1.3.1. Quan điểm về não
Não nằm ở trong hộp sọ, tiếp nối với tủy sống ở phong phủ, Thiên Ngũ tạng sinh thành Sách Nội kinh viết ”Mọi thứ tủy đều thuộc não”. Thiên Hải luận sách Linh khu viết ”Não là bể của tủy”.
Não là một cơ quan trọng yếu của cơ thể. Não chủ đạo sự linh hoạt của tứ chi, sự nhậy bén của tai, mắt và các hoạt động tinh thần khác. Não tủy đầy đủ thì tai thính mắt sáng, chân tay cơ thể vận động nhanh nhẹn; ng−ợc lại não tủy không đủ thì đầu váng, tai ù, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, xây xẩm, ngã, hôn mê...[41].
1.3.2. Quan điểm về tai biến mạch não:
Bệnh danh trúng phong đ−ợc nêu trong sách “Kim quỹ yếu l−ợc” của Tr−ơng Trọng Cảnh và vẫn đ−ợc dùng đến ngày nay. Căn cứ vào độ xâm nhập nông sâu của tà khí mà sách chia làm bốn loại: trúng kinh, trúng lạc, trúng phủ, trúng tạng. V−ơng Lữ trong sách “Y kinh tố hồi tập” chia làm hai loại: chân trúng phong, loại trúng phong. Tr−ơng Cảnh Nhạc gọi chân trúng phong là trúng phong, loại trúng phong là chứng phì phong. D−ơng Trung Tử lại phân biệt hai chứng bế và chứng thoát. Thời nhà Thanh, V−ơng Thanh Nhậm giải thích do “nguyên khí h− tổn ngũ hành” nên huyết l−u hành không thông dẫn đến bán thân bất toại và từ đó đổi tên bệnh thành bán thân bất toại.
Ngày nay chủ yếu dùng bệnh danh: trúng phong, bán thân bất toại và chia trúng phong thành: trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ [2], [123].
Từ x−a đến nay, các danh y đã đ−a ra nhiều bệnh danh khác nhau nên chứng hậu của trúng phong tuy có điểm chung nh−ng cũng có nhiều điểm rất khác nhau. D−ới đây sơ qua một số chứng hậu trúng phong đ−ợc mô tả:
- ở Việt Nam, danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), đã nói: “Trúng phong là đầu mối các bệnh, biến hoá lạ th−ờng và phát bệnh khác biệt. Triệu chứng là
thình lình ngã ra đất, hôn mê bất tỉnh, miệng méo mắt lệch, sùi bọt mép, bán thân bất toại, nói năng ú ớ, chân tay cứng đờ không co duỗi đ−ợc. Các chứng trạng nh− thế đều là trúng phong cả”.
- Đại danh y Hải Th−ợng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) mô tả chứng trúng phong nh− sau: “Trúng phong là bỗng nhiên ngã vật ra, ng−ời mắc bệnh này bảy đến tám phần do âm h−, còn do d−ơng h− chỉ một hai phần, bệnh phần nhiều do h− yếu bên trong mà sinh ra phong, thỉnh thoảng có ngoại cảm mà sinh phong. Chứng bế là cắn răng tay nắm chặt, chứng thoát là miệng há tay xoè, mắt nhắm, đái són , mũi thở mạnh mà ng−ời lạnh”.
- Trong “Y kinh tố hồi tập” nói “có ng−ời đột nhiên ngã ra cứng đờ, hoặc một bên liệt không cử động đ−ợc hoặc tay chân không co lại đ−ợc hoặc mê không biết gì hoặc chết hoặc không chết, thông th−ờng gọi đó là trúng phong”.
1.3.3. Cơ chế bệnh sinh của trúng phong:
1.3.3.1. Nguồn gốc lý luận của bệnh trúng phong: từ Nội kinh, bắt đầu từ “Kim quỹ”, phát triển vào thời Kim nguyên, và khá phổ biến vào thời Minh - Thanh.
