*Phân tích các nhân tố không có ảnh hưởng đến HQHĐ của DN thuộc ngành thực phẩm và ăn uống
Phân tích bên trên đã cho thấy số năm thành lập của DN (FAGE6) và tốc độ tăng trưởng của DN (GRTH7) không có quan hệ với HQHĐ của các DN ngành F&B. Ket quả này không như những dự đoán của tác giả và cũng mâu thuẫn với kết quả thông kê trước đó. Lý do không đúng như vậy vì mẫu phân tích thống kê đa phần đều là các DN nhỏ và có thời gian thành lập không lâu. Số lượng các DN lớn và lâu năm trong ngành thực phẩm và ăn uống trong mẫu chiếm rất ít nên dẫn đến việc đánh giá có phần sai xót.
Kết quả tuổi của DN không có ảnh hưởng đến HQHĐ của DN thuốc ngành F&B trùng khớp với kết quả mà thạc sĩ Lâm Hồng Ngọc đã từng nghiên cứu. Theo như bài nghiên cứu của Ismail, et al (2010), Gaur và Gupta (2011), và Ericson và Pakes (1995) nhận xét rằng kinh nghiệm tuổi tác khiến cho hoạt động tốt hon. Nhưng chính vì tự tin vào kinh nghiệm của mình nên các doanh nghiệp lớn có khả năng hội nhập, tiếp thu những cái mới từ bên ngoài khá khó khăn và chậm hon so với những doanh nghiệp nhỏ. Sự đổi mới liên tục của các doanh nghiệp nhỏ giúp cho DN hoạt động tốt hon đem lại nhiều lợi nhuận về sau cho doanh nghiệp hon (Grazzi và Moschella, 2017). Một ý kiến khác thì việc tuổi đời của DN cũng khá là quan trọng vì theo nghiên cứu của Anyadike Danes và Hart vào năm 2017 họ chỉ ra rằng DN mới sẽ phá sản sau 5 năm thành lập. Sau 5 tuổi, con đường tăng trưởng trung bình của các DN còn tồn tại là khá nhiều bằng phẳng. Do có rất nhiều luận điểm trái chiều cũng nên tác giả rút ra kết luận tuổi tác không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì, với mỗi DN đều có từng hoàn cảnh và khó khăn của doanh nghiệp. Chính chính sách, hướng đi của DN dự phòng rủi ro trước và sau khi gặp phải khó khăn của DN mới là thứ tác động thực sự đến hiệu quả hoạt động.
Bài nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của DN (GRTH7) không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN thì đến hiện nay, tác giả vẫn chưa tìm thấy bài nghiên cứu nào có đồng kết quả với mình. Tốc độ tăng trưởng của DN phản ánh tốc độ tăng trưởng của DN ở thời điểm hiện tại chứ không ảnh tác động đến hiệu quả hoạt động
của DN trong tương lai vì chưa dự đoán được rằng liệu tương lai các yếu tố mang tầm vĩ mô bên ngoài sẽ xảy ra như thế nào.
*Phân tích các nhân tố tác động tích cực đến HQHĐ của DN thuộc ngành thực phẩm và ăn uống
Lợi nhuận sau thuế của DN (REV1) tác động tích cực đến HQHĐ của DN do khi DN có lợi nhuận tốt, thì giá trị của DN sẽ tăng lên. DN sẽ tạo đủ lợi nhuận cho các nhà đầu tư, chủ sở hữu. Điều này ảnh hưởng đến quyết định trong tương lai của các nhà quản lý doanh nghiệp. Chưa kể khi lợi nhuận tăng thì nó sẽ bù được các khoản chi phí cho DNví dụ như lãi từ các khoản vay, lãi của các nhà đầu tư,... Khi lợi nhuận tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu qủa, các khoản đầu tư có hiệu quả, hàng hoá được tiêu thụ tốt trên thị trường. Khi việc làm ăn của DN có lời, DN sẽ giành ra được một khoản cho mình để dự phòng hoặc đầu tư các trang bị hiện đại cho doanh nghiệp. Điều này khiến cho hoạt động của DN hiệu quả hơn, tốt hơn.
*Phân tích các nhân tố tác động tiêu cực đến HQHĐ của DN thuộc ngành thực phẩm và ăn uống
Quy mô của DN (FSIZE2): Điều này trái ngược với dự đoán của DN ban đầu.
