Đánh giá về cơ sở khoa học (căn cứ) của lập dự toán chi NSNN huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 77)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Đánh giá về cơ sở khoa học (căn cứ) của lập dự toán chi NSNN huyện

Khi được hỏi ý kiến đánh giá về cơ sở khoa học của việc lập dự toán chi NSNN cấp huyện, các cán bộ quản lý các cấp cho rằng công tác lập dự toán chi còn nặng về hình thức, chủ yếu là dựa vào sự phân bổ ngân sách từ cấp trên và hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu còn lạc hậu chưa đồng bộ được đánh giá ở mức rất đồng ý với 15 ý kiến (chiếm 50,0 % số người lấy ý kiến). Dự toán được lập dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu chi thực tế của địa phương được đánh giá ở mức đồng ý với 24/30 ý kiến nhất trí. Ý kiến đánh giá cho nội dung dự toán chi được xây dựng dựa trên cơ sở các ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan (14 ý kiến đồng ý và 9 ý kiến trung tính). Dự toán chi bị chi phối bởi các mối quan hệ được đánh giá ở mức không đồng ý chiếm đa số (27 ý kiến). Dự toán được lập nhiều khi còn dựa vào ý chí chủ quan của người quản lý cũng được đánh giá ở mức không đồng ý chiếm đa số. Các ý kiến tổng hợp được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 3.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cơ sở khoa học của việc lập dự toán chi NSNN ở huyện Chợ Mới (số phiếu đánh giá cho các loại điểm)

Stt Nội dung

Tổng số phiếu trả lời

Số phiếu cho điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Dự toán chi còn nặng nề về hình thức, chủ yếu là. 30 3 12 13 2 0

2 Dự toán chi dựa trên cơ sở đánh giá

nhu cầu chi thực tế ở địa phương. 30 0 3 4 10 13

3

Dự toán chi được xây dựng dựa trên cơ sở các ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan.

30 0 7 9 14 0

4 Dự toán chi bị chi phối bởi các

mối quan hệ. 30 22 5 3 0 0

5

Dự toán được lập nhiều khi còn dựa vào ý chí chủ quan của người quản lý.

30 7 8 11 4 0

6 Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi

tiêu lạc hậu, thiếu, chưa đồng bộ. 30 2 3 19 6 0

3.3.3. Đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN huyện theo các khoản mục chi

Tổng hợp ý kiến đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN cấp huyện theo các khoản mục chi cho kết quả: rất đồng ý về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN cấp huyện theo khoản mục chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển với số ý kiến đa số đồng ý hoặc trung tính. Quan điểm đồng ý với nội dung đánh giá sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN cấp huyện theo khoản mục chi chương trình mục tiêu được đánh giá là đồng ý đa số hoặc trung tính. Chi bổ sung ngân sách cấp dưới và chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau được đánh giá ở mức độ tốt. Chi tiết được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 3.18. Tổng hợp ý kiến đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN cấp huyện theo các khoản mục chi chi NSNN ở huyện Chợ Mới

(số phiếu đánh giá cho các loại điểm)

Stt Nội dung

Tổng số phiếu trả lời

Số phiếu cho điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Chi thường xuyên. 30 0 9 15 4 2

2 Chi đầu tư phát triển. 30 0 4 15 10 1 3 Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 30 0 5 11 12 2

4 Chi chuyển nguồn từ ngân sách

năm trước sang. 30 0 8 9 12 1

5 Chi chương trình mục tiêu. 30 0 5 14 9 2

Nguồn: Điều tra và thống kê của tác giả

3.3.4. Đánh giá về nội dung chấp hành dự toán chi NSNN của huyện

Kết quả khảo sát đánh giá về nội dung chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện cho thấy, đại đa số ý kiến đồng ý cho rằng chi NSNN tuân thủ đúng dự toán chi. Có 50% (15/30 ý kiến) đánh giá cao sự đồng ý về sự điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế trong quá trình chấp hành dự toán chi NSNN.

Tuy nhiên sự phối hợp giữa các đơn vị trong chấp hành dự toán chi chưa tốt (thể hiện có tời 27 ý kiến cho điểm ở mức trung bình trở xuống). Ý kiến đồng ý với nội dung đánh giá vẫn còn tình trạng lãng phí trong việc chi NSNN là không đáng kể (không ai cho đánh giá đồng ý). Ý kiến đánh giá trung bình với nội dung tuân thủ đúng dự toán chi, có sự phối hợp giữa các đơn vị trong chấp hành dự toán chi và quy trình thủ tục giải ngân theo kế hoạch đơn giản. Cụ thể xem ở bảng 3.19

Bảng 3.19. Tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung chấp hành dự toán chi NSNN của huyện Chợ Mới (số phiếu đánh giá cho các loại điểm)

Stt Nội dung

Tổng số phiếu trả lời

Số phiếu cho điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Tuân thủ theo đúng dự toán chi 30 2 5 4 6 13

