2.3.1. Đặc trưng của doanh nghiệp hoạt động ngành F&B
về quy mô hoạt động
Các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam có quy mô lớn so với các ngành khác do cần nhiều cơ sở vật chất cho việc khai thác, nuôi trồng, chế biến, logistics, dịch vụ và đặc biệt là có một lực lượng lao động rất lớn. Do đó, mức chi cho tài sản thường sẽ rất lớn, đặc biệt là tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp nào chi cho công nghệ sản xuất và công nghệ chế biến tốt, dịch vụ tốt sẽ mang lại nhiều hiệu quả hoạt động, hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng hơn các doanh nghiệp yếu thế hơn trong ngành
về vấn đề sử dụng các công cụ nợ
Nhìn chung các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống có hệ số nợ khá cao. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong ngành này có sự nghiêng về việc sử dụng nợ.
Ngành được giao dịch trên mạng nhiều nhất
Giới trẻ Việt Nam đa phần là những bạn trẻ năng động, thích trải nghiệm và sẵn sàng chi trả để được thưởng thức các loại thực phẩm - đồ uống ngon và lạ. Cùng với sự phát triển của công nghệ, họ có thể dễ dàng truy cập các xu thế ẩm thực mới nhất, hot nhất qua mạng xã hội và đặt hàng thông qua các ứng dụng cho phép tìm kiếm địa điểm ăn uống, giao đồ ăn và đặt bàn,... khiến thị trường ẩm thực trở nên sôi động hơn. Theo nhận định của Nielsen, thực phẩm và đồ uống là 2 trong 10 sản phẩm
được giao dịch trên mạng nhiều nhất trong năm 2017. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, họ cũng qua đó nắm bắt được xu thế tiêu dùng thực phẩm - đồ uống để đa dạng hóa và cải thiện các dòng sản phẩm sao cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng hiện đại (ví dụ: trà sữa đóng gói, ngũ cốc ăn liền.)
Rõ ràng rằng, cơ hội để phát triển của các thương hiệu thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam là rất lớn. Khi các doanh nghiệp nước ngoài tích cực có mặt tại thị trường Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ, đưa sản phẩm trở nên đa dạng hơn và tiện ích hơn.