Thực trạng các doanh nghiệp ngành F&B hiện nay

Một phần của tài liệu 060 các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thuộc ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 33 - 43)

2.3.2.1. Top 10 doanh nghiệp uy tín ngành thực phẩm và đồ uống năm 2020

Ngày 23/9/2020, Doanh nghiệp Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Doanh nghiệp uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020. Nhiều năm nay, Thực phẩm - Đồ uống luôn là một trong những

ngành kinh tế quan trọng và đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Nhưng đứng trước tác động của đại dịch COVID-19, bức tranh toàn cảnh ngành Thực phẩm - Đồ uống đã thay đổi đã thay đổi. Top 10 Doanh nghiệp uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các doanh

nghiệp được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng

truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan: người tiêu dùng, chuyên gia... được thực hiện trong tháng 8/2020.

Dựa vào các nguyên tắc trên Vietnam Report đã công bố danh sách top 10 doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống thuộc 6 nhóm ngành: Sữa và sản phẩm từ

sữa; Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác

Hình 2.1: Top 10 doanh nghiệp thực phẩm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Sữa và sản phẩm từ sữa

Nguồn: Vietnam Report Hình 2.2: Top 10 doanh nghiệp thực phẩm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Đường,

bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác

CÕNG TYTNHH NESTLE VIET NAM ⅞ΓORION CÕNGTYTNHH THựC PHẨM ORION VINA

CÔNG TY CP MONDELEZ KINH ĐÕVIỆT NAM SNAtKINtMWf KKHT

CÔNG TY CP THÀNH THÀNH CÔNG - BIÊN HÒA CÔNG TY CP ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI

Hình 2.3: Top 10 doanh nghiệp thực phâm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn

Uni-President VEDAN ASIAFOODS (JlWimcx SG ® .. VlFON

TOP 10 CÔNG TY THỰC PHẨM UY TÍN NAM 2020 Nhóm ngành: Thực phấm đóng gói, gia vị, dầu ăn...

CÔNG TY CPTIÊUDÙNG MASAN (MASAN CONSUMER)

Nguồn: Vietnam Report Hình 2.4: Top 10 doanh nghiệp thực phẩm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Thực

phẩm tươi sống, đông lạnh

Q TOP 10 CÔNG TY THỰC PHẨM UY TÍN NĂM 2020

Hình 2.5: Top 10 doanh nghiệp thực phẩm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Đồ uống có cồn

Nguồn: Vietnam Report Hình 2.6: Top 10 doanh nghiệp thực phẩm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Đồ

uống không có cồn

PEPSICO CÔNGTYTNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY

PEPSICO VIỆT NAM

i CÔNG TYTNHH THƯƠNG MẠI DỊCH vụ TÂN HIỆP PHÁT

CÔNGTYTNHH NƯỚCGIẢIKHÁT COCA-COLA VIỆT NAM

⅛2⅛) CONGTYTNHHLAVIE

.. θ... TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN LEGEND CONGTYCPVINACAFEBIENHOA

2.3.2.2. Bức tranh toàn cảnh ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020

Thực phẩm và Đồ uống (F&B) nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Dự báo, ngành FMCG tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020-2025. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định là điểm sáng soi rõ những cơ hội và cả những thách thức lớn đối với ngành FMCG nói chung và F&B nói riêng. Đó là các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP mở ra cơ hội xuất khẩu, lượng vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, thu hút phát triển và

chuyển giao công nghệ; đó là bài toán cải thiện môi trường kinh doanh với hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng, giao thông hay các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững... Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng trở thành động lực dẫn dắt thị trường. Tập khách hàng phân mảnh hơn dẫn đến nhu cầu đối với từng nhóm sản phẩm

cũng trở nên riêng biệt hơn. Các hộ gia đình với quy mô nhỏ hơn buộc các doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược khác đi. Và quan trọng nhất, với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng đang “tự trao quyền” cho chính mình trong việc lựa chọn sản phẩm khi có đến 55% người dân tại thành thị và 59% người dân tại nông thôn dành thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm. Nói cách khác,

chính người tiêu dùng hiện nay đang dẫn dắt thị trường, chứ không phải doanh nghiệp

F&B.

Thêm vào đó, mặc dù đang trong quá trình phát triển rực rỡ nhưng ngành F&B

tại Việt Nam hiện được ví như một “ngôi làng” do thiếu sự quy hoạch đồng bộ, thiếu cơ quan chủ quản, mạnh ai người đó làm. “Ngôi làng” này năm nay vừa trải qua 2 cơn bão lớn là Nghị định 100 và đại dịch COVID-19. Trong khảo sát nhanh các doanh

nghiệp trong ngành do Vietnam Report tiến hành tháng 8/2020, khoảng 50% số doanh

nghiệp cho rằng hoạt động bị tác động ở mức độ nghiêm trọng, trong đó, nhóm đồ uống có cồn bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả do còn chịu tác động của Nghị định 100.