Lý do một phần có thể do dịch Covid làm thay đổi hành vi tiêu dùng cả các khách hàng dẫn đến DN mất một khoản vốn trong việc mở rộng quy mô. Hiện nay, đa phần các DN đang đi vay nợ ngày càng nhiều hơn đặc biệt là các DN thuộc ngành thực phẩm và đồ uống. Việc mở rộng sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các DN. Cón lý do khác, trong số lượng các DN thuộc ngành thực phẩm và đồ uống hiện tại chủ yếu bao gồm các DNnhỏ. Các DN có quy mô lớn có số lượng khá ít. Do vậy, có thể kết luận là phần lớn các DN thuộc ngành này chưa tận dụng tốt các cơ hội về quy mô.
Đòn bẩy tài chính (LEV4) và hệ số nợ (DEBT): có kết quả giống như tác giả
đã dự đoán ban đầu rằng biến LEV4 và DEBT3 sẽ tác động tiêu cực đến ROA và ROE, hệ số tương quan của hai mô hình đã thể hiện điều này. Lang et al.(1996) cũng có kết quả trùng với bài nghiên cứu này. Gỉải thích lý do vì sao lại vậy là do CP đại diện hoặc có thể hiểu là chi phí để thuê một người bên ngoài vào làm giám đốc cho doanh nghiệp mình. Việc tăng chi phí đại diện, sẽ làm tăng thêm tỷ lệ sử dụng đòn
bẩy. Dan đến, tỷ lệ này vượt mức phù hợp làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp. DN cũng chưa sử dụng tốt các khoản vay của mình để tối đa hoá giá trị của DN.
Tính thanh khoản của DN (LIQ5): Tính thanh khoản của DN tác động tiêu cực
đến HQHĐ của các DN thuộc ngành chế biến và thực phẩm đã đúng như dự đoán của tác giả. Kết quả trùng với kết quả nghiên cứu của Almajali và Alamro (2012). Vì tính thanh khoản cao mà doanh duy trì nó thì phải bỏ ra một khoản vốn làm hạn chế một số khả năng tài chính khác của DN, từ đó dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Ở chương 5 tác giả sẽ đưa ra kết luận chung cho toàn bài và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cho các doanh nghiệp ngành F&B.
5.1. Ket luận
Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã được nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu và đứa ra kết luận. Mặc dù vậy nhưng có không nhiều nghiên cứu nghiên cứu một ngành cụ thể ví dụ như ngành thực phẩm và đồ uống và chỉ ra nét khác biệt, đặc trưng của ngành đó. Tác giả đã chọn ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) để làm đề tài nghiên cứu đi kèm với số liệu được cập nhật mới nhất. Bài nghiên cứu đã giúp DN có cái nhìn tổng quát hơn về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Về mặt cơ sở lý luận, bài nghiên cứu đã tổng hợp các kiến thức về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các nhân tố tác động đến HQHĐ của doanh nghiệp. Đồng thời khái quát được thực trạng các DN thuộc ngành thực phẩm và đồ uống hiện tại trong giai đoạn 2014 - 2020 cùng với các đặc trưng của nó.
Về mặt tiến hành phân tích và nghiên cứu thực tế, tác gỉả đã thu thập số liệu của 102 DN thuộc ngành thực phẩm và đồ uống trong giai đoạn 2014 - 2020 niêm yết trên sàn HOSE, HNX, UPCoM, tương ứng với 714 mẫu quan sát. Sau đó, tác giả đã chọn ra mô hình phù hợp và áp dụng các phương pháp phân tích để đưa ra kết quả cuối cùng về các tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các DN đó. Các kết quả nghiên cứu mang tính định lượng đã giúp cho sinh viên đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DN niêm yết của ngành thực phẩm và đồ uống trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả mà sinh viên đã đạt được là xác định được các nhân tố tác động có tính đồng biến với hiệu quả hoạt động là chỉ tiêu Lợi nhuận sau thế và các nhân tố tác động có tính nghịch biến với hiệu quả hoạt động bao gồm Quy mô doanh nghiệp, Hệ số nợ, Đòn bẩy tài chính và Tính thanh khoản.
