8. Kết cấu của đề tài
3.2.2 Những thách thức Việt Nam cần phải đối mặt khi áp dụng IFRS rút ra từ bài học
bài học Hàn Quốc
Nhìn vào kinh nghiệm những thách thức mà Hàn Quốc đã đối mặt khi thực hiện áp dụng IFRS cũng như những đề xuất của họ đưa ra nhằm giảm bớt khó khăn ta có thể dự đoán được tình hình thực tiễn của Việt Nam khi thực hiện đưa IFRS vào hệ thống kế toán hiện nay.
Việt Nam khác với Hàn Quốc về sự phát triển kinh tế, khi đưa ứng dụng IFRS vào thành chuẩn mực kế toán của mình Hàn Quốc đã là một quốc gia có sự phát
hiện đại hóa, Việt Nam sẽ vấp phải khó khăn về nguồn kinh phí khổng lồ cho bộ máy để thực hiện việc điều hành một chuẩn mực mới, phí mua bản quyền chuẩn mực IFRS, phí dịch chuẩn mực, phí thuê chuyên gia, phí thành lập tổ dự án IFRS,..
Điều thứ hai xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của Việt Nam, Việt Nam có thể nói là một đất nước có chế độ thực thi đạo luật kém, có rất nhiều vấn đề lo ngại về việc tuân thủ một cách nghiêm túc các yêu cầu của chuẩn mực IFRS từ các doanh nghiệp nói riêng đến các cơ quan chính phủ có thẩm quyền nói chung. Kinh nghiệm áp dụng IFRS ở các quốc gia đang phát triển đã kết luận rằng sự yếu kém của cơ quan kế toán chuyên nghiệp, thiếu một cơ quan giám sát độc lập, không thống nhất về luật pháp hiện hành và khung pháp lý kế toán với sự phát triển của nghề kế toán, tăng trưởng kinh tế, thiếu kỹ năng kỹ thuật và kiến thức không đầy đủ về kế toán viên chuyên nghiệp và giáo dục kế toán yếu đều đặt ra thách thức đối với việc triển khai IFRS. Nếu IFRS đưa vào thực tiễn việc áp dụng hiệu quả và mức độ tuân thủ chuẩn mực thì Việt Nam cần phải có một cơ chế thực thi và phối hợp với các quy định đánh giá để tạo điều kiện cho việc áp dụng nhất quán.
Thách thức thứ ba có thể thấy được từ bài học Hàn Quốc đó là những thách thức về văn hóa, ngôn ngữ, quy định và kế toán cũng như đòi hỏi trách nhiệm cao hơn chấp nhận các cải cách chính trị cần thiết phải đối mặt khi áp dụng IFRS. Trên thực tế, việc chấp nhận toàn cầu hóa và áp dụng IFRS cần đi song song với việc chấp nhận thích nghi với cấu trúc pháp lý, pháp lý và kinh tế và văn hóa với phương Tây. Cùng là các quốc gia Châu Á, Hàn Quốc cũng như Việt Nam mắc phải rào cản ngôn ngữ nhất định trong việc chuyển đổi chuẩn mực, điều này là phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam khi mà nguồn nhân lực trong ngành kế toán Việt Nam còn chưa có trình độ cao về tiếng Anh. Thêm vào đó, nhận thức về tình hình thực tiễn những năm đầu tiên khi áp dụng K-IFRS ở Hàn Quốc, K-IFRS đã vấp phải rất nhiều ý kiến không đồng tình từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ không có quá nhiều nhu cầu về hội nhập nguồn vốn toàn cầu cũng như tăng sự công khai minh bạch của báo cáo tài chính. Việt Nam hoàn toàn có thể đối mặt với sự phản đối này khi mà lợi ích của IFRS không được nhìn nhận một cách đúng đắn và không vượt qua được nhận thức của người dân Việt Nam.