinh phí chuyển đổi chuẩn mực sẽ lớn hơn rất nhiều lợi ích việc tăng chất lượng thông tin báo cáo tài chính thu hút đầu tư. Vậy nên để cho các doanh nghiệp không niêm yết có thể lựa chọn phương án chuẩn bị báo cáo theo chuẩn mực cũ là điều nên làm để tránh gánh nặng lên các công ty nhỏ.

- Theo kinh nghiệm rút ra từ bài học Hàn Quốc, việc áp dụng IFRS cần được thực hiện mẫu qua các công ty tình nguyện sau đó tổ chức riêng biệt theo dõi đánh giá và tư vấn việc thực hiện IFRS sẽ tiến hành phân tích kết quả áp dụng trên những đối tượng áp dụng tình nguyện này và sau đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết cũng như những lộ trình phù hợp tiếp theo.

- Thực hiện áp dụng bắt buộc từ từ đối với quy mô của các doanh nghiệp. Ví dụ bài học từ Hàn Quốc đã cho thấy việc nước này áp dụng chuẩn mực IFRS theo quy mô doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ. (Trước tiên áp dụng cho những doanh nghiệp có vốn > 2000 tỷ KWR sau đó áp dụng với những donah nghiệp có quy mô nhỏ hơn.) Đây là một mô hình lộ trình phù hợp tránh rủi ro từ việc áp dụng bắt buộc theo IFRS đồng loạt và có tính đánh giá thực

nghiệm được giữa những doanh nghiệp theo IFRS và doanh nghiệp không theo IFRS từ đó đưa ra được kết luận về độ phù hợp của IFRS cũng như mức độ lợi ích nó đem lại.

Cần thiết lập đội ngũ chuyên gia thành một tổ chức điều hành và theo dõi cũng như hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp trong việc thực hiện IFRS nhằm tháo gỡ những vướng mắc khó khăn phát sinh giúp cho việc thực hiện IFRS ở các doanh nghiệp không bị mắc sai lầm trong lần đầu áp dụng.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Nghiên cứu cho thấy việc áp dụng IFRS ở Hàn Quốc có nhiều kết quả tích cực. Dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc, nghiên cứu đưa ra những ưu điểm và nhược điểm trong việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của các doanh nghiệp tại Việt Nam, gợi ý một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của ứng dụng này.

Chúng ta có thể thấy rằng việc áp dụng IFRS sẽ làm tăng khả năng so sánh và minh bạch của các công ty trên khắp các quốc gia. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế và nâng cao uy tín của họ ở cả cấp quốc gia và tổ chức. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều được hưởng lợi từ việc áp dụng IFRS. Một số nhược điểm của IFRS khi áp dụng tại Việt Nam đã được phát hiện, bao gồm quá phức tạp và không liên quan, chưa kể đến việc thiếu chuyên môn về IFRS. Khía cạnh chi phí của ứng dụng được coi là đáng kể trong cả điều kiện thời gian và tiền tệ. Những người được hỏi đang tìm cách đào tạo lại nhân viên tài chính theo cách tiếp cận dựa trên quy tắc theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo cách tiếp cận dựa trên IFRS là một trong những thách thức lớn nhất. Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong việc xử lý các vấn đề chuyển đổi và chuyển đổi của IFRS bị đè nặng bởi tốc độ và mức độ sửa đổi và ban hành các tiêu chuẩn mới do IASB khởi xướng.

Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế thị trường đang dần được hoàn thiện, thị trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài mở rộng mạnh mẽ, cùng với những lợi ích mang lại khi áp dụng. IFRS, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết và khách quan. Và trên thực tế, Việt Nam đã và đang có những bước đi tích cực, sẵn sàng tiến tới việc áp dụng rộng rãi IFRS. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, các công cụ kiểm toán và kế toán của Việt Nam đã được cải cách và hoàn thiện, đặc biệt là việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm toán đã được hợp pháp hóa.

Lộ trình áp dụng IFRS là một trong những nhiệm vụ chính và cấp bách cần được triển khai sớm để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn mới và hiện Bộ Tài chính đã triển khai và xây dựng. Dự án đưa IFRS vào Việt Nam và cập nhật và

ST

T __________________Tên bảng biểu _________________ Vị trí trang 1 Chi phí dự tính áp dụng IFRS lần đầu tiên cho Báo cáo

tài chính hợp nhất tại các công ty Châu Âu 14 2 Số vùng áp dụng IFRS___________________________ 16 3 Mô hình đo lường môi trường kế toán tại Hàn Quốc 22 4 Các mốc thời gian áp dụng IFRS tại Hàn Quốc 26 5 Biểu đồ đo lường sự thao túng kế toán trước và sau áp

_____________dụng IFFS tại Hàn Quốc__________ 30 ^6 So sánh nhân tố văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc 43 7 ______Lộ trình dự tính áp dụng IFRS tại Việt Nam______ 46

phát hành VAS / VFRS mới là những bước tích cực của Việt Nam cùng với khả năng xem xét và rút kinh nghiệm từ các quốc gia trước đây trong khu vực cho thấy rằng việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi.

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Barron, O. E., Byard, D., & Yu, Y. 2008. Earnings Surprises that Motivate Analysts to Reduce Average Forecast Error. The Accounting Review 77: 821-846.

- Barth, M., W. Landsman, & M. Lang. 2008. International Accounting Standards and Accounting Quality. Journal of Accounting Research 46(3): 467-498.Byard, D., Y. Li, & Y. Yu. 2011. The Effect of Mandatory IFRS Adoption on Financial Analysts’ Information Environment. Journal of Accounting Research 49: 69-96.

- Choi, K. H., & Son, Y. J. 2012. The Effects of K-IFRS Adoption on the Financial Statements Items, Financial Ratios, and Accruals. Korean Accounting Journal 21(6): 209-256.

- Cheon, Y. S., & Jung, D. J. 2009. Stock Market Response to the Mandatory Adoption of IFRS. Accounting, Tax & Auditing Research 49(1): 241-281. - Cheon, Y. S., & Ha, S. H. 2011. Disclosure and Classification of Operating

Income by Firms that Early Adopt K-IFRS. Korean Accounting Journal 20(2): 239-275.

- Cheon, Y. S., & Jung, D. J. 2009. Stock Market Response to the Mandatory Adoption of IFRS. Accounting, Tax & Auditing Research 49(1): 241-281. - Choi, J. H. 2013. The Adoption of IFRS and Value Relevance of Accounting

Information. Korean Accounting Review 38(1): 391-424

- De Franco, G., S. P. Kothari, & R. S. Verdi. 2011. The Benefits of Financial Statement Comparability. Journal of Accounting Research 49(4): 895-931. - Đức Minh, Xây dựng lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt

Nam,< http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2019-02-22/xay-

dung-lo-trinh-ap-dung-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-vao-viet-nam- 68063.aspx>

- Han, Jongsoo & Song, Minsup & Kim, Yibae. (2018). IFRS 15 “Revenue from Contracts with Customers : Application of Revenue Recognition over Time in Construction Contracts. Korean Accounting Journal. 27. 261-281. 10.24056/KAJ.2018.08.002.

- Kim, K. T. 2014. The Association between K-IFRS Adoption and Earnings Management: Focusing on External Auditor Size Accounting, Tax & Auditing Research 56(1): 117-146.

- Kim, Y. S., & Cho, S. M. 2014. The Economic Consequences of Financial Reporting under K-IFRS. Korean Accounting Journal 23(2):73-103.

Một phần của tài liệu 038 áp dụng IFRS tại hàn quốc và kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w