5. Bố cục của luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài. Các tài liệu cơ bản được nghiên cứu sau: Luật ngân sách Nhà nước năm 2015; Các nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách năm 2015; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan được thu thập và đánh giá. Quản lý tốt quy hoạch điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Chợ Mới đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, các số liệu có liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước được thu thập, phân tích và đánh giá.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã điều tra, thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu được thu thập được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu sau: Các báo cáo tổng kết, sơ kết về công tác quản lý ngân sách của huyện Chợ Mới, của tỉnh Bắc Kạn, thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cho phù hợp để thực hiện. Quản lý tốt quy hoạch điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Chợ Mới đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, các số liệu có liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước được thu thập, phân tích và đánh giá.
- Thu thập thông tin sơ cấp: Để có được thông tin về quản lý ngân sách trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành khảo sát các cán bộ có liên quan đến công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Chợ Mới. Do thời gian ngắn và giới hạn phạm vi nghiên cứu, nội dung khảo sát giới hạn vào đánh giá về thực trạng quản lý chi ngân sách huyện Chợ Mới (tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN của huyện, cơ sở khoa học (căn cứ) của lập dự toán chi NSNN của huyện, sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN của huyện và các khoản mục chi, nội dung chấp hành dự toán chi NSNN của huyện, hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN, mức độ thực tế đạt được của các biện pháp huyện Chợ Mới đã áp dụng để quản lý chi ngân sách, các nội dung cần hoàn thiện trong quản lý chi ngân sách.
Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là huyện miền núi gặp nhiều khó khăn trong công tác thu, chi ngân sách. Qua khảo sát các cán bộ thuộc các đơn vị có liên quan đến công tác quản lý NSNN trên huyện Chợ Mới cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Tổng hợp các phòng, ban chuyên môn cấp huyện, xã tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
STT Đơn vị công tác Số lượng
cán bộ
1 Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Chợ Mới 7 2 Phòng Tài nguyên & môi trường huyện Chợ Mới 7
3 Chi cục thống kê huyện Chợ Mới 4
4 Kho bạc nhà nước huyện Chợ Mới 12
5 Chi cục thuế huyện Chợ Mới 20
6 Văn phòng đăng ký đất đai huyện Chợ Mới 4 7 Ban Quản lý Môi trường và Đô thị huyện Chợ Mới 10 8 Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Chợ Mới 6 9 UBND thị trấn Chợ Mới huyện Chợ Mới 19
10 UBND xã Yên Đĩnh huyện Chợ Mới 19
11 UBND xã Thanh Bình huyện Chợ Mới 19 12 UBND xã Quảng Chu huyện Chợ Mới 20 13 UBND xã Nông Thịnh huyện Chợ Mới 19
14 UBND xã Nông Hạ huyện Chợ Mới 20
15 UBND xã Cao Kỳ huyện Chợ Mới 19
16 UBND xã Hòa Mục huyện Chợ Mới 19
17 UBND xã Tân Sơn huyện Chợ Mới 19
18 UBND xã Thanh Mai huyện Chợ Mới 19 19 UBND xã Quảng Như Cố huyện Chợ Mới 20 20 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chợ Mới 10
21 Thanh tra huyện Chợ Mới 3
22 Phòng Nội vụ huyện Chợ Mới 6
23 Phòng lao động thương binh xã hội huyện Chợ Mới 6
24 Bảo hiển xã hội huyện Chợ Mới 11
25 Văn Phòng HĐND – UBND huyện Chợ Mới 13
26 Phòng tư pháp huyện Chợ Mới 4
27 Trung tâm thông tin và Truyền thông huyện Chợ Mới 11
28 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp 13
Từ số liệu thống kê trên tác giả chọn phi ngẫu nhiên 30 cán bộ thuộc các phòng ban và UBND các xã, thị trấn của huyện Chợ Mới để khảo sát về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Chợ Mới.
Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình lập dự toán ngân sách (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phương pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, bản thuyết minh dự toán), tình hình chấp hành dự toán ngân sách (lập dự toán năm gửi Phòng tài chính - Kế hoạch thẩm định việc tổ chức chấp hành thu, chi, kết quả chấp hành NS), tình hình kế toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm thông qua biên bản thẩm định quyết toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch.
- Thể hiện thông tin: Phương pháp thể hiện thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng biểu và đồ thị.
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá (sử dụng phần mền Excel...)