5.2. Khuyến nghị
Bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính của các DN thuộc ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, HNX, UPCoM giai đoạn 2014 - 2020” là một tài liệu có ích với không chỉ các DN thuốc ngành này mà còn là tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư và những nhà lãnh đạo để họ có thể đưa ra các chính sách sáng suốt, công bằng thúc đẩy ngành này phát triển; các bạn sinh viên muốn tìm hiểu thêm về ngành này hoặc muốn viết một bài nghiên cứu, bài luận về những tác nhân tác động đến HQHĐ trong DN,...
Với kết quả nghiên cứu như trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau
5.2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nướcĐối với các cơ quan quản lý nhà cần có một số lưu ý: Đối với các cơ quan quản lý nhà cần có một số lưu ý:
Chính phủ nên có các chính sách hỗ trợ trong việc vay vốn, cũng như kiểm soát lượng vay tại các ngân hàng. Gia hạn thời gian trả nợ và chuyển đổi nợ xấu với nếu năm đó tình hình kinh tế vừa trải qua khó khăn.
Nhà nước nên có các chính sách điều chỉnh và kiểm soát thật tốt để đảm bảo được lợi ích của các DN trong ngành F&B. Chính phủ nên tránh việc thiên vị cho các doanh nghiệp nước ngoài hoặc trong nước, để các doanh nghiệp có một “sân chơi” bình đẳng, văn hoá, văn minh.
5.2.2. Đối với các DN niêm yết ngành F&B:
Bài nghiên cứu này sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bản thân các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và nhà đầu trong tương lai. Qua bài nghiên cứu, nhận thấy các DN thuộc ngành S&P chưa sử dụng hiệu quả về lợi ích từ việc mở rộng quy mô và các khoản nợ. Với đặc trưng của ngành vay vốn là chủ yếu, DN nên xem xét thật kỹ lưỡng việc sử dụng các khoản nợ của mình, thực hiện các giải pháp để phòng tránh rủi ro, có thể xảy ra với DN của mình. Quản trị rủi ro hiện tại thật sự rất quan trọng ở các DN nên DN nên lưu ý thêm về những điều này. Các nhà quản lý cần xem xét thật kỹ những rủi ro và các nhân tốc tác động để có thể tối ưu giá trị của doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu, tính thanh khoản tác động tiêu cực đến HQHĐ. Nguyên nhân do tỷ lệ thanh khoản của DN ngành này khá cao. Điều này tốt vì nó thể hiện khả
năng thanh toán của các doanh nghiệp. Nhưng nếu xét về HQHĐ, thì nó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới HQHĐ của DN. DN cần quản lý tốt vốn của mình, kiểm soát chặt chẽ tài sản. Nên lập bảng tình hình thu chi, định mức cho nó để tránh tình trạng tài sản bị sử dụng quá mức. DN cũng nên có các khoản dự phòng để tránh trường hợp đến hạn trả mà không trả được nợ. Từ đó, dẫn đến tình trạng nợ xấu, ảnh hưởng đến uy tín DN.
Hiện nay, đất nước đang trên đà hội nhập với thế giới, nhà nước sẽ thi hành nhiều chính sách chặt chẽ hơn. Các DN ngành F&B nên để ý các chính sách của nhà nước và có ý thức thực hiện đúng. Hội đồng quản trị, ban giám đốc đặc biệt là giám đốc tài chính cần có cái nhìn xa và tổng quát hơn để có thể đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp để đưa doanh nghiệp mình phát triển hơn, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp. Các DN cũng cần học cách sử dụng tốt các công cụ tài chính để có thể tối đa hoá lợi nhuận cũng như tăng HQHĐ của doanh nghiệp.
5.2.3. Đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư nên có lượng kiến thức về ngành tài chính và có cái nhìn thấu đáo sáng suốt về doanh nghiệp, hiểu được đặc trưng của những DN đó để linh động áp dụng những nguyên tắc tài chính nhằm mục đích nâng cao hiệu quả đầu tư, tối đa hoá lợi nhuận thu về của bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh
1. Adegbola, Ajayi, Awonusi, Damilola Felix, Eluyela,Frank Dayo Ikechukwu, Samuel Abiodun, Tony (2018),’ Relationship between debt ratio and financial performance in Nigerian quoted companies’, Journal of Social Sciences and Public Policy, 10 (1). pp. 54-70.
