Các mốc thời gian và lộ trình áp dụng IFRS tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu 038 áp dụng IFRS tại hàn quốc và kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 36)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Các mốc thời gian và lộ trình áp dụng IFRS tại Hàn Quốc

Hàn Quốc ban đầu muốn mô hình hóa các tiêu chuẩn báo cáo của mình sau IFRS để tăng thêm tính đáng tin của chất lượng báo cáo tài chính. Các thay đổi đối với K-GAAP đã được thực hiện tăng dần cho đến năm 2007 cho đến khi K-GAAP gần như hòa nhập với IFRS, trừ một vài ngoại lệ. Sự tương tự giữa hai chuẩn mực K-GAAP và IFRS vô cùng giống nhau, song nhiều tổ chức và chính phủ nước ngoài vẫn không tin rằng Hàn Quốc tuân thủ IFRS hoặc đủ tin cậy để hợp tác kinh doanh. Do đó, Ủy ban Giám sát Tài chính, nay là Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC), đã công bố lộ trình cho việc áp dụng đầy đủ IFRS vào tháng 3 năm 2007 (Geesman).

Vào tháng 2 năm 2006, Chính phủ Hàn Quốc lập ra đề án: “ the IFRS Adoption Task Force” và thành lập một Tổ chức chuyên gia để thực hiện quá trình áp dụng IFRS với mục đích duy nhất là đánh giá sự phù hợp của việc áp dụng IFRS và chuẩn bị một lộ trình. Các thành viên đến từ: Bộ Chiến lược và Tài chính, Dịch vụ giám sát tài chính (FSS), Ủy ban chuẩn mực kế toán Hàn Quốc (KASB), Sàn giao dịch Hàn Quốc, Hiệp hội các công ty niêm yết Hàn Quốc, Liên đoàn doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, các công ty kế toán khác nhau, Hiệp hội kế toán Hàn Quốc ( KAA) và những người khác.Tất cả các cá nhân và tổ chức này họp hàng tháng thảo luận và làm việc để thống nhất tạo ra lộ trình áp dụng IFRS. Sau những nỗ lực làm việc hiệu quả của ban tổ chức đề án “Task Forces” lộ trình hướng tới việc áp dụng IFRS tại Hàn Quốc cuối cùng cũng đã được thông báo vào ngày 15 tháng 3 năm 2007 sau 13 tháng thiết lập.

BIỂU ĐỒ CÁC MỐC THỜI GIAN ÁP DỤNG IFRS TẠI HÀN QUỐC

Nguồn: KASB Report: 5 Year Experiences Lesson in Korean

Theo lộ trình hướng tới việc áp dụng IFRS tại Hàn Quốc, việc IFRS được bắt buộc cho tất cả các công ty niêm yết có hiệu lực bắt đầu vào năm 2011, với sự chấp thuận của tất cả các công ty tự nguyện áp dụng trước chuẩn mực IFRS vào năm 2009. Để giảm thiểu chi phí áp dụng, Lộ trình yêu cầu việc dịch báo cáo IFRS và phê duyệt K-IFRS phải được hoàn thành vào cuối năm 2007. Lộ trình cũng yêu cầu những sửa đổi của luật kế toán và quy định hiện hành liên quan cần phải được hoàn thành trước năm 2011.

Lộ trình cho phép các công ty không niêm yết được áp dụng K-GAAP trừ khi công ty không niêm yết tự quyết định lập báo cáo theo IFRS.

Theo các chuyên gia của tổ chức KASB tổng kết có hai đặc điểm đáng chú ý trong lộ trình áp dụng IFRS của Hàn Quốc:

phương pháp hòa hợp, nhưng Hàn Quốc tin rằng đây sẽ là cách tiếp cận tuyệt vời để thể hiện mạnh mẽ quan điểm muốn hòa nhập quốc tế và hướng tới một chuẩn mực toàn cầu chất lượng cao.

• Thứ hai, sự áp dụng IFRS biến hệ thống kế toán tại Hàn Quốc từ chỉ có 1 tầng chuẩn mực thành 2 chuẩn mực song song ( IFRS và Chuẩn mực kế toán cho các đơn vị không niêm yết). Đằng sau quyết định này, Hàn Quốc tin rằng IFRS sẽ mang đến sự đánh đổi giữa lợi ích của nhà đầu tư từ những thông tin tài chính hữu ích được cung cấp bởi bộ chuẩn mực kế toán chất lượng cao và chi phí phát sinh từ gánh nặng bởi việc lập báo cáo tài chính. Để xóa đi những vấn đề liên quan đến việc đánh đổi, Lộ trình yêu cầu IFRS chỉ cần áp dụng đối với các doanh nghiệp niêm yết và các tổ chức tài chính nơi mà sự minh bạch của thông tin kế toán được yêu cầu cao. Lộ trình cho rằng nhà đầu tư của những doanh nghiệp không niêm yết ít hơn rất nhiều so với các danh nghiệp niêm yết, và để tránh gánh nặng về chi phí chuẩn bị báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS, các doanh nghiệp không niêm yết được phép áp dụng Accounting Standard for Non Public Entities(Chuẩn mực kế toán cho các đơn vị không niêm yết).

Một phần của tài liệu 038 áp dụng IFRS tại hàn quốc và kinh nghiệm cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w