2.2.4. Phương pháp phân tích đánh giá
* Phương pháp so sánh
Thông qua phương pháp so sách nhằm so sánh, đánh giá và kết luận về tình hình quản lý ngân sách tại huyện Chợ Mới qua các năm 2016; 2017; 2018.
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự * Phương pháp thống kê mô tả
Dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng.
2.2.5. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ quản lý các phòng Tài chính- KH, chi cục thuế có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách
- Thu ngân sách trên địa bàn: Thu cân đối ngân sách, bao gồm: Thu từ các doanh nghiệp quốc doanh trung ương; thu từ doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương; thu khu vực ngoài quốc doanh; thu thuế thu nhập cá nhân; thu lệ phí trước bạ; thu phí và lệ phí; thu chuyển quyền sử dụng đất; thu tiền thuê đất; thu tiền sử dụng đất; thu khác ngân sách.
- Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế tài nguyên; thuế môn bài; thuế nhà đất; thuế thu nhập cá nhân; phí và lệ phí; thu tiền sử dụng đất; thu khác.
- Thu theo ngành kinh tế: Ngành Nông- lâm nghiệp; ngành Thương mại- dịch vụ, du lịch; ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - XDCB.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách
- Chi cân đối:
+ Chi thường xuyên, bao gồm: Chi sự nghiệp kinh tế; chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo, dạy nghề; chi sự nghiệp văn hóa, thông tin- Thể dục thể thao; chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình; chi sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp khoa học công nghệ; chi sự nghiệp môi trường; chi đảm bảo xã hội; chi trợ cước, trợ giá; chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể; chi khác ngân sách; dự phòng ngân sách.
+ Chi đầu tư phát triển, bao gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chi chương trình 135; 134; chi xây dựng nông thôn mới.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình về thu, chi ngân sách tại huyện Chợ Mới
3.1.1. Quy định thu, nhiệm vụ chi của ngân sách huyện và cấp xã trong giai đoạn 2016 - 2021
3.1.1.1. Thu và chi ngân sách huyện
- Các nguồn thu của ngân sách huyện gồm:
+ Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%.
+ Các khoản thu phân theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách huyện và ngân sách cấp xã.
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
- Nhiệm vụ chi của ngân sách huyện gồm:
+ Chi đầu tư phát triển: + Chi thường xuyên:
+ Chi bổ sung cho ngân sách xã.
+ Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
3.1.1.2. Thu và chi ngân sách cấp xã
- Các nguồn thu của ngân sách cấp xã gồm:
+ Các khoản thu ngân sách xã, thị trấn hưởng 100%.
+ Các khoản thu phân theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp huyện với ngân sách xã, thị trấn.
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện.
- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã gồm:
+ Chi đầu tư phát triển: + Chi thường xuyên:
+ Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
3.1.2. Quy định tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa ngân sách huyện và cấp xã
- Các khoản thu ngân sách xã, thị trấn hưởng 10%, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng ngoài quốc doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Còn lại 90% ngân sách cấp huyện hưởng.
- Các khoản thu ngân sách xã, thị trấn hưởng 70%, bao gồm: Thuế môn bài cá nhân và hộ kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, lệ phí trước bạ nhà đất. Còn lại 30% ngân sách cấp huyện hưởng.
3.1.3. Thực trạng quản lý, điều hành ngân sách huyện
3.1.3.1. Lập dự toán, quyết định phân bổ và giao dự toán ngân sách huyện
- Công tác lập, quyết định dự toán: Căn cứ vào chỉ thị, quyết định của UBND tỉnh, các văn bản hướng dẫn của sở Tài chính; Căn cứ vào chủ trương của BTV huyện ủy, Nghị quyết của HĐND huyện, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và dự toán thu, chi ngân sách của các đơn vị, các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn. Phòng Tài chính- kế hoạch phối hợp với Chi cục thuế huyện, tổ chức rà soát, mở các hội nghị bàn bạc, thống nhất với các đơn vị dự toán, tiến hành tổng hợp dự toán ngân sách huyện, trình UBND huyện xem xét, sau đó báo cáo các ngành chức năng của tỉnh và UBND tỉnh xem xét quyết định.
Trên cơ sở dự toán ngân sách cấp huyện đã được UBND tỉnh giao, Phòng Tài chính- kế hoạch phối hợp với Chi cục thuế huyện tham mưu cho UBND huyện lập dự toán ngân sách và thẩm định dự toán ngân sách, thống nhất giao dự toán ngân sách cho các đơn vị, các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn. UBND huyện lập tờ trình trình HĐND huyện xem xét, quyết định phê chuẩn.
