Đối với Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc đại học thái nguyên​ (Trang 136 - 141)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Để Nhà trường phát triển và hoạt động hiệu quả, một điều kiện tiên quyết đó là trường phải đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo uy tín, thương hiệu của đơn vị được giữ vững, có như vậy, Nhà trường sẽ luôn là điểm đến của học sinh, sinh viên trên toàn quốc.

Nhà trường cần phát huy mọi nguồn lực, kể cả nguồn lực bên trong và bên ngoài để tăng cường đào tạo đội ngũ, nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng dự án đầu tư chiều sâu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu hướng đến người học.

Nhà trường cần ban hành và hoàn thiện các quy định tạo điều kiện cho trường thực hiện các quyền tự chủ về bộ máy biên chế, đội ngũ cán bộ, quản lý tài sản, tài chính... Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, động viên toàn thể cán bộ, giảng viên trong trường đoàn kết, sáng tạo và nâng cao năng lực trong thực hiện các nhiệm vụ của Nhà trường.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám hiệu, cùng sự quyết tâm, đồng lòng, nỗ lực của toàn thể cán bộ, giảng viên trong trường và sự quan tâm của các cơ quan quản lý cấp trên là một động lực tạo sự thành công bước đầu, giúp Nhà trường thực hiện thắng lợi sứ mạng, nhiệm vụ của mình và ngày càng hoàn thiện công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng của đơn vị.

KẾT LUẬN

Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, “là nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và trên đại học với chất lượng cao; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt ở vùng núi và trung du Bắc bộ”. Mặc dù đã được Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, tuy nhiên quyền tự chủ về tài chính vẫn còn nhiều bất cập đó là Nhà nước chưa trao quyền tự chủ về mức thu học phí, quyền tự chủ về tuyển sinh,... cũng như những bất cập về phân bổ NSNN, chế độ lương đối với cán bộ, giảng viên… những bất cập này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của Nhà trường. Để khắc phục tình trạng đó, đòi hỏi công tác quản lý tài chính của trường phải được thực hiện tốt, hiệu quả giúp Nhà trường luôn ổn định và phát triển. Có thể thấy, quản lý tài chính là chìa khóa quyết định sự thành bại của công tác quản lý, quyết định sự tụt hậu hay phát triển của Nhà trường. Với đề tài “Hoàn thiện quản lý công tác tài chính tại trường ĐH Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh - thuộc Đại học Thái Nguyên” về cơ bản đã đạt được

mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cơ chế quản lý tài chính tại các trường ĐHCL hiện nay, luận văn đã khẳng định vai trò của các nguồn tài chính trong giáo dục đại học, trong đó nguồn NSNN và nguồn thu học phí, lệ phí giữ vai trò quan trọng.

2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, một mặt luận văn đã chỉ ra nguồn NSNN cấp chi thường xuyên và nguồn thu học phí có xu hướng giảm, nguồn thu học phí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Nhà trường. Mặt khác luận văn cũng đã chỉ ra những tồn tại,

hạn chế trong trong quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính. Những tồn tại đó được thể hiện ở nhiều mặt ở cả cấp vĩ mô và vi mô.

3. Trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính luận văn đã trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Với những giải pháp đề xuất sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường, giúp Nhà trường thuận lợi hơn trong việc thực hiện tự chủ tài chính và đảm bảo nguồn tài chính của trường phát triển theo hướng bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD& ĐT (2014), Thông tư 08/2014/TT- BGDĐT ngày 20/3/2014 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71/2006/TT- BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2006), Chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, NXB Tài chính.

4. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ- BTC về việc Ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp, Hà Nội.

5. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25 tháng 4 năm 2006, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

6. Chính phủ (2010), Nghị định 49/2010/NĐ- CP quy định về miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014 - 2015, Hà Nội.

7. Chính phủ (2012), Luật Giáo dục Đại học, Hà Nội.

8. Chính phủ (2014), Quyết định số 70/2014/QĐ - TTg Ban hành điều lệ trường Đại học, Hà Nội.

9. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội

10. Chính phủ (2015), Nghị định 86/2015/NĐ- CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020- 2021, Hà Nội.

11. Kỷ yếu 10 năm xây dựng và trưởng thành (2004- 2014) Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, ĐH Thái Nguyên.

12. Sử Đình Thành (2009), Lý thuyết tài chính công, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

13. Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (2014, 2015, 2016), Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016, Thái Nguyên.

14. Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016, Thái Nguyên.

15. Tài liệu tham khảo tạp chí chuyên ngành và Internet

- Lê Thị Hoài Anh (2016), ‘Tăng cường tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên’, Tạp chí Khoa học & Công nghệ ĐH Thái Nguyên, số 07/1, tr.203- 208.

- Nguyễn Thị Yến Nam (2013), ‘Bước đầu tìm hiểu về quản lý tài chính trong Giáo dục Đại học theo hướng tự chủ’, Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm TP HCM, số 54/2013, tr.155- 164.

- Phạm Ngọc Trường (2016), ‘Tự chủ tài chính đối với giáo dục đại học công lập: Những vấn đề cần tháo gỡ’, Tạp chí Tài chính kỳ II, tháng 8/2016.

- Trần Quang Trung (2016), ‘Đổi mới quản lý tài chính ở các trường Đại học Công lập trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính’,Tạp chí kế toán, kiểm toán, tháng 6/2016.

- Website của Trường ĐH Kinh tế và QTKD: http://tueba.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc đại học thái nguyên​ (Trang 136 - 141)