(Đơn vị tính: 1.000 đ)
TT Tên đơn vị Dự toán Quyết toán DT/ QT (%) Ghi chú
1 Xã Cao Kỳ 4.764.000 4.385.000 92,04 2 Xã Nông Hạ 4.534.656 4.400.000 97,03 3 Xã Quảng Chu 4.247.600 3.791.127 89,25 4 Xã Yên Cư 5.280.182 5.020.000 95,07 5 Thị trấn Chợ Mới 3.309.753 3.289.752 99,40 6 Xã Như Cố 4.740.982 4.340.900 91,56 7 Xã Thanh Vận 4.618.449 4.337.692 93,92 8 Xã Tân Sơn 4.615.545 4.348.000 94,20 9 Xã Yên Đĩnh 4.055.727 3.850.000 94,93 10 Xã Nông Thịnh 4.455.774 4.350.000 97,63 11 Xã Yên Hân 4.645.080 4.465.000 96,12 12 Xã Thanh Bình 3.856.800 3.740.800 96,99 13 Xã Thanh Mai 5.137.354 4.820.000 93,82 14 Xã Bình Văn 6.385.434 6.290.000 98,51 15 Xã Mai Lạp 3.800.743 3.800.743 100,00 16 Xã Hòa Mục 3.852.214 3.759.187 97,59 Tổng cộng 72.300.294 68.988.201 95,42
(Nguồn: UBND huyện Chợ Mới, 2018)
Bảng 3.15. Bảng tổng hợp chi ngân sách huyện Chợ Mới 03 năm 2016-2018
Stt
NỘI DUNG
THU
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dự toán (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) Tỷ lệ hoàn thành % Dự toán (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) Tỷ lệ hoàn thành % Dự toán (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) Tỷ lệ hoàn thành % Tổng chi ngân sách 224.217 212.301 95 228.640 218.438 96 224.217 212.301 95 I Chi đầu tư phát triển 20.324 8.844 44 26.862 25.761 96 20.324 8.844 44 II Chi thường xuyên 201.368 201.757 100 197.796 190.677 96 201.368 201.757 100 III Dự phòng 2.525 1.700 67 3.983 2.000 50 2.525 1.700 67
3.1.5. Công tác quyết toán ngân sách nhà nước ở huyện Chợ Mới
3.1.5.1. Quyết toán thu ngân sách nhà nước
Quyết toán ngân sách là việc phân tích kết quả thực hiện của một năm ngân sách nhằm cung cấp thông tin tài chính; đánh giá công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách trong năm đồng thời rút kinh nghiệm cho những năm đến. Sau khi thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trong năm, Bộ Tài chính, UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn khóa sổ và quyết toán NSNN để làm cơ sở cho các đơn vị thống nhất thực hiện khóa sổ và lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.
UBND các xã, thị trấn lập báo cáo quyết toán ngân xã và các cơ quan, đơn vị dự toán cấp huyện lập báo cáo quyết toán ngân sách của mình gửi Phòng TC-KH huyện tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN huyện; Phòng TC-KH là cơ quan tổng hợp và lập báo cáo quyết toán NSNN huyện trình UBND huyện ký báo cáo quyết toán NSNN báo cáo HĐND huyện vào kỳ họp gần nhất và gửi Sở Tài chính tổng hợp quyết toán NSNN tỉnh, báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ báo cáo Quốc hội đúng quy định Luật NSNN và các văn bản ướng dẫn. Vào thời điểm cuối năm, các cơ quan thu và UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của chứng từ, rà soát kiểm tra các khoản thu trong năm, kiểm tra đối chiếu chứng từ thu tiền từ nhân dân và giấy nộp tiền vào ngân sách; nộp tiền vào tài khoản tiền gửi hợp pháp khác mở tại Kho bạc qua xác nhận của KBNN; kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu tạm ứng với các đối tượng, sau đó lập và kiểm tra hệ thống các các bảng biểu, số liệu trong báo cáo để trình thủ trưởng đơn vị ký đối chiếu số liệu, gửi Phòng TC-KH huyện để tổng hợp báo cáo UBND huyện.