Tuy nhiên, việc lập dự toán thu, chi ngân sách cho năm 2015 UBND huyện không tổ chức hội nghị bàn, thống nhất với các đơn vị dự toán; mà thực hiện theo kiểu áp từ trên xuống (có một số chỉ tiêu phù hợp, nhưng không ít chỉ tiêu không phù hợp, không sát thực tế), gây không ít khó khăn cho các đơn vị dự toán trong việc thực hiện thu, chi ngân sách.
- Công tác phân bổ và giao dự toán: Căn cứ dự toán ngân sách huyện được HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện tổ chức thực hiện ngân sách, tiến hành ra quyết định phân bổ và giao dự toán chi tiết. Các đơn vị dự toán cấp I,
3.1.3.2. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách huyện
- Mọi khoản thu, chi ngân sách đều thực hiện trong dự toán được giao, phân bổ và trực tiếp được kiểm soát qua kho bạc Nhà nước huyện.
- UBND huyện chịu sự kiểm tra của UBND tỉnh và sự giám sát của HĐND huyện về điều hành, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách.
- UBND huyện có trách nhiệm kiểm tra việc xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn.
3.1.3.3. Công tác quyết toán ngân sách huyện
- Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị dự toán ngân sách thuộc huyện, chủ đầu tư thuộc ngân sách cấp huyện, căn cứ số liệu thực hiện sau khi có xác nhận của kho bạc Nhà nước huyện, lập báo cáo quyết toán trình phòng Tài chính- kế hoạch huyện thẩm định, sau khi thẩm định phòng Tài chính- kế hoạch huyện lập báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện.
- Đối với các xã, thị trấn lập báo cáo quyết toán ngân sách xã, thị trấn gửi lên phòng Tài chính- kế hoạch huyện thẩm định, để UBND các xã, thị trấn căn cứ để trình lên HĐND cùng cấp xem xét, phê duyệt
- Phòng Tài chính- kế hoạch huyện căn cứ báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán, chủ đầu tư, các xã, thị trấn và báo cáo quyết toán thu, chi, báo cáo quyết toán tình hình thực hiện đầu tư phát triển ngân sách huyện của kho bạc Nhà nước tổng hợp để lập báo cáo quyết toán ngân sách huyện, trên cơ sở đó UBND huyện lập tờ trình, trình HĐND huyện xem xét, phê duyệt và báo cáo sở Tài chính để thẩm định, tổng hợp vào ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách, (Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật ngân sách nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội).
Một số xã lập báo cáo quyết toán ngân sách còn chậm, số liệu các mục thu, chi phải đối chiếu nhiều lần, số ít cán bộ kế toán xã còn chưa lập được báo cáo quyết toán ngân sách xã, cá biệt có xã phải nhờ đến cán bộ phòng Tài chính- kế hoạch huyện làm giúp.
3.1.4. Kết quả thu, chi ngân sách huyện giai đoạn 2016 - 2018
3.1.4.1. Về thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, thu ngân sách trên địa bàn huyện đều đạt khá, tốc độ thu năm sau cao hơn năm trước, hàng năm đều đạt chỉ tiêu giao, cụ thể: Năm 2016 đạt 16.991 triệu đồng, bằng 100,25% KH; Năm 2017 đạt 14.100 triệu đồng, bằng 76,4% KH; Năm 2018 đạt 16.120 triệu đồng, bằng 100,% KH.
- Về tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện qua 3 năm: 2016, 2017 và 2018 như sau:
+ Thu ngân sách năm 2016, được thể hiện qua bảng 3.3; đã thực hiện thu vượt KH giao, một số khoản thu vượt như: thuế thu nhập cá nhân đạt 134 % KH; thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 125% KH; Thu từ thuế khu vực ngoài quốc doanh đạt 146% KH. Năm 2016 một số khoản thu không còn phát sinh như những năm trước đây đó là: Thu từ doanh nghiệp quốc doanh địa phương. thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoặc một số khoản thu như thuế tài nguyên khoáng sản, phí bảo vệ môi trường của các đơn vị hết hạn phép khai thác, mặt khác do thay đổi mô hình quản lý một số nguồn thu thuộc Cục thuế tập trung quản lý được kê khai tại tỉnh như thu tiền thuê đất. Chính sach thuế TNDN giảm, các chính sách thuế của tiếp tục sửa đổi bổ sung. Nâng mức thu nhập phải chịu thuế đối với thuế TNCN, hoặc gia hạn nộp thuế cho những công