“Nội kinh”, “Kim quỹ” coi nguyên nhân gây bệnh là “Nội h− trúng tà”
Nhìn chung từ đời Đ−ờng, Tống (618-1279) về tr−ớc tuy các tác giả ghi nhận trúng phong có liên quan đến nội h− nh−ng lại coi trọng ph−ơng diện ngoại nhân. Từ đời Kim Nguyên (1280-1368) về sau đối với trúng phong các tác giả cho rằng chủ yếu là do nội phong nh− L−u Hà Gian chủ về hoả thịnh: “ng−ời bị tê liệt do trúng phong tâm tính nóng nảy, thận thuỷ h− nh−ợc, không kiềm chế đ−ợc mà gây trúng phong”. Lý Đông Viên chủ về khí h−: “con ng−ời khi ở độ tứ tuần, khi huyết có phần suy nh−ợc hoặc do −u phiền, phẫn nộ làm tổn th−ơng thần khí, nếu ng−ời béo quá mà có bệnh này thì sinh ra khí nh−ợc, vậy nguyên nhân trúng phong là chính khí tự h−”, Chu Đan Khê chủ về đàm nhiệt: “Thổ h− sinh thấp, thấp lâu kết đàm, đàm uất sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong”. Tr−ơng Cảnh Nhạc đời Minh (1369-1644) lại nhấn mạnh trúng phong không phải là tà của phong. Diệp Thiên Sỹ đời Thanh (1667-1746) nhận thấy chủ yếu do can d−ơng hoả phong. Sau đây là quan điểm của các tác giả trên:
-Hoả thịnh sinh phong:
Thuyết hoả thịnh do L−u Hà Gian sáng tạo ra, cho trúng phong vốn do hoả của tâm thịnh, thận thuỷ h− suy, thận h− không chế đ−ợc hoả mà thành ra âm h− hỏa v−ợng. Khí nóng uất lại, thần bị che lấp đến nỗi thốt nhiên ngã ra không biết gì. Nguyên nhân tâm hoả thịnh quá là vì không kiêng khem giữ gìn, ngũ chí quá cực, tình chí tổn th−ơng, sinh hoạt mất bình th−ờng, âm d−ơng trong ng−ời rối loạn. Tr−ơng Bá Long đời Thanh cho là can d−ơng th−ợng cang thành thốt chúng (can hỏa) [2], [124], [131], [139], [143].
-Khí h− sinh phong:
Là học thuyết của Lý Đông Viên, cho rằng “tuổi ngoài tứ tuần, buồn giận th−ơng khí, hoặc ng−ời béo hình thịnh mà khí h−”. Nh− vậy, học thuyết của Lý Đông Viên cho chứng trúng phong có liên quan đến tuổi và thể chất [33], [143].
-Đàm nhiệt sinh phong:
Thấp đàm là học thuyết của Chu Đan Khê (1281-1358), cho rằng ở miền Tây Bắc là khí lạnh thì bị trúng phong là thực, miền Đông Nam khí ôn nhiều thấp, thấp thổ sinh đàm, dần dần sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong. Ăn uống không điều độ, lao lực quá sức, tỳ không kiện vận, thấp tụ sinh đàm. Chu Thị nêu nguyên nhân là nhiệt sinh phong, then chốt là chỗ thấp thổ sinh đàm, đàm uất mà sinh nhiệt. Đàm nhiệt là một nguyên nhân chủ yếu của trúng phong nh−ng trong thốt trúng phần nhiều thấy chứng trạng đàm trệ, khí bế, phong đàm, huyết ứ làm trở ngại, đàm thấp che lấp tâm khiếu (đàm nhiệt mê tâm khiếu) [2], [33].
-D−ơng v−ợng sinh phong:
Diệp Thiên Sỹ đời Thanh (1667-1746) đề xuất. Nguyên nhân trúng phong là do d−ơng khí trong thân thể biến động vì can là tạng thuộc phong, nếu tinh huyết suy kém, thuỷ không nuôi đ−ợc mộc, mộc không t−ơi tốt, cho nên phần d−ơng của can mạnh quá, d−ơng v−ợng gây phong động. Nội phong
th−ờng nổi lên mà thành chứng phong. Hoặc do phần âm của can kém, huyết khô sinh nhiệt. Nhiệt thì khí phong d−ơng lên, đ−ờng lạc của các khiếu bị nghẽn lấp, rồi ngã lăn ra thành trúng phong [124], [131], [133].
* Tóm lại, cơ chế bệnh sinh chứng trúng phong của các y gia có thể tóm tắt:
Tình chí Hoả tâm cang thịnh không bình th−ờng (L−u Hà Gian)
Can d−ơng thịnh (Tr−ơng Sơn Lôi)
Làm việc nghỉ ngơi Khí h− Huyễn vựng không điều độ (Lý Đông Viên)
Trúng phong Ăn uống không Đàm thấp hoá nhiệt
điều độ (Chu Đan Khê)
Tuổi cao, Can Thận âm h− thận thuỷ suy Can d−ơng v−ợng
(Diệp Thiên Sỹ)
1.3.4. Các thể lâm sàng và trị liệu
1.3.4.1. Tiền triệu của trúng phong
Các y gia cổ đại nh− Chu Đan Khê, La Thiên ích đời nhà Nguyên, Tr−ơng Tam Tích đời nhà Minh, V−ơng Thanh Nhiệm đời nhà Thanh đều đã bàn luận nhiều về những tiền triệu của trúng phong. Đó là:
- Hoa mắt,chóng mặt, có khi xây xẩm, choáng váng. - Đau đầu, hay quên, ù tai, căng tức mắt.
- Cảm thấy phiền táo, khi ngủ hay có ác mộng. - L−ỡi có cảm giác căng tức, nói khó.
- Chân tay khó cử động hoặc đi đứng không vững.
- Cảm giác đầu nặng, hai chân b−ớc nhẹ nh− đi lên lớp bông. - Đột nhiên hay nói lung tung, lúc quên, lúc nhớ.
Những tiền triệu trên là những dấu hiệu dự báo giúp cho ng−ời bệnh có các biện pháp dự phòng trúng phong [33].
1.3.4.2. Chẩn đoán trúng phong
- Tuổi th−ờng gặp: đa số bệnh nhân trên 45 tuổi. Giới tính: Nam nhiều hơn nữ.
- Bệnh có thể xảy ra quanh năm nh−ng mùa đông - xuân gặp nhiều hơn. - Thời gian: Ban đêm nhiều hơn ban ngày, mùa đông - xuân nhiều hơn các mùa khác.
- Có các biểu hiện của tiền triệu.
- Lâm sàng: Đột ngột hôn mê, bại liệt nửa ng−ời, mồm méo mắt lệch, rối loạn ngôn ngữ, có thể có hôn mê, đại tiểu tiện có thể không tự chủ, đờm rất nhiều, khò khè [33]. Mạch chứng th−ờng mạch vi và sác (phong theo h− mà nhập nên mạch vi, phong phát thành nhiệt nên mạch sác) [Mạch, chứng – Kim quỹ yếu l−ợc].
1.3.4.3. Giai đoạn bệnh trúng phong
Trúng phong đ−ợc chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính: trong vòng hai tuần đầu bị bệnh. - Giai đoạn hồi phục: từ hai tuần đến nửa năm.
- Giai đoạn di chứng: từ sau nửa năm.
1.3.4.4. Thể bệnh trúng phong
Trúng phong có hai thể: - Trúng phong kinh lạc.
- Trúng phong tạng phủ: + Chứng bế: gồm d−ơng bế và âm bế.
+ Chứng thoát.
Trúng phong không có hôn mê biện chứng theo trúng phong kinh lạc, có hôn mê biện chứng theo trúng phong tạng phủ [33].
1.3.4.5. Biện chứng luận trị giai đoạn cấp tính
Bệnh trúng phong do nhiều nguyên nhân gây nên, diễn biến bệnh do âm d−ơng thiên thắng theo xu h−ớng thuận hoặc nghịch. Tình trạng tinh thần của
bệnh nhân là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ bệnh. Nếu trúng phong tạng phủ mà tình trạng tinh thần của bệnh nhân tốt dần lên, chuyển sang trúng phong kinh lạc, bệnh thế thuận. Nếu hôn mê không giảm thì th−ờng do đàm nhiệt nội thịnh hoặc chính khí bất túc gây nên. Nếu đột ngột xuất hiện hôn mê, tay chân co quắp, trong ng−ời thấy nóng nh−ng tứ chi lại thấy lạnh, có nôn ra máu là tình trạng bệnh rất nặng.
Gốc bệnh của trúng phong là do can thận bất túc, khí huyết h− suy, thuộc chứng h− (bản h−). Ngọn của bệnh là do phong, hoả, đàm trọc, huyết ứ thuộc chứng thực (tiêu thực).
Trúng phong kinh lạc
Lạc mạch rỗng h−, phong tà xâm nhập:
- Triệu chứng: tự nhiên xuất hiện liệt nửa ng−ời, miệng méo mắt lệch, nói khó, chân tay tê bì. Kèm theo có đau đầu, ngạt mũi, đau nhức trong x−ơng, có thể có sốt, sợ lạnh. Chất l−ỡi nhợt, rêu trắng hoặc vàng mỏng. Mạch huyền hoặc huyền tế.
- Pháp điều trị: Khu phong thông lạc, hoạt huyết d−ỡng huyết. - Bài thuốc: Đại tần giao thang gia giảm.
Phong đàm th−ợng nhiễu, đàm nhiệt phủ thực:
- Triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, nhiều đờm, đột ngột hoặc từ từ dẫn tới liệt nửa ng−ời, miệng méo mắt lệch, chân tay tê bì, khó nói, tinh thần không tỉnh táo, đại tiện táo. L−ỡi bệu màu đỏ sẫm, rêu vàng nhớt. Mạch huyền hoạt hoặc huyền sác.
- Pháp điều trị: Hoá đàm thanh phủ.
- Bài thuốc: Tỉnh lâu thừa khí thang gia giảm.
Can thận âm h−, phong d−ơng th−ợng nhiễu:
- Triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, miệng khô, ù tai, ngủ ít hay mê, đau l−ng mỏi gối, chân tay tê bì. Liệt nửa ng−ời, miệng méo mắt lệch, nói khó. Đại tiện táo, n−ớc tiểu vàng. Chất l−ỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng. Mạch huyền tế sác hoặc huyền hoạt.
- Pháp điều trị: T− d−ỡng can thận âm, trấn can tức phong. - Bài thuốc: Trấn can tức phong thang gia giảm.
Tỳ h− đàm thấp và đàm trọc th−ợng nhiễu:
- Triệu chứng: đau đầu chóng mặt, tức ngực, ăn ít dễ nôn. Đột ngột xuất hiện huyễn vựng, nôn, buồn nôn, nhìn đôi hoặc mắt mờ, l−ỡi bệu nói khó, chân tay tê bì, liệt nửa ng−ời. Chất l−ỡi bệu màu xám tối, rêu trắng dính hoặc vàng dính. Mạch huyền hoạt hoặc hoạt sác.
- Pháp điều trị: Táo thấp hoá đàm, tức phong khai khiếu - Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm
Trúng phong tạng phủ
Trúng phong tạng phủ là tình trạng bệnh nặng, biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng đột ngột ngã lăn, bất tỉnh nhân sự, bại liệt chân tay. Bệnh có thể từ trúng phong kinh lạc phát triển thành. Thể bệnh gồm có chứng bế và chứng thoát.
* Chứng bế:
Đột ngột ngã lăn ra, bất tỉnh nhân sự, miệng mím, răng cắn chặt, hai bàn tay nắm chặt, bí đại tiểu tiện. Lâm sàng phân thành d−ơng bế và âm bế:
D−ơng bế:
- Triệu chứng: ngoài các triệu chứng trên còn thêm biểu hiện mặt đỏ, hai gò má đỏ, ng−ời nóng, đờm dãi nhiều, hơi thở thô, vật vã không yên, có thể có nôn, nấc. Chất l−ỡi đỏ, rêu vàng dính. Mạch huyền hoạt, hữu lực.
- Pháp điều trị: Tân l−ơng khai khiếu, thanh can tức phong - Bài thuốc: Uống Chí bảo đan hoặc An cung ng−u hoàng hoàn.
Âm bế:
- Triệu chứng: Ngoài các triệu chứng của chứng bế còn thêm biểu hiện sắc mặt trắng nhợt, tình trạng li bì, ít rẫy rụa, chi thể lạnh, nhiều đờm dãi, bụng tr−ớng, nhiều mồ hôi. Chất l−ỡi nhợt, rêu l−ỡi trắng dính.
- Pháp điều trị: Tân ôn khai khiếu, trừ đàm tức phong.
- Bài thuốc: tr−ớc tiên dùng Tô hợp h−ơng hoàn; sau dùng bài Điều đàm thang gia giảm.
* Chứng thoát:
- Triệu chứng: Đột ngột ngã vật ra, bất tỉnh, mắt nhắm kín, hơi thở yếu, tay chân lạnh, ra mồ hôi đầm đìa, đại tiểu tiện dầm dề không tự chủ, sắc mặt nhợt nhạt, chất l−ỡi tím tối, rêu trắng nhờn, mạch vi muốn tuyệt.
- Pháp điều trị: ích khí hồi d−ơng, phù chính cố thoát. - Bài thuốc: Sâm phụ thang gia vị.
* Phân biệt chứng bế và chứng thoát: Có sự khác nhau ở sự mạnh yếu của chính khí và tà khí, thuộc tính âm d−ơng của bệnh. Chứng bế th−ờng gặp ở giai đoạn đầu của bệnh, chứng bế và chứng thoát có thể chuyển hoá lẫn nhau. Điều trị chứng bế th−ờng trị tiêu, lấy khu tà, khai khiếu là chính. Còn với chứng thoát cần kịp thời phù chính cố thoát.
1.3.4.6. Lâm sàng giai đoạn phục hồi và di chứng
Giai đoạn cấp tính của trúng phong bệnh biến chuyển rất phức tạp, nếu điều trị tích cực bệnh chuyển sang giai đoạn hồi phục, tuy nhiên còn để lại nhiều di chứng, di chứng có thể nặng nề.
Điều trị các di chứng, ngoài nguyên tắc tuần theo biện chứng luận trị còn cần phải kết hợp với các ph−ơng pháp hoạt huyết hoá ứ, thông kinh lạc, ích khí. Song song với việc khôi phục công năng tạng phủ còn cần phải đề phòng bệnh tái phát [7].
* Liệt nửa ng−ời
Khí h− huyết ứ, kinh lạc trở trệ:
- Triệu chứng: bại liệt nửa ng−ời, chi thể tê bì, miệng méo mắt lệch, nói khó, sắc mặt không t−ơi nhuận, có thể chân tay phù. Chất l−ỡi tím đỏ, có điểm ứ huyết, rêu l−ỡi trắng mỏng. Mạch tế sáp, vô lực.
- Pháp điều trị: ích khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. - Bài thuốc: Bổ d−ơng hoàn ngũ thang gia giảm.
Âm h− d−ơng xung, mạch lạc ứ trở
- Triệu chứng: Bán thân bất toại, chân tay co cứng, hoa mắt chóng mặt, ù tai mặt đỏ Ng−ời phiền táo không yên, nói khó, chi thể tê bì. Chất l−ỡi đỏ, rêu vàng. Mạch huyền hữu lực.
- Pháp điều trị: Bình can tiềm d−ơng, tức phong thông lạc. - Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm.
* Rối loạn ngôn ngữ
Phong đàm trở trệ kinh lạc
- Triệu chứng: L−ỡi to bè, nói ngọng, nói khó, rêu l−ỡi trắng mỏng, dính. Mạch huyền tế.
- Pháp điều trị: Tức phong thông lạc, trừ đàm tuyên khiếu. - Bài thuốc: Giải ngữ đan gia giảm.
Thận tinh h− tổn
- Triệu chứng: Không nói đ−ợc, hồi hộp, đánh trống ngực, đoản khí. L−ng gối mỏi yếu. Mạch trầm tế nh−ợc.
- Pháp điều trị: Bổ thận tinh, khai âm lợi khiếu. - Bài thuốc: Địa hoàng ẩm tử gia giảm.
* Miệng méo mắt lệch
- Triệu chứng: miệng méo mắt lệch, kèm theo chi thể tê bì, hoặc nói khó, đau đầu chóng mặt.
- Pháp điều trị: Khứ phong hóa đàm, tức phong thông lạc. - Bài thuốc: Khiên chính tán.
1.3.4.7. Điều trị trúng phong bằng châm cứu
* Xây dựng phác đồ huyệt theo biện chứng luận trị:
- Phong đàm huyết ứ bế trở kinh lạc: Phong trì, Thái d−ơng, Thiên đột,