Phòng TC-KH có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán do các xã, thị trấn thuộc cấp mình quản lý.
3.1.5.2. Quyết toán chi ngân sách nhà nước ở huyện Chợ Mới
Đối với các đơn vị quan hệ ngân sách: là đơn vị trực tiếp chi tiêu và thực hiện công tác tài chính kế toán, vì vậy đây là quá trình tự kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kế toán và người chuẩn chi đối với các khoản chi tiêu, sổ sách, biểu mẫu và hạch toán kế toán trong một năm. Cuối năm, tiến hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của chứng từ, hoàn các khoản tạm ứng của NSNN, thanh toán dứt điểm
các khoản tồn đọng và thực iện khóa sổ quyết toán, đối chiếu với KBNN, rà soát kiểm tra các khoản chi mua sắm, sửa chữa còn dở dang chưa thanh toán để xin cấp có thẩm quyền chuyển nguồn sang năm sau, kiểm kê quỹ tiền măt, đối chiếu tạm ứng với các đối tượng, sau đó lập và kiểm tra hệ thống các các bảng biểu, số liệu trong báo cáo để trình thủ trưởng đơn vị ký, gửi đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.
Theo quy định báo cáo quyết toán gồm có báo cáo bằng số liệu gồm các báo cáo tổng hợp, chi tiết về tình hình thực hiện dự toán ngân sách và thuyết minh báo cáo quyết toán nhằm phân tích những nguyên nhân tăng, giảm theo dự toán, hoặc những nội dung theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, đánh giá.
Đối với cơ quan Tài chính: Phòng TC-KH trong khi tổng hợp số liệu quyết toán có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng giữa số liệu và các thông báo xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị cấp dưới, số tiền và chương, loại, khoản, mục trên quyết toán phải phù hợp với số tiền thực rút tại KBNN trong năm, kiểm tra một số nội dung khác có liên quan như, trích 40% thu sự nghiệp, thu học phí và 35% thu viện phí để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, việc trích quỹ bình ổn thu nhập, trích quỹ phát triển sự nghiệp, chi tăng thu nhập của các đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính, kiểm tra về trình tự, thủ tục các khoản chi sửa chữa, mua sắm. Đối với các đơn vị tự chủ tài chính thì tập trung kiểm tra kỹ ở phần kinh phí không giao tự chủ nhằm ngăn ngừa tình trạng đơn vị sử dụng kinh phí này để chi cho các nội dung tự chủ, hoặc tăng thu nhập.
Đối với UBND và HĐND các cấp: Trên cơ sở báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính trình UBND xem xét ký và gửi cơ quan Tài chính cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ban KT-XH làm việc với cơ quan tài chính để thẩm định quyết toán chi ngân sách huyện, trong đó tập trung trọng tâm là các khoản chi vượt dự toán theo Nghị quyết HĐND giao đầu năm, việc sử dụng nguồn tăng thu, nguồn dự phòng chi, phần kinh phí chuyển nguồn sang năm sau,... đồng thời kiểm tra việc thực hiện kết luận của thanh tra, kiểm toán, trên cơ sở đó lập báo cáo thẩm định trình Thường trực HĐND để báo cáo tại kỳ họp HĐND để thông qua.
Trong những năm qua, quyết toán của cơ quan tài chính lập gửi HĐND thường thuyết minh sơ sài, chưa phân tích cụ thể các chỉ tiêu, báo cáo quyết toán
thẩm định quyết toán của HĐND, thiếu đánh giá các nguyên nhân tăng hoặc giảm nguồn thu như vậy chưa thể đưa ra giải pháp tă g thu phù hợp.
Chi thường xuyên tăng chủ yếu là tăng chi sự nghiệp giáo dục, với số lượng các bộ, viên chức chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc huyện quản lý, vì vậy chi thường xuyên thì sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngoài ra chi quản lý hành chính và chi đảm bảo an sinh, xã hội trợ cấp khó khăn cho các đối tượng bảo trợ xã hội tăng lên do nhu cầu về cải cách tiền lương tăng. Chi phục vụ công tác an ninh, quốc phòng và chi các sự nghiệp khác như: quản lý hành chính Đảng, đoàn thể, sự nghiệp môi trường, truyền thanh... cũng tăng dần qua các năm đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển xã hội trên địa bàn huyện.
3.1.6. Công tác kiểm tra, thanh tra thu, chi ngân sách huyện
- UBND tỉnh, huyện thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất nếu có (khi có những dấu hiệu vi phạm) trong việc quản lý, sử dụng ngân sách huyện, đảm bảo thu, chi đúng quy định về tiêu chuẩn, chế độ và định mức; Đúng theo dự toán giao.
- Thanh tra tài chính có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu, chi và quản lý ngân sách hàng năm theo kế hoạch.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, thanh tra chưa chặt chẽ, còn hạn chế, đặc biệt là nghiệp vụ của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu, chi ngân sách tại huyện Chợ Mới
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước.
Mức thu nhập bình quân đầu người tại huyện Chợ Mới còn thấp, đến năm 2018 mới đạt hơn 16 tỷ đồng.
Thu từ nguồn thuế GTGT xây dựng cơ bản còn hạn chế do thực hiện Luật đầu tư, suy giảm kinh tế làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn thu hẹp sản xuất, bên cạnh đó chính phủ có chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do vậy ảnh hưởng phần nào đến thu ngân sách.
Thuế tài nguyên: thuế lâm sản, tận thu từ gỗ rừng, thuế khai thác tài nguyên hầu như thu không đạt chỉ tiêu do tỉnh có các chính sách chưa phù hợp.
Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: Là yếu tố làm tăng thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến việc nâng cao tỷ xuất thu ngân sách nhà nước.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước tại huyện còn chưa phát huy được hết những lợi thế của địa phương, trình độ chuyên môn của một số cán bộ còn hạn chế do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu ngân sách nhà nước.
Công tác lập dự toán thu, dự tính, dự báo chưa sát, chưa tính hết nguồn thu thực tế, dẫn đến có sắc thuế không phát sinh, không thu được, có khoản thu lại phát sinh ngoài dự toán.
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách Nhà nước
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất tại địa phương.
- Chi hỗ trợ cho người dân còn nhiều, còn ỷ lại vào nguồn ngân sách nhà nước. - Các khoản chi phụ thuộc và mô hình tổ chức bộ máy của huyện và những nhiệm vụ kinh tế- xã hội của huyện trong từng giai đoạn cụ thể.
- Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý ngân sách của huyện.
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Chợ Mới
Do khuôn khổ của đề tài và thời gian nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát ở nhóm điều tra, đánh giá về công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chợ Mới. Để đánh giá kết quả thực hiện quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện, tác giả đã phỏng vấn 30 cán bộ quản lý các cấp có liên quan về tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN cấp huyện, các cơ sở khoa học của công tác lập dự toán chi, sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán, tổng hợp các ý kiến đánh giá về hoạt động chấp hành, quyết toán cũng như thanh tra, giám sát trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chợ Mới.
Để lấy ý kiến của các cán bộ quản lý quản lý chi NSNN cấp huyện, các cán bộ quản lý được đề nghị cho điểm từ 1 đến 5 cho các nội dung như sau:
BẢng giÁTRỊ THANG ĐO LIEKT
STT Mức độ thang đo
1 Hoàn toàn đồng ý 2 Không đồng ý
3 Không ý kiến (trung tính) 4 Đồng ý
Xác định giá trị thang đo trên. Tác giả tổng hợp số điểm của 30 ý kiến đánh giá và so sánh số phiếu đồng ý hay không đồng ý ở các mức độ.
3.3.1. Đánh giá tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN huyện
Để đánh giá của các cán bộ quản lý các cấp về tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN cấp huyện, các cán bộ quản lý được đề nghị cho điểm từ 1 đến 5 theo thang đánh giá trên. Tác giả tổng hợp số điểm của 30 ý kiến đánh giá và so sánh số phiếu đồng ý hay không đồng ý ở các mức độ. Kết quả được thể hiện ở Bảng sau:
Bảng 3.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN ở huyện Chợ Mới (số phiếu đánh giá cho các loại điểm)
Stt Nội dung
Tổng số phiếu trả lời
Số phiếu cho điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm 30 0 15 8 7 0 2 Phát huy tính chủ động, sáng tạo
trong quản lý chi NSNN. 30 0 0 1 22 7
3 Cơ chế phân cấp đã khuyến khích
địa phương phấn đấu. 30 0 1 6 21 2
4
Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách.
30 0
3 7 14 6
5
Góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NSNN
30 0
5 15 9 1
Nguồn: Điều tra và thống kê của tác giả
Kết quả điều tra cho thấy, các nội dung đánh giá về tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN cấp huyện, với số ý kiến như sau: Có 15 quan điểm đồng ý về việc đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (chiếm 50,0% số người được lấy ý kiến) và có 29/30 ý kiến cho rằng phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý chi NSNN. Tuy nhiên cùng có 15 ý kiến không đồng ý về đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, điều đó chứng tỏ rằng chưa hoàn toàn tự chủ trong việc phân cấp quản lý ngân sách. Nhìn chung, cơ chế phân cấp đã khuyến khích địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách để có nguồn chi và tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách được đánh giá là khá hợp lý với mức điểm trung bình với 20 ý kiến cho điểm 4 và 5 (đồng ý và hoàn toàn đồng ý) . Nội dung đánh giá về tính hợp lý trong phân cấp NSNN góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NSNN chỉ có 03/30 người được hỏi là không đồng ý.
3.3.2. Đánh giá về cơ sở khoa học (căn cứ) của lập dự toán chi NSNN huyện
Khi được hỏi ý kiến đánh giá về cơ sở khoa học của việc lập dự toán chi NSNN cấp huyện, các cán bộ quản lý các cấp cho rằng công tác lập dự toán chi còn nặng về hình thức, chủ yếu là dựa vào sự phân bổ ngân sách từ cấp trên và hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu còn lạc hậu chưa đồng bộ được đánh giá ở mức rất đồng ý với 15 ý kiến (chiếm 50,0 % số người lấy ý kiến). Dự toán được lập dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu chi thực tế của địa phương được đánh giá ở mức đồng ý với 24/30 ý kiến nhất trí. Ý kiến đánh giá cho nội dung dự toán chi được xây dựng dựa trên cơ sở các ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan (14 ý kiến đồng ý và 9 ý kiến trung tính). Dự toán chi bị chi phối bởi các mối quan hệ được đánh giá ở mức không đồng ý chiếm đa số (27 ý kiến). Dự toán được lập nhiều khi còn dựa vào ý chí chủ quan của người quản lý cũng được đánh giá ở mức không đồng ý chiếm đa số. Các ý kiến tổng hợp được thể hiện ở Bảng sau:
Bảng 3.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cơ sở khoa học của việc lập dự toán chi NSNN ở huyện Chợ Mới (số phiếu đánh giá cho các loại điểm)
Stt Nội dung
Tổng số phiếu trả lời
Số phiếu cho điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Dự toán chi còn nặng nề về hình thức, chủ yếu là. 30 3 12 13 2 0
2 Dự toán chi dựa trên cơ sở đánh giá
nhu cầu chi thực tế ở địa phương. 30 0 3 4 10 13
3
Dự toán chi được xây dựng dựa trên cơ sở các ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan.
30 0 7 9 14 0
4 Dự toán chi bị chi phối bởi các
mối quan hệ. 30 22 5 3 0 0
5
Dự toán được lập nhiều khi còn dựa vào ý chí chủ quan của người quản lý.
30 7 8 11 4 0
6 Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi
tiêu lạc hậu, thiếu, chưa đồng bộ. 30 2 3 19 6 0
3.3.3. Đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN huyện theo