2. Alex Coada,Francesco Quatraroc, Jackie Krafftc,Jacob Rubaek Holmb (2018), ‘Firm age and performance’, Asian academy of management journal of accounting and finance.
3. Armen Hovakimian (2004), ‘The Role of Target Leverage in Security Issues and Repurchases’, The Journal of Business Vol. 77, No. 4, pp. 1041-1072 .
4. Bala Ramasamy, Darryl Ong and Matthew C. H. Yeung (2005), ‘Firm size, ownership and performance in the Malaysian palm oil industry’, Asian academy of management journal of accounting and finance.
5. Bhatia,Sidhu (1993),‘Factors affecting profitability in Indian textile industry’, Indian Economic Journal; Bombay Vol. 41, Iss. 2.
6. Gautam Ahuja, Sumit K. Majumdar (1998), ‘An Assessment of the Performance of Indian State-Owned Enterprises’, Journal of Productivity Analysis volume 9, pp. 113-132
7. Hall, Weiss (1967), ‘ Firm size and profitability’, The Review of Economics and Statistics Vol. 49, No. 3, pp. 319-331.
8. Kokko, Sjoholm (2004), ‘The Internationalization of Vietnamese SMEs’, Stockholm School of Economics.
9. Maja Pervan,Josipa Visic (2012), ‘Influence of firm size on its business success’, University of Split.
10. Montgomery (1997),’ The Measurement of Firm Diversification: Some New Empirical Evidence’, Academy of Management JournalVol. 25, No. 2
11. Pervan, M., Vislé, J. (2012) Influence of firm size on its business success,Croatian Operational Research Review, 3(1), 213-223)
12. Reger. R. K (1997), Strategic leardership: top excutive and their effects on organizations, Academy of Management Review, 22(3), 802-805
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max RO A 714 .8845529 .1303179 -.2974 1.3606 RO E 714 .1328108 .2038837 -1.8747 1.5313 REVl 714 305021.7 1176656 -2425918 l.lle+07 FSIZE2 714 13.38124 1.779168 9.1683 18.5668 DEBT 3 714 3.809583 7.207885 .2214 139.7611
13. Titman, Wessels (1988), ‘ The Determinants of Capital Structure Choice’, The journal of fianance vol 153 no.1.
Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Đức Minh,Mai Thanh Quế (2020), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết ngành thực phẩm và đồ uống’ , Khoá luận tốt nghiệp
2. Lâm Hồng Ngọc (2018),’ Những nhân tố ảnh tác động tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yét trên thị trường chứng khoán Việt Nam.’, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mai Văn Nam, Nguyễn Quốc Nghi (2011),’ Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ’, tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ ,số 19b,Tr. 122-129
4. Vietnam Report (2020),‘Top 10 Doanh nghiệp uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020’,< https://toptenvietnam.vn/TopTen/Index/90>
5. Nguyễn Thị Hương Mai (2017) ,’ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia năm 2017.
6. Trần Đức Thắng (2019),’ Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam’, Báo Khoa học thương mại, số 136, tr 30-38.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
Ket quả mô hình hồi quy Bảng 1.1: Bảng Pearson
R OA
R
OE REVl FSIZE2 DEBT3 LEV4 LI05
RO A 1.0000 RO E 0.7832 0.0000 1.8888 REVl 0.2258 0.0000 8.2314 8.8888 1.8888 FSIZE2 -e.1276 0.0086 -0.8856 8.8818 8.4782 8.8888 1.8888 DEBT 3 8.82138.5696 -8.82868.5832 -8.82848.4488 -8.14688.8881 1.8888 LEV 4 -8.23488.8888 -8.28748.8888 -8.86358.8899 8.15268.8888 -8.18448.8888 1.8888 LIQ5 8.8398 8.2979 -8.8116 8.7588 -8.8481 8.2849 -8.1425 8.8881 8.7246 8.8888 -8.1947 8.8888 1.8888 FAGE 6 8.89338.8126 8.86318.8918 8.12968.8885 8.85488.1497 -8.18788.8839 -8.84488.2315 -8.85988.1187 GR 7 -e.81618.6673 -8.81968.6814 -8.81268.7376 -8.84898.1914 8.14998.8881 -8.83168.3997 8.21748.8888
FAGE6 GR7
FAGE
6 1.8800