Đòn bẩy tài chính (LEV4) cũng giống với hệ số nợ (DEBT3) tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt tác động trực tiếp tới ROE, được dùng để đánh giá khả năng sử dụng tài sản để hỗ trợ cho mỗi đồng vốn chủ sở hữu.
Công thức tính đòn bẩy tài chính:
, T ng tài s n bình quânổ ả
Đòn b y tài chính ẩ = ——---—
Von ch s h u bình quânủ ơ ữ
Việc tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, tức là doanh nghiệp có xu hướng vay nợ nhiều
hon, doanh nghiệp có thể chịu thêm sự chi phối của và giám sát của các chủ nợ, tỷ suất sinh lời trên toàn bộ tài sản (ROA) của doanh nghiệp có thể tăng. Tuy nhiên, mối
quan hệ này cũng phụ thuộc vào mức độ minh bạch thông tin của các quốc gia và bản
chất của hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp tại các quốc gia. Đối với các thị trường phát triển, hoạt động vay vốn chủ yếu là vay trực tiếp trên thị trường tài chính
thông qua việc phát hành các công cụ nợ. Thị trường phát triển cũng có nghĩa là mức độ minh bạch của thông tin tốt hon. Việc giao dịch mua bán nợ thông qua thị trường thứ cấp cũng giúp doanh nghiệp và các chủ nợ thường xuyên đánh giá được chất lượng thanh khoản nợ, từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong hoạt động kinh doanh.
triển này, giả thuyết về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp là mối quan hệ tích cực.
Ngược lại, đối với các quốc gia mà hoạt động vay vốn chủ yếu từ các khoản vay từ các ngân hàng thương mại như Việt Nam , việc phê duyệt khoản vay có thể không xuất phát từ chính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mà còn chịu sự chi phối lớn từ nhiều yếu tố khác thì vốn vay có thể tăng tại chính các doanh nghiệp mà hiệu quả hoạt động không cao. Ngoài ra, khả năng hạn chế trong giám sát hoạt động sau khi cho vay của các ngân hàng thưong mại tại các quốc gia này cũng làm gia tăng
khả năng của doanh nghiệp không thực sự chú trọng đến việc sử dụng hiệu quả và đúng mục đích các khoản vay. Do vậy, với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, giả thuyết được xây dựng là doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ cao là các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính sẽ làm gia tăng nợ của
doanh nghiệp để tài trợ cho tài sản từ đó làm gia tăng rủi ro tài chính và làm yếu đi khả năng thanh toán dài hạn. Thông thường các doanh nghiệp cũng sẽ có xu hướng giảm đòn bẩy tài chính để hạn chế tối đa việc dùng vốn vay nợ từ bên ngoài để tăng hiệu quả hoạt động, đặc biệt tăng phần lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu nếu doanh nghiệp tạo mức lợi nhuận lớn hon mức chi trả lãi vay. Tuy nhiên nhìn chung đòn bẩy tài chính vừa là công cụ tích cực cho việc khuếch đại lợi nhuận ròng trên một đồng vốn chủ sở hữu vừa là công cụ kìm hãm sự gia tăng của lợi nhuận nên việc đưa ra một chiến lược cấu trúc vốn với đòn bẩy phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những quyết định rất khó khăn của các nhà quản lý doanh nghiệp. Nhìn chung, tưong tự như hệ số nợ thì đòn bẩy tài chính thường
có xu hướng tác động ngược chiều tới hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Zeitun & Titan (2007) cũng cho đồng quan điểm rằng cả 2 biến hệ số nợ và đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết H4: Đòn bẩy tài chính tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp