Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc đại học thái nguyên​ (Trang 132 - 136)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Đối với Nhà nước

4.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

Thực tế cho thấy công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao khi tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐHCL, do đó Nhà nước cần

hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP nhằm tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh giúp các trường ĐHCL chủ động trong quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Hoạt động giáo dục đào tạo hiện nay rất phong phú và đa dạng, ngoài các hệ đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo từ xa,... còn có các phương thức đào tạo cấp bằng, liên kết nước ngoài, đào tạo chứng chỉ. Vì vậy, cần có các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý nguồn lực tài chính cho phù hợp với từng phương thức đào tạo.

4.3.1.2. Hoàn thiện phương thức giao ngân sách cho giáo dục đại học

Nhà nước cần đưa ra những tiêu chuẩn định mức rõ ràng để làm căn cứ phân bổ ngân sách cho các trường, chuyển đổi cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay chủ yếu dựa vào đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo, phân bổ mang tính cào bằng mà chưa tính đến khối ngành đào tạo sang cơ chế phân bổ mới dựa trên cơ sở đầu ra và dựa trên lực lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất, dựa trên kết quả kiểm định về chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL. Việc đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bằng cách dựa trên cơ sở đầu ra hơn là dựa trên cơ sở đầu vào. Các chỉ số thực hiện để sử dụng xác định mức độ cấp phát ngân sách có thể là số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm, số lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất và kết quả kiểm định chất lượng của trường đại học. Đối với cơ chế phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học thì dựa trên đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu, sản phẩm do kết quả các đề tài đem lại và các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước nên phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học theo hình thức đấu thầu.

4.3.1.3. Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học công lập trong việc quyết định về tuyển sinh

Nhà nước cần trao cho các trường ĐHCL được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Nhà nước cần giao cho các trường quyền quyết định chỉ tiêu tuyển dựa trên tín hiệu thị trường lao động và hệ thống đảm bảo chất lượng với các

tiêu chí chung do Bộ GD& ĐT quy định. Thay vì giao chỉ tiêu theo kế hoạch tập trung như hiện nay, Nhà nước giao cho các trường chủ động xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với khả năng đào tạo, nghiên cứu, cơ sở vật chất và tài chính của mình và nhu cầu xã hội. Tạo điều kiện hỗ trợ các trường trong việc liên kết đào tạo với nước ngoài, trong việc gửi cán bộ, giảng viên ra nước ngoài học tập nâng cao trình độ theo NSNN cấp. Công khai hóa chủ trương, chính sách, quy trình, chỉ tiêu để khuyến khích và thu hút đầu tư quốc tế giáo dục và đào tạo.

4.3.1.4. Nhà nước cần trao cho các trường đại học công lập được quyền tự chủ về mức thu học phí

Trong điều kiện NSNN cấp chi thường xuyên cho GDĐH có xu hướng giảm để trao cho các trường thực hiện tự chủ tài chính do đó học phí trở thành nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho hoạt động chi tiêu thường xuyên của các trường. Mặc khác, trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập ngày càng có nhiều trường đại học ngoài công lập, đại học nước ngoài đào tạo với chất lượng cao do được thu học phí với mức cao điều này hạn chế khả năng cạnh tranh của các trường ĐHCL do học phí vẫn được nhà nước duy trì ở mức thấp. Như vậy, để đảm bảo khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn tài chính theo hướng bền vững cho các trường ĐHCL nhà nước nên quy định khung học phí với mức trần học phí cao hơn. Trước hết, nhà nước nên thí điểm trao quyền tự chủ cho các trường đại học trọng điểm như Đại học Quốc gia và các đại học vùng được quyết định mức thu học phí vì các trường này có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kinh nghiệm và khả năng quản lý đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo. Đặc biệt nhà nước không cần quy định mức trần học phí đối với các trường ĐHCL tự chủ hoàn toàn về kinh phí hoạt động thường xuyên. Có như thế mới đảm bảo được sự bình đẳng giữa các trường đại học. Căn cứ để các trường ĐHCL được trao quyền tự chủ về mức thu học phí, các trường phải thực hiện công

khai chất lượng đào tạo trên cơ sở được kiểm định, công khai điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động đào tạo và quan trọng sự công khai tài chính của nhà trường để người học, xã hội chấp nhận và giám sát.

4.3.1.5. Tăng cường đầu tư của Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đại học công lập

Hiện nay Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, như hiện tượng thiếu giảng đường, phòng học, phòng thực hành, trang thiết bị, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập, ký túc xá sinh viên… Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như việc thực hiện tự chủ tài chính của Nhà trường được thuận lợi, Nhà nước cần tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho trường đặc biệt tập trung đầu tư về đất đai, tài chính để xây dựng cơ sở vật chất cho trường đảm bảo Nhà trường có được cơ sở vật chất khang trang, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu đào tạo.

4.3.1.6. Tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học công lập về công tác tài chính

Quy định khống chế thu nhập tăng thêm đối với các trường ĐHCL tự đảm bảo một phần chi phí, cụ thể Nghị định 16/2016/NĐ- CP quy định mức trần trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định chưa phù hợp, không khuyến khích được các đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi để tăng thu nhập cho cán bộ viên chức.

Về phân cấp đầu tư và mua sắm tài sản mặc dù đã có quy định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công (Quyết định 202/2006/QĐ- TTg) và quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản tại đơn vị sự nghiệp (Nghị định số 29/2014/NĐ- CP).

Tuy nhiên trên thực tế, việc mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định (trừ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt) là nhiệm vụ chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp nhưng chưa được quy định cụ thể, chi tiết nên các trường ĐHCL chưa chủ động được việc mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định, còn phụ thuộc vào phê duyệt của cơ quan chủ quản cấp trên.

4.3.1.7. Hoàn thiện các quy định về phân cấp, quản lý và sử dụng biên chế, hợp đồng lao động

Việc hoàn thiện các quy định về phân cấp, quản lý và sử dụng biên chế, hợp đồng lao động sẽ trao quyền thực sự cho Thủ trưởng đơn vị sắp xếp bộ máy trong đơn vị nhằm tạo cho đơn vị chủ động thực sự trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc đại học thái nguyên​ (Trang 132 - 136)