Hình 2.7: Tác động của dịch bệnh đến tình hình sản xuất ngành thực phẩm và đồ uông

Nguồn: Vietnam Report

Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh đối với các nhóm sản phẩm trong ngành cũng có sự khác biệt đáng kể. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh,... trong khi đó, 63,7% khách hàng đã cắt giảm chi tiêu cho bia, rượu. Theo đó, các doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh công suất hoạt động cho phù hợp. Trả lời phỏng vấn của Vietnam Report, đại diện một số doanh nghiệp trong ngành thực phẩm chia sẻ rằng họ đã tăng công suất hoạt động lên khoảng 30% để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trái lại, năng lực sản xuất của nhóm doanh nghiệp đồ uống hiện chỉ hoạt động chủ yếu ở mức dưới 80% so với trước đại dịch. Xu hướng sử dụng các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên theo dự đoán sẽ có xu hướng

Hình 2.8: Cơ cấu ngành sản xuất ngành thực phẩm và đồ uống

Nguồn: Vietnam Report Hình 2.9: Quan điểm của các doanh nghiệp trước tình hình dịch

Nguồn: Vietnam Report

68,4% doanh nghiệp trong ngành cho rằng COVID-19 đã tạo ra cú huých đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số. Bằng chứng là những doanh nghiệp đã xây dựng và

thể điều khiển và giám sát từ xa thông qua các phần mềm, ứng dụng và hệ thống camera từ xuất, nhập kho, giao nhận, bán hàng, phân phối hay các cuộc họp trực tuyến

kết nối các chi nhánh trên khắp cả nước... Thêm vào đó, 63,2% doanh nghiệp cho rằng đây là cơ hội để đẩy nhanh đổi mới sáng tạo. Đổi mới từ hệ thống phân phối: điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh truyền thống và kênh hiện đại, phát triển các ứng dụng tăng cường trải nghiệm khách hàng khi mua sắm, đổi mới từ thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường, đổi mới từ phát triển các dòng sản phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hơn. Quan trọng hơn cả, COVID-19 chính là điều kiện tạo ra những thay đổi sâu sắc trong chiến lược của ban lãnh đạo. Vietnam

Report tin rằng, với những bài học kinh nghiệm đúc kết từ khủng hoảng, cộng đồng doanh nghiệp F&B sẽ ngày một vững mạnh hơn trong tương lai.

2.3.2.3. Xu hướng phát triển của ngành F&B trong tuơng lai:

Như đã phân tích ở trên, thói quen và thị hiếu người tiêu dùng chính là động lực dẫn dắt xu hướng ngành. Trước COVID-19, ngành F&B đã có một số xu hướng lớn hình thành, điển hình như nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ, thành phần dinh dưỡng lành mạnh, thực phẩm đóng gói tiện dụng, tăng cường trải nghiệm khách hàng. Những xu hướng này không bị ảnh hưởng do COVID-19 mà ngược lại tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, khảo sát của Vietnam Report đã chỉ ra một số xu hướng diễn ra trong hiện tại và trong tương lai khi doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Những xu hướng trong ngắn hạn có thể kể đến như: (1) Làm việc từ xa; (2) Dịch chuyển thói quen từ ăn uống tại nhà hàng sang tại nhà; (3) Mối lo ngại về thực phẩm nhập khẩu. Đây được đánh giá là xu hướng nhất thời do những ảnh hưởng của giãn cách xã hội và lockdown trong giai đoạn bùng phát của dịch. Về lâu dài, 55,6% doanh nghiệp cho rằng làm việc từ xa sẽ trở nên phổ biến hơn, 2 xu hướng còn lại sẽ thoái trào do các hiệp định thương mại như EVFTA và nhu cầu giao lưu, gặp mặt, ăn uống tại nhà hàng của giới trẻ rất lớn. Xét trong dài hạn, các xu hướng chính bao gồm: (1) Áp dụng công nghệ trong kinh doanh nhiều hơn; (2) Giao dịch thương mại điện tử trở nên phổ biến hơn; (3) Phân bổ lại nguồn đầu vào trong các chuỗi cung ứng; và (4) Tái cấu trúc/ định vị hình ảnh tại các thị trường hiện tại. Trong đó, 3 xu hướng đầu nằm trong giai đoạn đổi mới doanh nghiệp thuộc mô hình hành động 5 giai đoạn (5Rs) ứng phó với COVID-19 mà Vietnam Report đã giới thiệu vào tháng 4/2020.

Hinh 2.11: Xu hướng phát triển của các sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống trong tương lai

Khảo sát cũng chỉ ra rằng, uy tín thương hiệu là yếu tố hàng đầu khách hàng xem xét khi lựa chọn sản phẩm thực phẩm - đồ uống bên cạnh chất lượng, giá cả, mức độ đa dạng hay sự tiện lợi trong hệ thống mua sắm. Do vậy , việc tái cấu trúc/ định vị hình ảnh doanh nghiệp trong thời kỳ bình thường mới là xu hướng tất yếu.

Hình 2.12: Xu hướng phát triển của các sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống trong tương lai

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THỰC PHẨMTẠIVIỆT

NAM

Chương 3 sẽ giới thiệu tổng quan của các DN trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) cung cấp thông tin về dữ liệu, quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu áp dụng trong bài. Đầu tiên sẽ làm rõ các bước để hoàn thành bài nghiên cứu. Sau đó, tác giả sẽ giới thiệu về mẫu nghiên cứu và chỉ rõ nguồn thu thập những số liệu này. Từ đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, giải thích và nêu các biến trong mô hình đồng thời xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ được cụ thể hơn ở chương sau.

Một phần của tài liệu 060 các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thuộc ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w