Một công cụ phản ánh tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp là hệ số nợ: T ng nổ ợ
H s n =ệ ố ợ —°. \ T ng tài s nổ ả
Hệ số này phản ánh rằng một đồng vốn của doanh nghiệp cho việc sản xuất kinh doanh đang sử dụng có bao nhiêu đồng là từ các khoản vay nợ.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking-order theory), cho rằng các nhà quản
lí ưu tiên tài trợ cho các cơ hội đầu tư bằng ba nguồn: đầu tiên là thông qua thu nhập giữ lại của doanh nghiệp, tiếp theo là nợ và chọn tài trợ bằng vốn chủ sở hữu là phương án cuối cùng. Điều này sẽ đưa đến một trật tự phân hạng, theo đó các dự án đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận để tái đầu tư, rồi mới đến phát hành nợ mới và cuối cùng bằng phát hành vốn cổ phần mới. Lí thuyết
trật tự phân hạng giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi thấp thường
vay nợ nhiều hơn. Từ đó ta có thể thấy hệ số vay nợ có quan hệ ngược chiều với hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Trên lý thuyết, trong trường hợp hệ số này càng lớn trong khi doanh nghiệp lại gia tăng được lợi nhuận từ sản xuất, kinh doanh thì cổ đông sẽ càng có lợi khi họ được sử dụng nhiều tài sản hơn và sẽ cho được mức sinh lời cao
hơn. Khi các doanh nghiệp tạo lợi nhuận lớn hơn trên cơ sở các khoản nợ lớn hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ tăng nhanh chóng. Do đó, một doanh nghiệp càng có lợi nhuận thì càng cần ít nợ vay hơn (Titman & Wessels, 1988; Hovakimianet al, 2004).
Mặt khác, theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Trade-off Theory) đề cập đến việc một doanh nghiệp sẽ lựa chọn bao nhiêu nguồn vốn vay và bao nhiêu nguồn vốn
chủ sở hữu để tài trợ nhằm cân bằng các chi phí và lợi ích. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường sẽ có xu hướng giảm hệ số nợ, dùng nhiều hơn vốn tự có của mình để tránh rủi ro từ các khoản nợ có thể xảy ra với tác động từ những môi trường xung quanh làm giảm mức lợi nhuận kì vọng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này
không phụ thuộc nhiều vào vốn vay nợ từ bên ngoài và họ sẽ góp vốn vào doanh nghiệp đó nhiều hon để góp phần giúp mở rộng quy mô doanh nghiệp từ đó có thể giúp doanh nghiệp tạo được mức lợi nhuận kì vọng cao hon. Vậy nên thông thường trên thực tế thì hệ số nợ sẽ có tác động ngược chiều tới hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải thuận chiều. Từ đó, tác giả xây dựng giả thuyết:
Giả thuyết H3: Hệ số nợ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp