Cơ chế bệnh sinh của trúng phong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi chức năng bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa sau giai đoạn cấp bằng bài “thông mạch dưỡng não ẩm” và điện châm (Trang 40 - 42)

1.3.3.1. Nguồn gốc lý luận của bệnh trúng phong: từ Nội kinh, bắt đầu từ “Kim quỹ”, phát triển vào thời Kim nguyên, và khá phổ biến vào thời Minh - Thanh.

“Nội kinh”, “Kim quỹ” coi nguyên nhân gây bệnh là “Nội h− trúng tà”

Nhìn chung từ đời Đ−ờng, Tống (618-1279) về tr−ớc tuy các tác giả ghi nhận trúng phong có liên quan đến nội h− nh−ng lại coi trọng ph−ơng diện ngoại nhân. Từ đời Kim Nguyên (1280-1368) về sau đối với trúng phong các tác giả cho rằng chủ yếu là do nội phong nh− L−u Hà Gian chủ về hoả thịnh: “ng−ời bị tê liệt do trúng phong tâm tính nóng nảy, thận thuỷ h− nh−ợc, không kiềm chế đ−ợc mà gây trúng phong”. Lý Đông Viên chủ về khí h−: “con ng−ời khi ở độ tứ tuần, khi huyết có phần suy nh−ợc hoặc do −u phiền, phẫn nộ làm tổn th−ơng thần khí, nếu ng−ời béo quá mà có bệnh này thì sinh ra khí nh−ợc, vậy nguyên nhân trúng phong là chính khí tự h−”, Chu Đan Khê chủ về đàm nhiệt: “Thổ h− sinh thấp, thấp lâu kết đàm, đàm uất sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong”. Tr−ơng Cảnh Nhạc đời Minh (1369-1644) lại nhấn mạnh trúng phong không phải là tà của phong. Diệp Thiên Sỹ đời Thanh (1667-1746) nhận thấy chủ yếu do can d−ơng hoả phong. Sau đây là quan điểm của các tác giả trên:

-Hoả thịnh sinh phong:

Thuyết hoả thịnh do L−u Hà Gian sáng tạo ra, cho trúng phong vốn do hoả của tâm thịnh, thận thuỷ h− suy, thận h− không chế đ−ợc hoả mà thành ra âm h− hỏa v−ợng. Khí nóng uất lại, thần bị che lấp đến nỗi thốt nhiên ngã ra không biết gì. Nguyên nhân tâm hoả thịnh quá là vì không kiêng khem giữ gìn, ngũ chí quá cực, tình chí tổn th−ơng, sinh hoạt mất bình th−ờng, âm d−ơng trong ng−ời rối loạn. Tr−ơng Bá Long đời Thanh cho là can d−ơng th−ợng cang thành thốt chúng (can hỏa) [2], [124], [131], [139], [143].

-Khí h sinh phong:

Là học thuyết của Lý Đông Viên, cho rằng “tuổi ngoài tứ tuần, buồn giận th−ơng khí, hoặc ng−ời béo hình thịnh mà khí h−”. Nh− vậy, học thuyết của Lý Đông Viên cho chứng trúng phong có liên quan đến tuổi và thể chất [33], [143].

-Đàm nhiệt sinh phong:

Thấp đàm là học thuyết của Chu Đan Khê (1281-1358), cho rằng ở miền Tây Bắc là khí lạnh thì bị trúng phong là thực, miền Đông Nam khí ôn nhiều thấp, thấp thổ sinh đàm, dần dần sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong. Ăn uống không điều độ, lao lực quá sức, tỳ không kiện vận, thấp tụ sinh đàm. Chu Thị nêu nguyên nhân là nhiệt sinh phong, then chốt là chỗ thấp thổ sinh đàm, đàm uất mà sinh nhiệt. Đàm nhiệt là một nguyên nhân chủ yếu của trúng phong nh−ng trong thốt trúng phần nhiều thấy chứng trạng đàm trệ, khí bế, phong đàm, huyết ứ làm trở ngại, đàm thấp che lấp tâm khiếu (đàm nhiệt mê tâm khiếu) [2], [33].

-Dơng vợng sinh phong:

Diệp Thiên Sỹ đời Thanh (1667-1746) đề xuất. Nguyên nhân trúng phong là do d−ơng khí trong thân thể biến động vì can là tạng thuộc phong, nếu tinh huyết suy kém, thuỷ không nuôi đ−ợc mộc, mộc không t−ơi tốt, cho nên phần d−ơng của can mạnh quá, d−ơng v−ợng gây phong động. Nội phong

th−ờng nổi lên mà thành chứng phong. Hoặc do phần âm của can kém, huyết khô sinh nhiệt. Nhiệt thì khí phong d−ơng lên, đ−ờng lạc của các khiếu bị nghẽn lấp, rồi ngã lăn ra thành trúng phong [124], [131], [133].

* Tóm lại, cơ chế bệnh sinh chứng trúng phong của các y gia có thể tóm tắt:

Tình chí Hoả tâm cang thịnh không bình th−ờng (L−u Hà Gian)

Can d−ơng thịnh (Tr−ơng Sơn Lôi)

Làm việc nghỉ ngơi Khí h− Huyễn vựng không điều độ (Lý Đông Viên)

Trúng phong Ăn uống không Đàm thấp hoá nhiệt

điều độ (Chu Đan Khê)

Tuổi cao, Can Thận âm h− thận thuỷ suy Can d−ơng v−ợng

(Diệp Thiên Sỹ)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi chức năng bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa sau giai đoạn cấp bằng bài “thông mạch dưỡng não ẩm” và điện châm (Trang 40 - 42)