2 Có sự điều chỉnh linh hoạt theo tình

hình thực tế 30 4 4 7 7 8

3 Có sự phối hợp giữa các đơn vị trong

chấp hành dự toán chi 30 1 10 17 2 0

4 Quy trình và thủ tục giải ngân theo kế

hoạch đơn giản 30 3 19 7 1 0

5 Vẫn còn tình trạng lãng phí trong việc chi NSNN

30 8 9 13

0 0

3.3.5.Đánh giá về hoạt động giám sát, thanh tra chi Ngân sách nhà nước

Khi được hỏi ý kiến đánh giá về hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN của huyện Chợ Mới, cán bộ quản lý các cấp đưa ra ý kiến với nội dung hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN chưa được thực hiện thư ng xuyên và đầy đủ với 15/30 ý kiến (chiếm 50%). Nhà quản lý ngân sách các cấp cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách đã được tiến hành nhưng chưa thường xuyên và đầy đủ, mới chủ yếu được thực hiện ở một số đơn vị, hiệu quả đạt được chưa cao, xử lý chưa kiên quyết đối với những trư ng hợp có sai phạm.

Trong 03 tiêu chí đánh giá về hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN của huyện Chợ Mới, có chỉ tiêu đáp ứng kịp theo yêu cầu trong công tác quản lý hiện được cán bộ quản lý các cấp đánh giá với quan điểm đồng ý là 06 ý kiến, quan điểm không đồng ý là 6 ý kiên, còn lại trung tính. Cán bộ quản lý các cấp cho rằng hoạt động giám sát, thanh tra được UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hàng năm, UBND huyện đều chỉ đạo cho Thanh tra huyện xây dựng Chương trình, kế hoạch thanh tra cụ thể. Các cuộc thanh tra theo kế hoạch được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của địa phương và chỉ đạo của Huyện ủy góp phần ổn định trong quản lý nhà nước tại địa phương; việc thanh tra thực hiện đúng quy trình, thủ tục của Luật Thanh tra. Các kết luận thanh tra sau khi có hiệu lực pháp luật đều được UBND huyện chỉ đạo các đơn vị, tổ chức và cá nhân tổ chức thực hiện nghiêm túc; việc thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra. Tuy nhiên, do công việc nhiều nhưng lực lượng thanh

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được đánh giá ở mức trung bình. Khi được phỏng vấn cán bộ quản lý các cấp cho rằng việc thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra chưa được thực hiện thật sự nghiệm túc và triệt để, chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật do nhiều nguyên nhân như quy định của pháp luật về Thanh tra còn bất cập, thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, nhất là chưa có các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục, pháp luật hiện hành chưa xác định rõ một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra, ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân bị xử lý còn hạn chế. Cụ thể ở Bảng sau:

Bảng 3.20. Tổng hợp ý kiến đánh giá về hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN cấp huyện chi NSNN của huyện Chợ Mới

(số phiếu đánh giá cho các loại điểm)

Stt Nội dung

Tổng số phiếu trả lời

Số phiếu cho điểm

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Được thực hiện thường xuyên và

đầy đủ 30 0 15 9 6 0

2 Đáp ứng kịp theo yêu cầu trong

công tác quản lý hiện nay 30 0 6 18 6 0

3

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện nghiêm minh.

30 0

11 13 5 1

3.4. Phân tích kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong việc thu, chi ngân sách huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ngân sách huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

3.4.1. Kết quả đạt được

Công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Chợ Mới giai đoạn 2014 - 2016 đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tổ chức hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, thanh tra trên các quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách được thực hiện thường xuyên, nên cơ bản các đơn vị quản lý tài chính và các đơn vị s dụng ngân sách chủ động triển khai nhiệm vụ chi ngân sách, chấp hành nghiêm túc định mức chế độ tài chính, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, công khai dân chủ. Các sai phạm trong quản lý ngân sách từng bước được hạn chế, các trư ng hợp sai phạm được x lý nghiêm. Công tác quản lý điều hành chi ngân sách, s dụng ngân sách đã phục vụ tốt cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

3.4.1.1. Công tác lập dự toán ngân sách

Công tác lập dự toán ngân sách huyện cơ bản đáp ứng yêu cầu, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện, từ đó đã có đáp ứng tốt đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của huyện. trong quá trình lập dự toán ngân sách đã thực hiện đúng các căn cứ theo quy định, như: căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo. Đặc biệt là năm báo cáo; căn cứ vào các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức, các quy định của HĐND tỉnh, các quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh.

Công tác lập dự toán ngân sách cấp huyện đúng luật ngân sách, UBND huyện thực hiện đúng quy trình trong việc lập dự toán, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giúp việc lập dự toán sát hợp với tình hình thực tế thực tế của huyện và quyết định giao chỉ tinh của UBND tỉnh, sau đó trình HĐND huyện xem xét phê duyệt.

3.4.1.2. Công tác thu ngân sách

UBND huyện luôn chỉ đạo sát sao các cơ quan thu để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu; hàng tháng, hàng quý đều kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác thu. Có các biện pháp điều chỉnh, bổ sung, sử lý kịp thời, linh hoạt trong quá trình thu thuế cho phù hợp với thực tế của địa phương.

Các biện pháp thu được áp dụng linh hoạt, phù hợp; hạn chế đến mức tối đa có thể các thủ tục hành chính rườn rà; quy trình thu thuế đơn giản nhằm giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình thu thuế.

Các biện pháp thu từ khâu đăng ký đối tượng nộp thuế, sử lý tờ khai, theo dõi nộp thuế, sử phạp và sử lý tố tụng và thanh tra thuế luôn được quan tâm thực hiện từ đó nâng cao hiệu quả công tác thu.

Công tác tính thuế và thống kê đã được thực hiện đúng quy trình đề ra; thực hiện tốt việc quản thuế trên các phần mền, bản mền, luôn thực hiện tốt việc chấm bộ đúng, đủ, kịp thời nhằm nắm rõ tình hình tồn đọng thuế, thẩm hạch biên lai thu thuế để báo cáo lãnh đạo xem xét, có biện pháp sử lý kịp thời. Đối với các đối tượng nộp thuế gặp khó khăn, rủi do trong kinh doanh có đơn xin miễn, giảm thuế được cơ quan thu thực hiện theo đúng nguyên tắc và quy trình miễn giảm.

3.4.1.3. Nhiệm vụ chi ngân sách

a) Chi thường xuyên:

Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi rất quan trọng trong việc chi ngân sách của huyện, góp phần duy trì phát triển các hoạt động thuộc bộ máy các cơ quan Đảng, chính quyền và các đoàn thể huyện, các hoạt động kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh. Do đó UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo phòng Tài chính huyện, các cơ quan dự toán xây dựng kế hoạch chi thường xuyên sát với thực tế và đảm bảo đúng luật ngân sách do vậy nhiệm vụ chi thường xuyên cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tế.

Xây dựng kế hoạch chi thường xuyên của huyện đã dựa vào nguồn kinh phí thực tế có thể đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên trong kỳ kế hoạch, đảm bảo việc thay đổi chế độ chi, các chính sách có liên quan đến chi thường xuyên (nếu có) xảy ra trong kỳ kế hoạch.

Việc chi thường xuyên của huyện đã được thực hiện đúng quy định về trình tự và thời gian theo luật ngân sách.

b) Chi đầu tư phát triển:

UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt nguyên tắc quản lý cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản như, cấp phát vốn trên cơ sở thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các hồ sơ thiết kế, dự toán.

Việc cấp phát vốn thanh toán được thực hiện dưới sự kiểm tra của Kho bạc Nhà nước nhằm đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả của vốn đầu tư; vốn đầu tư và xây dựng cơ bản đã đảm bảo đúng kế hoạch, mục đích. Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện đúng tiến độ hoàn thành kế hoạch.

Các phòng chuyên môn đã thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát các chương trình, các công trình xây dựng cơ bản, từ đó đã cơ bản tránh thất thoát các nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển.

c) Công tác quyết toán ngân sách huyện.

Công tác quyết toán ngân sách huyện cơ bản đã thực hiện đúng nguyên tắc, đúng trình tự, thủ tục quyết toán.

Các loại báo cáo tài chính cơ bản được lập đầy đủ và gửi đúng thời gian quy định; số liệu báo cáo chính sác, đúng mục lục ngân sách.

3.4.2. Những hạn chế tồn tại

3.4.2.1. Về lập dự toán ngân sách

Một số đơn vị dự toán lập dự toán hàng năm còn chậm, do vậy việc lập dự toán chung cho toàn huyện chậm; việc dự tính, dự báo các nguồn thu chưa sát, các đơn vị dự toán chưa tính được hết nhu cầu chi cho năm kế hoạch do vậy dự toán chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, dẫn đến việc thường xuyên điều chỉnh bổ sung.

Với nguyên tắc là dự toán ngân sách của huyện phải căn cứ từ dự toán của các đơn vị lập dự toán. Tuy nhiên thực tế cơ bản lại do phòng Tài chính- kế hoạch tham mưu cho UBND huyện ấn định cho các đơn vị dự toán, theo chỉ tiêu của UBND tỉnh giao. Một số các quy định, các chính sách có liên quan còn chưa phù hợp với thực tế tại địa phương.

Dự toán các xã lập gửi cơ quan tài chính chưa sát với thực tế. Dự toán thu lập chưa hết các khoản thu, dự toán chi lập cao hơn so với định mức được giao, dự toán do UBND huyện giao cho các xã thường chậm hơn so với quy định. Do các kỳ họp HĐND xã thường diễn ra vào cuối năm ngân sách để có số liệu trình HĐND xã UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn dự toán trước khi có quyết định của huyện giao, dẫn đến số dự toán của UBND các xã trình HĐND xã chưa sát với nhiệm vụ được giao, như số thu trợ cấp do ngân sách huyện bổ sung cao hơn số chính thức được giao. Do vậy Nghị quyết của HĐND xã về phê chuẩn dự toán thường bị chênh lệch so với số thẩm định dự toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi Kho bạc Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)