Ảnh h−ởng của “Thông mạch d−ỡng não ẩm” đến hệ thống tạo máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi chức năng bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa sau giai đoạn cấp bằng bài “thông mạch dưỡng não ẩm” và điện châm (Trang 107 - 110)

Máu là một tổ chức quan trọng vì máu có mối liên quan mật thiết với mọi chức năng, cơ quan trong cơ thể.Về mặt sinh lý, máu chịu ảnh h−ởng của tất cả các tổ chức đó nh−ng đồng thời cũng bị ảnh h−ởng và phản ánh tình trạng của cơ quan tạo máu. Nếu thuốc sử dụng có ảnh h−ởng đến cơ quan tạo máu, thành phần của máu sẽ bị thay đổi. Vì vậy chúng tôi cần nhận định qua các

xét nghiệm về số l−ợng hồng cầu, số l−ợng bạch cầu, công thức bạch cầu, số l−ợng tiểu cầu của động vật thí nghiệm. Trong nghiên cứu các chỉ số trên của thỏ, cả hai lô điều trị 1 và lô điều trị 2, sau hai tuần và bốn tuần uống thuốc “Thông mạch d−ỡng não ẩm” và lô chứng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (với p >0,05). Huyết sắc tố trong hồng cầu có nhiệm vụ tiếp nhận oxy đi qua phổi và nh−ờng lại oxy đó cho các tế bào khi qua mao mạch. Định l−ợng huyết sắc tố cho biết chức năng của hồng cầu. Hematocrit là tỷ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu và máu toàn phần. Nếu thuốc làm thay đổi số l−ợng hồng cầu hoặc làm mất n−ớc hay ứ n−ớc trong tế bào máu thì chỉ số này sẽ thay đổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số l−ợng huyết sắc tố và hematocrit trên thỏ thí nghiệm ở hai lô điều trị 1 và lô điều trị 2 dùng “Thông mạch d−ỡng não ẩm” và lô chứng đều trong giới hạn bình th−ờng, thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với tr−ớc khi dùng thuốc và lô chứng ở tất cả các thời điểm hai tuần và bốn tuần.

Các kết quả của hệ thống tạo máu trên động vật thực nghiệm khi dùng “Thông mạch d−ỡng não ẩm” với liều 9g/kg/ngày và 27g/kg/ngày liên tục từ hai tuần đến bốn tuần không làm ảnh h−ởng đến: hồng cầu, số l−ợng bạch cầu, công thức bạch cầu, số l−ợng tiểu cầu, huyết sắc tố và hematocrit so với tr−ớc uống thuốc và so với lô chứng (với p >0,05).

4.1.2. ảnh h−ởng của “Thông mạch d−ỡng não ẩm” đến chức năng gan

Trong cơ thể, gan là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là chức năng thải độc v.v. Thuốc vào cơ thể có thể gây độc với gan, làm ảnh h−ởng đến chức năng gan. Các thuốc đ−a vào cơ thể, l−ợng thuốc ít hay nhiều là yếu tố vào cơ thể mà gan phải có nhiệm vụ chuyển hóa đồng thời khử độc và bảo vệ gan đ−a vào máu và thải ra ngoài. Vì vậy, khi nghiên cứu đ−a vào cơ thể một l−ợng thuốc và kéo dài sẽ ảnh h−ởng đến tế bào gan, biểu hiện bằng sự suy giảm chức năng gan, tế bào gan bị hủy hoại. Tác dụng hủy hoại của tế bào gan của thuốc th−ờng đ−ợc đánh giá bằng việc đo hoạt độ các enzym nguồn gốc gan trong huyết thanh. Sự tăng hoạt độ các enzym tế bào

gan AST, ALT trong huyết thanh động vật thực nghiệm th−ờng gắn liền với độc tính của thuốc do hoại tử tế bào gan và một số tế bào khác trong cơ thể. ALT là enzym có nhiều nhất ở gan, c− trú trong bào t−ơng của tế bào nhu mô gan; khi tổn th−ơng hủy hoại tế bào gan, chỉ cần thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào gan, nồng độ ALT đã tăng cao. AST c− trú trong ty thể, chỉ 1/3 AST c− trú trong bào t−ơng của tế bào gan, khi tổn th−ơng tế bào gan ở mức độ d−ới tế bào, AST trong ty thể đ−ợc giải phóng ra máu ngoại vi. Do vậy, trong tổn th−ơng tế bào gan nói chung nồng độ ALT luôn tăng cao hơn AST. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ enzym ALT và AST không tăng trong huyết thanh ở cả hai thời điểm hai tuần và bốn tuần uống thuốc liên tục với liều 9g/kg/ngày và 27g/kg/ngày, so với tr−ớc uống thuốc và so với lô chứng (với p >0,05), chứng tỏ thuốc “Thông mạch d−ỡng não ẩm” không gây tổn th−ơng tế bào gan thỏ thực nghiệm.

Một chức năng nữa của gan phải kể đến là chức năng tiết mật, gan tạo ra mật, bài tiết mật xuống tá tràng, tham gia quá trình tiêu hóa. Xét nghiệm bilirubin trong huyết thanh để thăm dò chức năng bài tiết và chuyển hóa mật của gan. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ bilirubin toàn phần ở cả lô điều trị 1 và lô điều trị 2 so với tr−ớc khi dùng thuốc và lô chứng, không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).

Ngoài ra, chức năng gan còn chuyển hóa các chất nội sinh và ngoại sinh. Gan có một hệ thống các enzym chuyển hóa rât phong phú cho quá trình tổng hợp và thoái hóa nh− glucoza, protein, lipid.v.v. Ngoài chuyển hóa glucoza, protein, gan còn có chức năng chuyển hoá lipid. Cholesterol là một thành phần của mật, đ−ợc gan tổng hợp, este hóa và thải ra ngoài. Vì vậy, có thể dùng định l−ợng cholesterol trong huyết thanh để đánh giá chức năng chuyển hóa lipid của gan. Trong nghiên cứu của chúng tôi hàm l−ợng protein, albumin và cholesterol trong huyết thanh thỏ ở hai lô điều trị 1 và lô điều trị 2 uống thuốc “Thông mạch d−ỡng não ẩm” với liều 9g/kg/ngày và 27g/kg/ngày trong hai tuần đến bốn tuần, không bị ảnh h−ởng, so với tr−ớc khi dùng thuốc và lô chứng thay đổi không có ý nghĩa thống kê (với p >0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi chức năng bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa sau giai đoạn cấp bằng bài “thông mạch dưỡng não ẩm” và điện châm (Trang 107 - 110)