Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 83 - 86)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những hạn chế tồn tại

3.4.2.1. Về lập dự toán ngân sách

Một số đơn vị dự toán lập dự toán hàng năm còn chậm, do vậy việc lập dự toán chung cho toàn huyện chậm; việc dự tính, dự báo các nguồn thu chưa sát, các đơn vị dự toán chưa tính được hết nhu cầu chi cho năm kế hoạch do vậy dự toán chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, dẫn đến việc thường xuyên điều chỉnh bổ sung.

Với nguyên tắc là dự toán ngân sách của huyện phải căn cứ từ dự toán của các đơn vị lập dự toán. Tuy nhiên thực tế cơ bản lại do phòng Tài chính- kế hoạch tham mưu cho UBND huyện ấn định cho các đơn vị dự toán, theo chỉ tiêu của UBND tỉnh giao. Một số các quy định, các chính sách có liên quan còn chưa phù hợp với thực tế tại địa phương.

Dự toán các xã lập gửi cơ quan tài chính chưa sát với thực tế. Dự toán thu lập chưa hết các khoản thu, dự toán chi lập cao hơn so với định mức được giao, dự toán do UBND huyện giao cho các xã thường chậm hơn so với quy định. Do các kỳ họp HĐND xã thường diễn ra vào cuối năm ngân sách để có số liệu trình HĐND xã UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn dự toán trước khi có quyết định của huyện giao, dẫn đến số dự toán của UBND các xã trình HĐND xã chưa sát với nhiệm vụ được giao, như số thu trợ cấp do ngân sách huyện bổ sung cao hơn số chính thức được giao. Do vậy Nghị quyết của HĐND xã về phê chuẩn dự toán thường bị chênh lệch so với số thẩm định dự toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi Kho bạc Nhà nước. Theo quy định dự toán của các xã lập trước khi gửi Kho bạc Nhà nước phải do phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra, trong quá trình thẩm định dự toán cho các xã còn bộc lộ tồn tại đó là các xã lập dự toán thu thường xuyên cao hơn so với số thu, tương ứng với số thu các xã lập dự toán chi thường xuyên; nếu quá trình kiểm soát chi không chặt chẽ Kho bạc Nhà nước cho thanh toán theo yêu cầu chi của xã, kết thúc năm thường bị xâm tiêu vào các nguồn để chi có tính chất đầu tư, nguồn trợ cấp dành để chi các sự nghiệp kinh tế như duy tu sửa chữa, sự nghiệp tài nguyên môi trường v.v. Một số các quy định, các chính sách có liên quan còn chưa phù hợp với thực tế tại địa phương. Ngoài ra Văn phòng Huyện ủy; Văn phòng UBND huyện do đặc thù công việc cần phải chi lớn, nhưng cũng cùng định mức chi.

3.4.2.2. Quản lý nguồn thu ngân sách

Các nguồn thu thường không ổn định; các hộ sản xuất, kinh doanh còn nhỏ lẻ, một số điểm kinh doanh theo thời vụ do đó việc quản lý thu thuế môn bài đầu năm còn gặp khó khăn.

Thuế thu từ doanh nghiệp quốc doanh trung ương (Thuế giá trị gia tăng; thuế giá trị gia tăng xây dựng cơ bản) còn hạn chế, không ổn định.

Công tác quản lý, chỉ đạo thu ở một số đội thuế của chi cục thuế và UBND các xã, thị trấn chưa kịp thời, cụ thể.

Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thực sự triệt để.

Thuế tài nguyên chưa thu được triệt để, còn thất thoát.

Thu thuế cấp quyền, chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ còn hạn chế, nhiều nơi còn chưa thu được.

Một số khoản thu khác giao cho xã, thị trấn thu còn xảy ra tình trạng thất thu như thuế tài nguyên, thuế bến bãi, lệ phí chợ…

3.4.2.3. Chi ngân sách

a) Chi thường xuyên:

Chi thường xuyên tại một số đơn vị dự toán, các xã, thị trấn có nhiều khoản chi chưa thực hiện đúng chế độ tài chính; nhiều khoản chi không theo dự toán, không đề nghị chuyển mục chi, dẫn đến khó khăn trong việc quyết toán.

Nguồn thu ngân sách trong năm không đều, chủ yếu tập trung vào cuối năm, do đó ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ trong năm kế hoạch, dẫn đến chi tiêu không hợp lý, xảy ra việc chạy thủ tục, chạy khối lượng, để nhằm mục đích sử dụng hết kinh phí, gây thất thoát về ngân sách, không hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách.

Một số đơn vị dự toán chưa thực hiện chi đúng theo thông tư 97 của bộ tài chính, nhất là chi công tác phí, chi tiêu hội nghị...chưa thực hiện đúng quy định, như: chi làm thêm giờ vượt quá quy định (200 giờ/người/năm); chi hỗ trợ cán bộ công chức không có căn cứ...;

Một số đơn vị chi không đúng mục, không chi được kinh phí trong năm báo cáo, để tồn dư ngân sách lớn.

b) Chi đầu tư phát triển:

Trong những năm qua, UBND huyện đã có nhiều cố gắng cân đối các nguồn để đầu tư xây dựng các công trình theo thứ tự ưu tiên, bởi các nguồn vốn dành cho

đầu tư phát triển còn rất khiêm tốn, do thực hiện nghị quyết 11 của chính phủ về việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, do đó việc chi đầu tư phát triển còn hạn chế. Một số nguồn vốn đầu tư cho các công trình chưa có hiệu quả, còn thất thoát vốn.

Việc hướng dẫn quyết toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm; một số công trình còn tồn đọng kéo dài chưa thanh quyết toán dứt điểm; các nhà thầu sau khi nhận vốn tạm ứng theo khối lượng (vượt khối lượng thi công) không tiếp tục thi công, gây khó khăn cho việc hoàn thành các công trình.

Giải ngân vốn đầu tư cơ bản còn chậm, qua các bảng số liệu cho thấy hầu hết các năm, nguồn vốn đầu tư cơ bản đều chi không đạt kế hoạch.

c) Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước.

Đối với cán bộ quản lý ngân sách: còn một số cán bộ hạn chế về kiến thức quản lý kinh tế tổng hợp, kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế.

Đối với cán bộ quản lý ngân sách cấp xã vẫn còn không ít cán bộ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu cho các chủ tài khoản còn chi sai nguồn. Các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn quản lý NSNN còn lõng lẽo.

d) Một số hạn chế khác

- Kế toán và quyết toán ngân sách

Chất lượng kế toán còn yếu; một số đơn vị dự toán chấp hành chưa đúng pháp lệnh kế toán thống kê, về chế độ chứng từ, nguyên tắc ghi sổ, sử dụng tài khoản kế toán.

Chế độ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán còn gửi chậm; Theo quy định của bộ Tài chính, thời gian gửi báo cáo đối với các đơn vị dự toán cấp I, báo cáo quý chậm nhất 25 ngày sau khi kết thúc quý; báo cáo năm chậm nhất vào ngày 15/02 năm sau; đối với ban Tài chính xã báo cáo quý chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc quý; báo cáo năm chậm nhất vào ngày 15/02 năm sau. Tuy nhiên trên thực tế tại huyện thì thường xảy ra tình trạng nộp báo cáo chậm; cá biệt như một số xã còn không làm được báo cáo quyết toán năm, huyện phải tăng cường cán bộ phòng Tài chính xuống hỗ trợ.

- Công khai tài chính

Việc công khai tài chính chưa được thực hiện theo đúng quy định; thực tế số liệu tài chính chỉ được công khai trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân, chưa thực hiện công khai theo Quyết định 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của chính phủ về việc ban hành quy chế công khai tài chính đối với ngân sách các cấp. Theo đó thì "phải niên yết công khai tại trụ sở làm việc của các đơn vị ít nhất 90 ngày, kể từ ngày niên yết ", (Thủ tướng chính phủ (2004), Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ).

Như vậy chưa thực hiện được việc công khai tài chính, chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng NSNN

tại các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn chưa được quan tâm đúng mức; chưa được làm thường xuyên, chỉ mang tính vụ việc.

Việc kiểm tra, giám sát chưa nghiêm túc, còn mang tính thủ tục. - Ảnh hưởng của các yếu tố thị trường, giá cả, lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)